Bài giảng Bài 13: Phản ứng hoá học (tiết 24)

• Kết luận :

 “ trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”.

 Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác

- Nếu đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.

• Bài tập vận dụng

 Cho sơ đồ tượng trưng , cho phản ứng giữu kim loại kẽm và axit clohiđric ( HCl ) Tạo ra chất kẽm clorua ( Zn Cl2 ) và khí hiđro ( H2) như sau :

 

 

ppt15 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 13: Phản ứng hoá học (tiết 24), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 13: Phản ứng hoá họcQúa trình chất này có thể biến đổi thành chất khác gọi là gì? Trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu mà biết đượcĐịnh nghĩa.Định nghĩa * Qúa trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học * Trong phản ứng hoá học: 	Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)Chất mới sinh ra là sản phẩmb. Cách ghi phương trình phản ứng hoá học: Tên các chất phản ứngTên các sản phẩmVí dụ: Lưu huỳnh + Sắt Sắt(II)sunfua Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt(II) sunfua	Đường Nước + Than Đọc là: Đường phân huỷ thành nước và than Trong phản ứng trên, chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm? Chất phản ứng là đường, sản phẩm là nước và thanTrong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng và lượng sản phẩm biến đổi như thế nào?Trong quá trình phản ứng ,lượng chất tham gia phản ứng giảm dần và lượng sản phẩm tăng dần.Vận dụng : Viết phương trình chữ của các phản ứng: a, đốt cồn (rượu etylic) trong không khí ,tạo ra khí cacbonic và nước. b, đốt bột nhôm trong không khí , tạo ra nhôm oxít.Trả lời : a, rượu etylic + oxi khí cacbonic + nước b, nhôm + oxi nhôm oxitII – Diễn biến của phản ứng hoá học - Phân tử là hạt đại diện cho chất , thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất . - Khi các chất có phản ứng thì chính là các phân tử phản ứng với nhau. - Người ta nói : Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng các chất . * Thí dụ : HHHOOOOOOHHHHHHHHa)b)c)Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước Theo sơ đồ trên : Trước phản ứng ( hình a ) có những phân tử nào , các nguyên tử nào liên kết với nhau ? Trong phản ứng ở hình b các nguyên tử nào liên kết với nhau ? So sánh số nguyên tử hiđro và oxi trước phản ứng và trong phản ứng ?Sau phản ứng c) có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau ? ở hình a) có hai phân tử hiđro và một phân tử oxi hai nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo thành một phân tử oxi hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo thành một phân tử hiđroTrong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết được với nhau.-số nguyên tử oxi và hiđro ở hình b, bằng số nguyên tử oxi và hiđro ở hình a.Sau phản ứng có các phân tử nước(H2 O) tạo thành. Trong đó có 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđroCác phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi và số liên kết giữa các nguyên tố thay đổi.Qua các nhận xét trên,ta rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hoá học:Kết luận : “ trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. 	Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác Nếu đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.Bài tập vận dụng Cho sơ đồ tượng trưng , cho phản ứng giữu kim loại kẽm và axit clohiđric ( HCl ) Tạo ra chất kẽm clorua ( Zn Cl2 ) và khí hiđro ( H2) như sau : Bài tập vận dụng cho sơ đồ tượng trưng , cho phản ứng giữu kim loại kẽm và axit clohiđric ( HCl ) Tạo ra chất kẽm clorua ( Zn Cl2 ) và khí hiđro ( H2) như sau : ZnZnClClClClHHHHĐiền những từ và cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Mỗi phản ứng xảy ra với một.. và haiSau phản ứng tạo ra một .. . Và một .nguyên tử Kẽm(Zn)phân tử Kẽm clorua(ZnCl2)phân tử hiđro(H2)phân tử axit clohiđric(H Cl)Viết phương trình phản ứng chữ?Kẽm + axit clohđric kẽm clorua + hiđroPhương trình phản ứng chữ:Bài 13: phản ứng hoá học ĐịNH NGHĩA DIễN BIếN CủA PHản ứng hoá họcKhi nào phản ứng hoá học xảy ra? 1.Điều kiện tiếp xúc : Phản ứng giữa kẽm và axit clohđric như hình vẽQua thí nghiệm trên, muốn phản ứng xảy ra, phải có điều kiện gì?Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ.2. Điều kiện nhiệt độ: Tuỳ mỗi phản ứng cụ thể, cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó. Việc đun nóng có thể chỉ cần lúc đầu để khơi mào phản ứng, hoặc cần đun liên tục suốt thời gian phản ứng. ví dụ: Đường phân huỷ thành nước cộng than.3.Điều kiện chất xúc tác : là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc. ví dụ : Phản ứng tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần có men làm chất xúc tác Phản ứng tạo thành rượu etylic từ tinh bột cần có men rượu làm chất xúc tácIV.Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? Trong thí nghiệm bột lưu huỳnh tác dụng với bột sắt tạo thành hợp chất Sắt (II) sunfua, không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt nữa. Vậy để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra hay không ta phải dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện , có tính chất khác với chất phản ứng. * Những tính chất khác mà ta dễ nhận ra thường là: - Thay đổi màu sắc. như đường màu trắng phân huỷ 	 thành than màu đen và nước. -Thay đổi trạng thái như tạo ra chất khí hoặc rắn 	 không tan. Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra. Như cây nến đang cháyThảo luận nhóm: (bài 13.6 SBT) Nước vôi (có chất canxi hiđroxit) được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hoá rắn ( chất rắn là caxi cacbonat ) a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hoá học xảy ra? b)Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng có chất cacbon đioxit ( chất này có trong không khí) tham gia và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước ( chất này bay hơi).Trả lời: a)Dấu hiệu là tạo ra chất rắn không tan b) Canxi hiđroxit + cacbon đioxit canxi cacbonat+ nướcBài 13.1 –SBT Chọn những từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. chất biến đổi trong phản ứng gọi là., còn mới sinh ra là  Trong quá trình phản ứng  giảm dần, .....tăng dần”. Lượng chất phản ứngLượng sản phẩmChất phản ứng Phản ứng hoá học Sản phẩmChấtBài 13: phản ứng hoá học I.định nghĩa	 II.diễn biến của phản ứng hoá học 	 III.khi nào phản ứng xảy ra?	 IV.làm thế nào nhận biết phản ứng xảy ra? Ghi nhớ: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khácPhản ứng chỉ xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần có xúc tácNhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.Bài về nhà: -học thuộc bài. -Làm bài tập 1 đến bài 6 (SGK-tr.50) -Cho sơ đồ tượng trưng cho phản ứng khí hiđro và khí clo tạo ra axit clohđric.HHHHHHClClClClClClHãy cho biết : a)Tên các chất phản ứng và sản phẩm? b)Liên kết giữa các nguyen tử thay đổi như thế nào ? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra? c)Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không? Giờ học đã kết thúc!Xin chân thành cảm ơn cô giáocùng toàn thể các bạn sinh viên!

File đính kèm:

  • pptvgcsdx_v.ppt