Bài giảng Bài 28: Vẽ trang trí đầu báo tường

Giáo viên nhắc lại:

 + Bước 1: Phác các mảng lớn, nhỏ, đa dạng ; tròn, vuông, dài. Mảng lớn - tên báo - mảng nhỏ - hình ảnh, biểu tượng, dòng chữ cơ quan, chủ đề.

 

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 4092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 28: Vẽ trang trí đầu báo tường, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm được khái niệm đặc điểm, ý nghĩa và hình thức trang trí đầu báo tường.
	- Học sinh nắm được phương pháp trang trí một đầu báo tường đơn giản.
	2. Kỹ năng:
	- Trang trí được đầu báo tường của lớp của trường.
	- Lựa chọn được kiểu chữ, hình ảnh phù hợp với chủ điểm.
	- Củng cố kỹ năng kẻ chữ, khả năng ước lượng, vẽ hình, vẽ màu.
	3. Thái độ:
	- Học sinh có tính kiên trì, cẩn thận.
	- Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ.
	- Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN :
	- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.- Giải thích, vấn đáp - Thảo luận, Trò chơi
	- Phương tiện: Các tài liệu tham khảo soạn bài: SGK, SGV, VBT.
III. CHUẨN BỊ : 
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Một số tờ báo xuất bản thường kỳ gần gũi với lứa tuổi học sinh.
	- Một số đầu báo tường.
	- Hình minh họa các bước trang trí đầu báo tường.
	2. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Bút chì, giấy, tẩy, màu.
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cu:õ 
Bài 27: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
III. Giảng bài mới 
Bài 28: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
1. Quan sát - nhận xét:
- So sánh sự khác biệt giữa báo tường và bào thường kỳ.
- Quan sát tranh theo nhóm.
 + Cấu trúc
 + Thời gian xuất bản.
 + Vai trò.
 + Kích thước 
- Tên tờ báo.
- Tên cơ quan.
- Hình minh họa.
- Màu sắc. 
2. Cách trang trí.
- Chọn chủ đe.à
- Bước 1: Phác mảng: 
- Bước 2: Phác nét 
- Bước 3: Vẽ chi tiết
- Bước 4: Vẽ màu 
* Trò chơi:
3. Thực hành.
Hãy trang trí đầu báo tường khổ 15x28cm.
4. Nhận xét - đánh gia.ù 
- Đánh giá sản phẩm 
- Đánh giá ý thức học tập.
IV. Dặn dò - kết thúc 
1'
2'
1'
7'
20'
1'
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ.
- Kiểm tra sĩ số.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh để bài lên bàn.
- Giáo viên chọn một vài bài trưng bày lên bảng đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét.
 + Tranh vẽ cảnh gì?
 + Bố cục tranh hợp lý chưa? Vì sao?
 + Màu sắc có đẹp không? Có nổi rõ chính, phụ không?
- Giáo viên nhận xét bổ sung và đánh giá xếp loại cho điểm.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
- Yêu cầu học sinh kể tên một số tờ báo mà minh biết.
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu: ngoài các tờ báo đó ra, có một loại báo với kích thước lớn dùng để phản ánh một số hoạt động của cơ quan đơn vị đó là báo gì?
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- Giáo viên treo 1 tờ báo tường và một số tờ báo thường kỳ yêu cầu học sinh thảo luận và so sánh sự khác nhau của hai loại báo, chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu học sinh lên điền vào.
- Giáo viên treo biểu bảng.
Giáo viên nhận xét lại và đặt câu hỏi.
 + Theo em hiểu thế nào là tờ báo tường.
- Giáo viên củng cố lại.
- Giáo viên treo thêm 3 đầu báo khác yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi 
 + Báo tường thường có mấy phần?
 + Đầu báo tường thường có những nội dung nào? Đọc tên?
 . Tên tờ báo? 
 . Tên đơn vị?
 . Hình minh họa có phù hợp nội dung chủ đề không?
 . Màu sắc?
- Giáo viên nhận xét củng cố: đầu báo tường thường có những nội dung.
 + Tên tờ báo: to nhất, đặt ở giữa, màu sắc tươi sáng với nhiều kiểu chữ Batông, rõ màng, cách điệu, gây ấn tượng chữ rất quan trọng ® Thể hiện chủ đề.
(Vd: Kỷ niệm ngày giải phóng 30/4 dùng chữ cách điệu ngoằn nghèo có phù hợp không? không (phải dùng chữ nghiêm túc)
+ Tên đơn vị, số báo, ngày tháng năm ra báo tường thường có kích thước nhỏ hơn đầu báo, được đặt ở bên trái, phải hoặc bên trên, bên dưới.
