Bài giảng Đại cương về bệnh- Những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi

3. Chẩn đoán bệnh

3.2. ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh

- Phản ứng PCR (Polyme Chain Reaction)

Mục đích của phản ứng PCR là để tạo ra số lượng lớn bản sao của một gen từ mầm bệnh có trong bệnh phẩm, từ đó biết chính xác được nhân tố gây bệnh. Phản ứng PCR rất nhạy và chính xác.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại cương về bệnh- Những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đại cương về bệnh và những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh I. Đại cương về bệnh 1. Khái niêm bệnhCác loài động vật sống trong môi trường tự nhiên cũng như trong điều kiện chăn nuôi do con người tạo ra đều có thể gặp rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương hoặc mất cân bằng sinh học trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hoạt động sống của cơ thể con vật. Đó chính là hiện tượng bệnh lý phát sinh ở động vật – hay gọi một cách đơn giản là bệnh ở động vật.1Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh 2. Nguyên nhân gây bệnh- Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng... - Các loại mầm bệnh: vi sinh vật, kí sinh trùng... - Độc tố trong đất, nước, thức ăn,nước uống...hoặc nọc độc của sinh vật như rắn, ong, côn trùng... - Tác động cơ học như ngã, cắn, húc nhau... - Chế độ dinh dưỡng không phù hợp.- Khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình hình thành và phát triển cá thể ( loại bệnh này có tính di truyền).2Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tính chất lan truyền của bệnh người ta phân bệnh thành 3 loại chủ yếu là:- Bệnh nội ngoại sản khoa (bệnh thông thường).- Bệnh ký sinh trùng.- Bệnh truyền nhiễm.3Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh 3. Các thể bệnhBệnh được chia thành các thể tùy mức độ nặng nhẹ và sự tiến triển nhanh hay chậm của bệnh :- Thể quá cấp tính: bệnh tiến triển rất nhanh và rất nặng.- Thể cấp tính: bệnh tiến triển nhanh và nặng.- Thể thứ cấp tính: sự tiến triển bệnh trung bình và không nặng.- Mãn tính: bệnh tiến triển chậm và nhẹ.4Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh 4. Tác hại của dịch bệnh 4.1. Đối với ngành chăn nuôi Vật nuôi chết hàng loạt, gây tổn thất lớn về kinh tế. + Năm 1997, dịch THT trâu bò xảy ra ở 17 tỉnh nước ta gây chết 4000 con gây thiệt hại 6 tỉ đồng.+ Năm 1998, dịch cúm gà ở Hồng Kông làm chết 2 triệu con gây thiệt hại trên một tỉ USD.+ Năm 2004, dịch cúm gà ở nhiều nước trên thế giới. Riêng Việt Nam, con số gia cầm chết và phải tiêu diệt để dập dịch tới 38 triệu con, gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.- Gia súc gia cầm bị bệnh không chết hàng loạt nhưng gầy yếu, suy nhược làm giảm năng suất (hiện tượng này xảy ra khi vật nuôi bị bệnh ký sinh trùng).5Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh 4. Tác hại của dịch bệnh 4.1. Đối với ngành chăn nuôi- Gia súc gia cầm bị bệnh không chết hàng loạt nhưng gầy yếu, suy nhược làm giảm năng suất (hiện tượng này xảy ra khi vật nuôi bị bệnh ký sinh trùng).Theo công bố của TS Dalton (1999), tỉ lệ nhiễm sán lá gan Fasciola ở trâu, bò, dê, cừu của các nước châu châu á, Phi, Mỹ Latinh rất cao (40 – 90%) gây thiệt hại khoảng 2 tỉ USD/năm do giảm tăng trọng 20 – 25%, giảm khả năng lao tác, năng suất, chất lượng sữa và phẩm chất giống.6Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh 4. Tác hại của dịch bệnh 4.2. Đối với nền kinh tế quốc dânThiệt hại do dịch bệnh gây ra gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân ở nhiều mặt:- Vật nuôi chết gây tổn thất về kinh tế.