Bài giảng Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hidro ( tiết 13)

GV lưu ý: Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Gây nổ mạnh nhất theo tỉ lệ 2H2:1O2 về thể tích.

GV làm thí nghiệm hỗn hợp nổ.

Y/c hs đọc phần đọc thêm trang 109. Đoạn “hỗn hợp khí gây ra tiếng nổ”.

GV hướng dẫn hs cách thử khí hidro để tránh hiện tượng nổ. (bằng cách thực hiện TN)

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hidro ( tiết 13), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 31: 
TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIDRO
( Tiết 2)
MỤC ĐÍCH– YÊU CẦU: 
Giúp các em học sinh có nắm vững tính chất hóa học của khí hidro (tác dụng với oxi, đồng (II) oxit) và dựa vào các tính chất đó giải thích các ứng dụng của hidro( hàn cắt kim loại, khử oxit của kim loại)
Rèn luyện kỹ năng quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm.
Hình thành ở học sinh phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học.
Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức cũ như viết PTPƯ, tính theo phương trình hóa học 
TRỌNG TÂM: 
Tính chất hóa học của hidro
Hidro có tính khử
PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN:
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Phương tiện: bộ dụng cụ thí nghiệm: kẽm viên, axit clohidric, đồng (II) oxit, bình kíp cải tiến, ống nghiệm, chậu nước, ống dẫn chữ L, que diêm, đèn cồn  
CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Nêu tính chất vật lý của hiđro?
Kể ra những ứng dụng của hidro.
NỘI DUNG GHI BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1 – Tác dụng với oxi :
 Hỗn hợp khí hiđro và oxi là hỗn hợp nổ ( nổ mạnh nhất khi VH2 : VO2 = 2 : 1 )
 Trước khi đốt hiđro cần thử độ tinh khiết
 PTHH : 2H2 + O2 à 2H2O
Hidro có tác dụng với oxi không? 
GV sẽ làm thí nghiệm Đ/c H2 bằng bình kíp, đốt H2 trong không khí. GV yêu cầu hs giải thích tại sao H2 cháy được trong không khí.
GV thực hiện TN đốt hidro trong lọ O2, yêu cầu học sinh quan sát, so sánh sự cháy của hidro trong không khí và trong oxi 
Yêu cầu HS dự đoán sản phẩm.
Y/c hs viết PTPƯ.
GV lưu ý: Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Gây nổ mạnh nhất theo tỉ lệ 2H2:1O2 về thể tích. 
GV làm thí nghiệm hỗn hợp nổ.
Y/c hs đọc phần đọc thêm trang 109. Đoạn “hỗn hợp khí  gây ra tiếng nổ”.
GV hướng dẫn hs cách thử khí hidro để tránh hiện tượng nổ. (bằng cách thực hiện TN)
Do trong không khí có oxi
HS quan sát nhận xét so sánh
HS dự đoán sản phẩm là nước.
Hs lên bảng viết PTPƯ
2. Tác dụng với đồng (II) oxit
PTHH : H2(k)+CuO(r)2H2O(h)+Cu(r)
	 màu đen	màu đỏ
 Khí H2 chiếm nguyên tố O trong hợp chất CuO à H2 có tính khử.
 CuO nhường nguyên tố O cho H2 à CuO có tính oxi hóa. 
Hidro có thể tác dụng với oxi đơn chất, vậy hidro có thể tác dụng với oxi trong hợp chất không?
GV làm thí nghiệm và Y/c hs quan sát và nhận xét về màu sắc, trạng thái của CuO và ống nghiệm trước và sau pư.
Khi dẫn khí H2 qua CuO ở to thường có phản ứng hoá học xảy ra không?
Khi dẫn khí H2 qua CuO được nung nóng hiện tượng gì xảy ra?
Rút ra nhận xét.
GV Giới thiệu sản phẩm, y/c hs viết PTPƯ.
HS quan sát và nêu nhận xét
HS viết PTPƯ
Kết luận:(SGK)
Hidro đã lấy đi nguyên tố nào trong phân tử CuO.
Trong phản ứng trên, hidro đã chiếm oxi trong hợp chất CuO nên hidro được gọi là chất khử (hay hidro có tính khử). CuO đã nhường oxi nên được gọi là chất oxi hoá (hay CuO có tính oxi hoá)
Y/c hs tóm tắt lại TCHH của hidro và đưa ra nhận xét.
GV khẳng định lại phần kết luận.
CỦNG CỐ:
Làm BT1,3,4/109 tại lớp. 
BT1/109: y/c hs viết PTHH, xác định chất khử- chất oxi hoá ở mỗi phản ứng kèm giải thích.
DẶN DÒ:
Học bài, làm hết bài tập SGK
Xem trước bài “ Phản ứng oxi hóa – khử”

File đính kèm:

  • docTCUDH2(Tiet2).doc
Bài giảng liên quan