+ Hình minh họa: phù hợp với chủ đề, mang ý nghĩa ngày kỉ niệm.
(vd: Kỷ niệm ngày thành lập đoàn mà vẽ hình búp măng non thì có phù hợp không?) 
 + Khi trang trí đầu báo tường cần chú ý vẽ màu sắc tươi sáng, rực rỡ nổi bật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở.
 + Trước khi làm đầu báo tường ta phải làm gì?
- Giáo viên gợi ý: đề tài 20/11, 26/3, 8/3  tùy theo đề tài mà chọn tên báo: Ơn thầy, hoa học trò  (tên báo tường có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhưng hàm chứa nội dung của tờ báo).
- Giáo viên treo hình và giới thiệu trực tiếp trên đồ dùng minh họa và đặt câu hỏi.
 + Vẽ đầu báo tường có mấy bước? (Có 4 bước phác mảng, phác hình, vẽ chi tiết và vẽ màu)
- Giáo viên nhắc lại:
 + Bước 1: Phác các mảng lớn, nhỏ, đa dạng ; tròn, vuông, dài. Mảng lớn - tên báo - mảng nhỏ - hình ảnh, biểu tượng, dòng chữ cơ quan, chủ đề.
B1
 + Bước 2: Phác nét: Khi phác nét chia khoảng cách chữ cho hợp lý.
- Nét thẳng (kỷ hà) 
- Phác tên báo trước đến biểu tượng, chữ nhỏ.
B2
 + Bước 3: Vẽ chi tiết: dựa vào nét đã phác, vẽ chi tiết chữ và hình ảnh. 
B3
 + Bước 4: Vẽ màu: Màu phải phù hợp với nội dung đề tài, tươi sáng. Màu tên báo nổi rõ nhất, màu của họa tiết và dòng chữ ít nổi rõ hơn.
- Vẽ màu tươi sáng, màu chữ đậm thì màu nền sáng (hoặc ngược lại)
- Màu chữ tên báo phải nổi rõ nhất.
B4
- Giáo viên tổ chức trò chơi chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 2 người lên thực hiện sắp xếp, đặt tên tờ báo, biểu tượng, tên đơn vị sao cho đầu báo có bố cục hợp lý
- Thời gian 3 phút
- Giáo viên nhận xét tuyên dương đội thắng 
Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước vẽ đầu báo tường.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Giáo viên nêu ra yêu cầu thực hành, hãy trang trí đầu báo tường khổ 28 x 15cm.
- Yêu cầu học sinh thể hiện bài trên khổ giấy A4.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý các bước tiến hành như phần hướng dẫn ở trên.
- Giáo viên bao quát lớp: Hướng dẫn học sinh cách chọn đề tài, tên báo.
- Khuyến khích học sinh làm xong, vẽ màu.
- Hết giờ nhắc học sinh dừng bút.
Hoạt động 4:
- Giáo viên chọn một số bài đạt trưng bày lên bảng, đặt câu hỏi cho học sinh tham gia - nhận xét.
+ Đề tài của đầu báo tường này là gì?
+ Tên báo phù hợp với đề tài chưa?
+ Kiểu chữ .
+ Màu sắc đẹp, tươi sáng và nổi rõ chính phụ không? 
® Giáo viên nhận xét, củng cố và đánh giá, xếp loại.
- Đánh giá ý thức học tập của lớp, tích cực, chưa tích cực.
- Giáo viên nhắc học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành bài nếu chưa xong.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập và sưu tầm tranh ảnh về đề tài ATGT để học tiết sau.
- Hết giờ cho học sinh nghỉ.
- Chào học sinh.
- Chào giáo viên.
- Báo cáo sĩ số.
- Bày đồ dùng ra bàn.
- Để bài lên bàn.
- Học sinh quan sát, nhận xét theo ý hiểu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Lấy vở ra ghi bài.
- Học sinh trả lời theo ý hiểu.
-Học sinh trả lời :Báo tường
Hoạt động 1
- Học sinh thảo luận và cử người lên điền vào câu trả lời đúng .
 + Học sinh trả lời: 
Là tờ báo treo trên tường của các đơn vị cơ quan nhà máy, trường học  nhằm phản ánh các hoạt động của các đơn vị hay cơ quan đó.
- Học sinh trả lời.
+ Gồm 2 phần đầu báo và thân báo.
- Học sinh trả lời theo ý hiểu.
- Học sinh lắng nghe, giáo viên củng cố lại để rút kinh nghiệm.
- Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
Hoạt động 2: Học sinh quan sát cách trang trí.
- Trả lời: Chọn đề tài, tên báo.
- Học sinh quan sát hình minh họa 
+ Học sinh dựa vào biểu tượng và trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
 + Quan sát giáo viên hướng dẫn cách trang trí đầu báo tường.
 + Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn bước 2.
 + Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn bước 3.
 + Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn bước 4.