- Vật nuôi giảm năng suất:+ Cho ít sản phẩm+ Giảm khả năng lao tác, làm chậm thời vụ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.7Đại cương về bệnh- những nguyên lý chung về phòng, chữa bệnh ở vật nuôi Đại cương về bệnh 4. Tác hại của dịch bệnh 4.2. đối với nền kinh tế quốc dân- Phải ngừng buôn bán, trao đổi xuất nhập khẩu vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi làm giảm kim ngạch xuất khẩu. - Ô nhiễm môi trường, chi phí lớn cho xử lý mầm bệnh và dập tắt ổ bệnh. Nhiều bệnh lây sang người, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguy cơ virus biến chủng gây đại dịch để gây bệnh trong những điều kiện nên hậu quả khó lường. - ảnh hưởng đến một số ngành kinh tế khác như thương mại, dịch vụ, du lịch... 8Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 1. Khái niêmBệnh nội, ngoại khoa (bệnh thông thường, bệnh không truyền nhiễm) là những bệnh không có khả năng lây lan từ cơ thể này sang cơ thể khác (vd: gãy chân do ngã, trúng độc).Bệnh sản khoa hay còn gọi là bệnh sinh sản gia súc. Có hai loại:Bệnh sẩy ra trong thời gian gia súc có thai, trong và sau thời gian gia súc đẻ (vd: bệnh rặn đẻ qua sớm, bệnh sót nhau..)- Hiện tượng không sinh sản (bệnh thể vàng tồn tại,..)9Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 2. Các nguyên nhâna. Các nguyên nhân bên trongXuất phát từ bản thân con vật, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt hoặc do di truyền.b. Các nguyên nhân bên ngoài- Các nguyên nhân cơ giới: đánh, đập gia súc, do tai nạn (ngã, xe chèn..), do đánh, cắn nhau- Do các tác nhân vật lý: điện, nhiệt độ, độ ẩm- Do các nhân hoá học: thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột- Do các tác nhân sinh học: ong đốt, rắn cắn- Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sử dụng gia súc không hợp lý: trâu bò bị bệnh vỡ vai...10Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Chẩn đoán bệnh3.1. Chẩn đoánChẩn đoán : là xem xét những dấu hiệu khác thường xuất hiện trên cơ thể, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để kết luận xem đó là bệnh gì ? Triệu chứng: là những biểu hiện khác thường về cơ năng (VD: tim đập nhanh, huyết áp tăng...) và những biểu hiện bệnh lý (như ổ mủ, vết loét...) xuất hiện trên cơ thể khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể.11Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Chẩn đoán bệnh3.1. Chẩn đoánXét theo phạm vi biểu hiện, chia triệu chứng thành 2 loại:+ Triệu chứng cục bộ: thể hiện ở một khí quan hay bộ phận của cơ thể. VD: nghe thấy âm bùng hơi ở hõm hông trái của trâu bò trong bệnh chướng hơi dạ cỏ.+ Triệu chứng toàn thân: xuất hiện trên toàn bộ cơ thểVD: sốt, tim đập nhanh, gia súc ủ rũ...12Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Chẩn đoán bệnh Khám bệnh có 2 phương pháp:- Khám chung: nhìn, sờ, nắn, gõ, nghevà hỏi bệnh sử qua chủ gia súc.- Khám chuyên biệt: các phương pháp xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, phương pháp chọc dò, sinh thiết, chụp X-quang, siêu âm13Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Chẩn đoán bệnh3.2. ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh- Phản ứng PCR (Polyme Chain Reaction)Mục đích của phản ứng PCR là để tạo ra số lượng lớn bản sao của một gen từ mầm bệnh có trong bệnh phẩm, từ đó biết chính xác được nhân tố gây bệnh. Phản ứng PCR rất nhạy và chính xác.14Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Chẩn đoán bệnh3.2. ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh - Phương pháp miễn dịch huỳnh quang: Kháng nguyên được kết hợp với một chất phát sáng (huỳnh quang). Khi cho kháng thể và kháng nguyên tiếp xúc, nếu phản ứng dương tính thì sẽ có hiện tượng ngưng kết. Kiểm tra dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ thấy phát sáng trên màng huỳnh quang. Phương pháp này dùng để chẩn đoán hầu hết các bệnh truyền nhiễm do vi rút, vi khuẩn (đạt độ chính xác 94 – 96%), bệnh kí sinh trùng như tiên mao trùng trâu bò do Tripanosoma evansi. 15Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Chẩn đoán bệnh3.2. ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh - Phản ứng ELISA ( Enzyme Link Immuno Sorbent Assay): dựa trên nguyên lý sử dụng một enzyme để phát hiện liên kết của kháng nguyên và kháng thể. Enzyme sẽ chuyển hóa cơ chất không màu thành một sản phẩm có màu. Người ta đo mật độ quang học của sản phẩm này để đánh giá mức độ của phản ứng. Phương pháp này cho độ chính xác cao 95 – 98%, dùng để chẩn đoán hầu hết các bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng.16Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 4. Điều trị bệnhĐiều trị bệnh là sử dụng các biện pháp như dùng thuốc, các thủ thuật ngoại khoa, sản khoa, lý liệu pháp, chế độ chăm sócđể loại trừ nguyên nhân gây bệnh, hồi phục chức năng sinh lý và khả năng sản suất của vật bệnh.*Phương châm điều trị: phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp kết hợp với lý chăm sóc tốt, chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.*Nguyên tắc điều trị: chủ động tích cực, tổng hợp và theo từng cá thể.*Các phương pháp điều trị: bằng thuốc, phương pháp vật lý, bằng điều hoà dinh dưỡng..17Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Các phương pháp điều trị - Điều trị bằng thuốc: là phương pháp sử dụng các loại dược liệu hóa dược, các chế phẩm sinh học để điều trị bệnh. Có 2 loại thuốc:+ Thuốc tác dụng lên nguyên nhân gây bệnh: Kháng sinh, huyết thanh...+ Thuốc tác dụng lên triệu chứng: thường là những thuốc tác động theo cơ chế thần kinh - thể dịch, làm giảm hay mất các triệu chứng bất lợi cho cơ thể.Trong một số trường hợp cấp tính, không nên dùng thuốc chữa triệu chứng vì sẽ ảnh hưởng đên việc chẩn đoán bệnh.18Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Các phương pháp điều trị - Phương pháp vật lý trị liệu: là phương pháp dùng các nhân tố vật lý như ánh sáng, cơ học, nhiệt... để điều trị bệnh. Ví dụ: Xông, chườm bằng hơi nóng, nước nóng để giải cảm, giảm đau. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ những bộ phận bị bệnh. Phương pháp xoa bóp để điều trị bệnh (ví dụ như trong bệnh chướng hơi dạ cỏ).19Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Các phương pháp điều trị - Phương pháp điều trị bằng protein: dựa trên cơ chế hình thành kháng thể của cơ thể khi có protein lạ xâm nhập. Phương pháp này có thể chữa một số bệnh như dị ứng, chàm, bần huyết, xuất huyết. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng khi không có sẵn thuốc điều trị vì thường xảy ra tai biến do dị ứng protein lạ. 20Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Các phương pháp điều trị - Phương pháp điều trị bằng điều hòa dinh dưỡng:Một số bệnh nội khoa, sản khoa phát sinh do nguyên nhân nuôi dưỡng kém hoặc không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể như: suy dinh dưỡng, ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, bại liệt trong thời gian chửa, đẻ... chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp với hộ lý tốt là bệnh tự khỏi.21Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Các phương pháp điều trị - Phương pháp điều trị bằng điều hòa dinh dưỡng:Một số bệnh nội khoa, sản khoa phát sinh do nguyên nhân nuôi dưỡng kém hoặc không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể như: suy dinh dưỡng, ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, bại liệt trong thời gian chửa, đẻ... chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp với hộ lý tốt là bệnh tự khỏi.22Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Các phương pháp điều trị Một số bệnh cần có chế độ ăn kiêng kết hợp với các loại thuốc như bệnh thận kiêng ăn mặn, bệnh gan kiêng mỡ23Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc Tóm lại: trong việc điều trị bệnh thông thường ở vật nuôi, ngoài việc xác định triệu chứng để chẩn đoán chính xác bệnh còn phải nắm vững các nguyên tắc và phương pháp điều trị bệnh, trên cơ sở đó vận dụng chính xác và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 24I. Bệnh chướng hơi dạ cỏBệnh nội, ngoại khoa ở gia súc Bệnh thường gặp ở trâu bò vào vụ đông xuân hoặc khi nhiều cỏ non hay khi người dân dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.1. Nguyên nhâna, Do thức ăn- Thức ăn kém chất lượng: thối, mốchoặc có lẫn chất độc- Do con vật ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao, có nhiều chất nhầy (saponin) như lá dâm bụt, lá khoai lang - Thay đổi khẩu phần ăn đột ngột con vật đang ăn thức ăn khô đột nhiên cho ăn quá nhiều thức ăn xanh như ngô non, cỏ nonb, Do kế phát từ một số bệnh khác- Từ bệnh truyền nhiễm: cúm, tụ huyết trùng- Từ bệnh nội khoa: cảm nóng, cảm nắng, tắc thực quản25I. Bệnh chướng hơi dạ cỏBệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 2. Triệu chứngBệnh tiến triển nhanh sau khi con vật ăn từ 0,5 - 1 giờ.- Con vật đau bụng, hay ngoảnh đầu nhìn về phía bụng, khó thở, cong lưng, cong đuôi, chân cào đất, lưỡi thè, chảy dãi.- Bụng chướng to, lõm hông bên trái căng phồng, ấn tay vào thấy căng như mặt trống, nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau giảm dần rồi mất hẳn. Gõ vào dạ cỏ có âm bùng hơi (âm trống). Bò chướng bụng dạ cỏ căng phồng26I. Bệnh chướng hơi dạ cỏBệnh nội, ngoại khoa ở gia súc - Con vật bỏ ăn, mất phản xạ ợ hơi, nhai lại, đi táo, khó thở, niêm mạc tím bầm, tim đập nhanh, tĩnh mạch cổ nổi to.- Nếu nặng con vật có thể giãy dụa trên mặt đất, chổng bốn chân lên trời, chết rất nhanh. Có thể xuất huyết ở các lỗ tự nhiên: mồm, mũi, hậu môn và lòi rom.Bò bị chướng bụng rồi chết27I. Bệnh chướng hơi dạ cỏBệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Phòng và trị bệnha, Phòng bệnh- Không cho con vật sử dụng thức ăn, nước uống kém chất lượng hoặc có chất độc. Thay đổi khẩu phần ăn của gia súc từ từ.