Bài giảng Bài 7: Bình nóng lạnh

Bộ phận chứa nước: làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra. Có loại bình chứa nước bên trong làm bằng thép, được tráng men tĩnh điện titan (phủ kín tuyệt đối) đảm bảo cho bình chứa không bị rỉ sét, ăn mòn trong mọi nguồn nước. Vỏ ngoài của bình làm bằng nhựa ABS hoặc bằng thép có phủ sơn tĩnh điện chống rỉ tuyệt đối. Giữa bình chứa bên trong và lớp vỏ bên ngoài là lớp xốp cách nhiệt

ppt7 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 7: Bình nóng lạnh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1-7. BÌNH NÓNG LẠNH1.7.1. Cấu tạo của bình nóng lạnh (hình 1-23) Nguyên lý: bình nóng lạnh có cấu tạo giống như ấm đun nước bằng điện, chỉ khác là dung tích lớn hơn, công suất lớn hơn. Bình nóng lạnh có các bộ phận chính sau:Bình chứa nướcThanh điện trở (bộ phận đốt nóng)Thanh lọc nước (thanh Magiê)Rơle điều chỉnh nhiệt độVan một chiều và van an toànĐường ống dẫn nước vào, ra.Hình 1-23Đèn hiển thị ON -OFFHình 1-23. Cấu tạo bình nước nóngBộ phận chứa nước: làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra. Có loại bình chứa nước bên trong làm bằng thép, được tráng men tĩnh điện titan (phủ kín tuyệt đối) đảm bảo cho bình chứa không bị rỉ sét, ăn mòn trong mọi nguồn nước. Vỏ ngoài của bình làm bằng nhựa ABS hoặc bằng thép có phủ sơn tĩnh điện chống rỉ tuyệt đối. Giữa bình chứa bên trong và lớp vỏ bên ngoài là lớp xốp cách nhiệt. Bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 - 4 kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình. Thanh điện trở vỏ được làm bằng Inox, dây điện trở đặt bên trong và được cách điện với vỏ bằng cát thạch anh. Một số dạng thanh điện trở như ở hình 2-24.Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước.Thanh lọc nước (thanh Magiê) để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình, tăng tuổi thọ của bình. Thanh Magiê dùng làm tác nhân hoá học để trung hoà nước, tiêu huỷ các hợp chất hoá học có trong nước hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng, do đó tránh được hiện tượng ăn mòn bình chứa.Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C Bộ phận van một chiều và van an toàn: để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong bình trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.Một số dạng thanh điện trở  1.7.2. Sử dụng bình nóng lạnhNên điều chỉnh nhiệt độ bình nước nóng ở nhiệt độ trung bình, khi đó bình sẽ sử dụng bền hơn bình nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người. Nguyên nhân rò điện có thể là:Thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.Khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.Một nguyên nhân nữa khiến bình nóng lạnh rò điện là khả năng rò điện ra vỏ của rơle nhiệt độ Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhất thiết bình phải được nối tiếp đất Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, dây điện nguồn cung cấp cho bình phải đạt từ 2,5 đến 6 mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu Trước khi sử dụng, nên bật bình nước đun nóng và ngắt aptomat trước khi tắm hoặc sử dụng nước nóng Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước. Khi mua, nên đề nghị tháo cả bộ phận thanh đốt ra để kiểm tra thanh magiê trong ruột bình. Thanh magiê sẽ bị tiêu hao trong quá trình sử dụng, vì vậy phải định kì thay mới thanh magiê, thông thường là 2 năm. Khi thay thanh magiê nên kết hợp với việc súc rửa bình và vệ sinh thanh đốt. Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau rửa cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau mật độ kiểm tra có thể giảm xuống tuỳ theo chất lượng nước. Không nên bật bình 24/24 giờ, chỉ nên bật bình trước khi tắm khoảng 15-20 phút. Nếu dung tích bình lớn thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng và tắm.Độ cao treo bình khoảng 2 m. Nên lắp bình càng gần nơi sử dụng càng tốt để tránh mất nhiệt trên đường ống. Với bình có dung tích lớn, nếu tường nhà không chắc chắn thì nên đặt máy trên sàn. Cần tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt. Hàng tháng cần bảo trì định kỳ đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước.

File đính kèm:

  • pptBai_7_Binh_nong_lanh.ppt
Bài giảng liên quan