- Học sinh tham gia chơi tích cực 
Hoạt động 3:
- Học sinh tiến hành làm bài.
- Hết giờ dừng bút.
Hoạt động 4:
- Quan sát - nhận xét bài làm của bạn:
- Nghe giáo viên nhận xét.
- Nghe giáo viên dặn dò kết thúc 
- Chào giáo viên.
- Lớp ồn giáo viên nhắc nhở lớp im lặng.
- Học sinh không trả lời được giáo viên gọi học sinh khác.
- Học sinh trả lời không được giáo viên gọi học sinh trả lời.
- Học sinh không tìm ra được cách trả lời giáo viên hướng dẫn thêm
- Học sinh không trả lời được giáo viên gọi học sinh khác.
- Học sinh ồn không tập trung giáo viên gọi học sinh đứng dậy nhắc lại lời giáo viên vừa nói. 
- Học sinh không tập trung vào bài giáo viên nhắc nhở.
- Lớp ồn, giáo viên nhắc nhở, ổn định lại lớp.
- Học sinh không tập trung vào bài giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh không thực hiện, giáo viên gợi ý cụ thể.
- Học sinh ồn giáo viên nhắc nhở.
BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: Mĩ thuật
Bài 28: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
I. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
	1. Căn cứ mục tiêu giáo dục của bậc THCS
	- Dạy mĩ thuật phổ thông, chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật. Biết cảm nhận và tạo ra cái đẹp vào bài làm của mình.
	- Cung cấp cho học sinh lượng kiến thức kỹ năng cơ bản, giúp các em hiểu được cái đẹp của sự sắp xếp bố ục, vẽ các họa tiết đẹp và màu sắc 
	- Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy sáng tạo của học sinh.
	- Góp phần phát hiện những học sinh có năng khiếu mĩ thuật tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng
	2. Căn cứ vào đặc thù môn học và bài học.
	- Đây là tiết dạy vẽ trang trí nhằm giúp học sinh biết được cách thức và phương pháp trang trí làm cho đồ vật đẹp hơn với bài trang trí học sinh được vẽ theo trí tưởng tượng cho nên rất gây hừng thú học tập cho học sinh.
	- Vì vẽ trang trí "TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG" đòi hỏi học sinh phải quan sát, nhận xét, tư duy sáng tạo để vẽ vào giấy.
	3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh.
	- Học sinh lớp 7 đã và đang hình thành kỹ năng tạo hình, vì vậy đối với tất cả các phân môn nói chung và môn vẽ trang trí nói riêng yêu cầu cần giúp cho học sinh nắm được lý thuyết phân môn và đặc biệt là kỹ năng thể hiện. Từ đó đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh cũng cao hơn.
	- Học sinh ở độ tuổi này, việc học đã trở thành hoạt động chính có mục đích, có định hướng, hơn nữa học sinh đã có nền tảng từ bậc tiểu học và trung học cơ sở lớp 6 nên việc học đã được học sinh chú ý và học tích cực.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG:
- Căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học.
- Căn cứ vào vị trí của bài học.
- Căn cứ vào đặc thù của phân môn.
- Căn cứ vào trình độ của học sinh.
	Ở độ tuổi này học sinh đã có nhiều kỹ năng tạo hình được rèn luyện kỹ năng quan sát, ước lượng  tương đối thành thạo.
	Học sinh đã có thể biết thực hiện đúng phương pháp, đúng quy trình của một bài vẽ trang trí.
	Biết thực hiện theo yêu cầu cảu giáo viên và có ý thức hoàn thành sản phẩm ngay trong tiết học.
III. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
	- Căn cứ vào quy trình thực hiện: Giảng bài mới, quan sát nhận xét, hướng dẫn cách vẽ, thực hành, nhận xét đánh giá sản phẩm và tiết học.
	- Hình thức tổ chức tiết dạy: dùng phương pháp trực quan luyện tập và giảng giải - vấn đáp để trao đổi cùng học sinh.
	- Căn cứ vào đặc thù tiết vẽ trang trí: Học sinh cần nắm được cách sắp xếp bố cục, vẽ và sắp xếp họa tiết, đậm nhạt, màu sắc.
IV. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Căn cứ vào nội dung và phân môn bài dạy. Biểu mẫu minh họa các bước tiến hành, đồ dùng phục vụ trò chơi cho bài học để em có thể tổ chức tốt các hoạt động học tập cho học sinh.
	- Căn cứ vào điều kiện vật chất nhà trường.

File đính kèm:

  • docbài 28, vẽ trang trí đầu báo tường.doc