- Phòng chống và điều trị triệt để các bệnh khác.b, Trị bệnh* Hộ lý chăm sóc:+ Để trâu bò ở tư thế đầu cao đuôi thấp, dùng rơm và cỏ khô... chà sát vào hõm hông bên trái để kích thích nhu động dạ cỏ.+ Kéo lưỡi nhẹ nhàng theo nhịp thở kích thích phản xạ ợ hơi.+ Móc hết phân ở trực tràng, cho con vật đi lại nhẹ nhàng để kích thích trung tiện.28I. Bệnh chướng hơi dạ cỏBệnh nội, ngoại khoa ở gia súc * Điều trị nguyên nhân- Nếu do thức ăn: dùng thuốc tẩy hết thức ăn trong dạ cỏ như MgSO4, Na2SO4 200-300g + 1-2 lít nước sạch cho uống 1 lần trong quá trình điều trị.- Nếu do các bệnh khác điều trị theo từng bệnh.* ức chế quá trình lên men sinh hơi- Có thể dùng formol hoặc Ichthyol, NH3 10-15 ml + 1 lít nước cho uống 1 lần/ngày.Ngoài ra có thể dùng rượu tỏi, nước lá thị, nước dưa chua cho uống.- Nếu con vật chướng hơi nặng, cấp tính phải nhanh chóng chọc dò bằng troca để thoát hơi ra.* Dùng thuốc trợ tim: cafein, thuốc bổ29II. áp xe (Abscessuc) Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc áp xe là bọc mủ được hình thành do quá trình viêm.1. Nguyên nhân Do các vi khuẩn sinh mủ hoặc yếm khí.- Do các hoá chất có tính chất kích thích mạnh đối với tế bào tổ chức: CaCl2, NaCl ưu trươngkhi tiêm nhầm vào dưới da hoặc bắp thịt2. Phân loại áp xe- Dựa vào sự phát triển: áp xe cấp tính và mạn tính.- Dựa vào nguyên nhân: áp xe nhiễm trùng và vô trùng (do hoá chất).- Dựa vào triệu chứng: áp xe ác tính, lành tính, di căn, áp xe lạnh.- Dựa vào vị trí: áp xe nông và áp xe sâu.30II. áp xe (Abscessuc) Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 3. Triệu chứnga, Cục bộ- Nơi bị bệnh hình thành các cục to nhỏ khác nhau, có hình cầu (áp xe nông), lúc đầu cứng sau đó mềm.- Vùng bị áp xe có màu đỏ, khi sờ thấy sưng, nóng, con vật có phản ứng đau.- Sau một thời gian vùng da mềm nhất của bọc mủ vỡ ra, mủ chảy ra ngoài một phần.b, Toàn thân- áp xe nhỏ thường không có triệu chứng toàn thân.- áp xe lớn, sâu có triệu chứng: sốt, bỏ ăn, mệt mỏiVùng áp xe: sưng, đỏ31II. áp xe (Abscessuc) Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc 4. Chẩn đoán- Dựa vào triệu chứng lâm sàng.- Dùng phương pháp chọc dò: cắt lông sát trùng vị trí nghi có áp xe, dùng kim to vô trùng đâm vào vị trí thấp nhất của bọc, nếu thấy mủ chảy ra hoặc mủ tắc lại ở lòng kim thì kết luận là áp xe.5. Điều trị: điều trị theo tính chất của áp xea, Nếu áp xe mới hình thành: sưng, nóng, đỏ, đau, chọc dò không có mủ- Làm tiêu áp xe: bôi ichthyol, phong bế bằng novocain penicillin vào xung quanh- Kích thích áp xe chín (thành thục) rồi điều trị như: đắp hỗn hợp lá sài đất, vòi voi, lá bỏng giã nhỏ trộn muối ăn32II. áp xe (Abscessuc) Bệnh nội, ngoại khoa ở gia súc b, áp xe đã thành thục: phương pháp duy nhất là phẫu thuật- Cắt lông, sát trùng vùng áp xe bằng cồn Iôd 5%.- Dùng dao mổ vô trùng mổ ở vị trí thấp nhất của bọc mủ, vết mổ sao cho đủ để lấy hết mủ ra. Nặn lấy hết mủ. Dùng KMnO4 0,1% hoặc H2O2 3% rửa sạch mủ trong ổ áp xe, rồi thấm khô vết mổ.- Nếu áp xe nhỏ dùng bột kháng sinh (penicillin + streptomycin, tetracycin) hoặc bột sulfamidrắc vào. áp xe lớn phải đặt gạc dẫn lưu, dùng vải gạc vô trùng nhúng vào huyễn dịch dầu cá hoặc dầu vừng...trộn với bột kháng sinh hoặc bột sulfamid... đặt vào vết mổ, thường xuyên phải thay gạc và rửa lại vết thương.c, Nếu áp xe tự vỡ: ta phải mở miệng phụ ở vị trí thấp nhất của ổ áp xe, rồi xử lý như áp xe thành thục.33

File đính kèm:

  • pptDAI_CUONG_VE_BENH_O_VAT_NUOI.ppt