Bài giảng Đại cương về sơ cấp cứu

4. Các bước tiến hành sơ cấp cứu:

- Quan sát hiện trường thu thập thông tin và đảm bảo tiếp cận nạn nhân an toàn.

- Gọi sự trợ giúp

- Đánh giá tình hình nạn nhân

- Sơ cứu, chăm sóc hỗ trợ

- Vận chuyển an toàn đến cơ sở y tế gần nhất.

 Trình tự:

 Để đảm bảo tính mạng cho người sơ cứu, nạn nhân cũng như những người có mặt tại hiện trường, bắt buộc phải tuân theo một trình tự hành động là:

 

 

ppt13 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 9499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Đại cương về sơ cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐẠI CƯƠNG VỀ SƠ CẤP CỨUMục tiêu:1. Hiểu được khái niệm, mục đích sơ cấp cứu2. Biết được những nguyên tắc tiến hành sơ cấp cứu1. Khái niệm tai nạn, thương tích:Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ, có thể có hoặc không có nguyên nhân rõ ràng tác động đến mọi mặt về sức khỏe và đời sống của cá nhân và cộng đồng.Thương tích hay còn gọi là chấn thương không phải là tai nạn, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ảnh hưởng mức độ khác nhau đến sức khỏe do những tác động từ bên ngoài như tác nhân cơ học, nhiệt, hóa chất hoặc chất phóng xạ v.v với mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cơ bản của sự sống như thiếu ô-xy hoặc mất nhiệt.Tai nạn thương tích có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào: lao động, vui chơi, học tập, giải trí và ngay cả trong gia đình; tai nạn thương tích gây ra tổn thương cho cơ thể tùy theo mức độ và sự nguy hiểm cũng tùy thuộc theo lứa tuổi, người lớn hay trẻ em hay mức độ nguy hiểm của môi trường xảy ra tai nạn và số người tại hiện trường.Tất cả các nạn nhân bị tai nạn thương tích cần phải được sơ cấp cứu trước khi chuyển đến cơ sở y tế. Có 2 loại tai nạn thương tích:- Thương tích gây nên không chủ ý: Chết đuối, TNGT, ngộ độc, bỏng, ngã, nghẹn hóc, điện giật, súc vật cắn- Thương tích gây nên có chủ ý của người bị TNTT hay của những người khác: lạm dụng, bạo lực, đánh nhau, tự tử, chiến tranh2. Khái niệm về sơ cấp cứu: Là hành động can thiệp, trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường trước khi có sự hổ trợ của nhân viên y tế.3. Mục đích của sơ cấp cứu:	- Giảm thiểu tử vong	- Hạn chế tổn thương thứ phát	- Tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục4. Các bước tiến hành sơ cấp cứu:- Quan sát hiện trường thu thập thông tin và đảm bảo tiếp cận nạn nhân an toàn.- Gọi sự trợ giúp- Đánh giá tình hình nạn nhân- Sơ cứu, chăm sóc hỗ trợ- Vận chuyển an toàn đến cơ sở y tế gần nhất.	Trình tự:	Để đảm bảo tính mạng cho người sơ cứu, nạn nhân cũng như những người có mặt tại hiện trường, bắt buộc phải tuân theo một trình tự hành động là:DRABCKiểm tra mạchCCirculation(sẹtculêsân)Kiểm tra sự thởBBreathing(Brét-ting)Kiểm tra và làm thông đường thởAAirway(Erơ-quây)Đánh giá sự đáp ứng của nạn nhânRResponsive(Res-pân-sơ)Đánh giá nguy hiểm tại hiện trường đối với:Người sơ cứuNạn nhânNhững người xung quanhDDanger(Đen-giơ)1. Quan sát, đánh giá hiện trường để phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn (D)Nguy hiểm tiềm ẩn tại hiện trường từ:- Nguồn điện cao thế- Nước sâu- Nguy cơ cháy, nổ- Khí độc, hóa chất- Vật rơi từ trên cao- Sạt lở, 2. Đánh giá sự đáp ứng của nạn nhân (R).Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh bằng cách:	- Lay, gọi, hỏi nạn nhân	- Yêu cầu nạn nhân thực hiện những động tác đơn giảnĐáp ứng của nạn nhân giúp bạn nhận biết được nạn nhân còn tỉnh hay không?	- Trường hợp nạn nhân có đáp ứng thì tiếp tục kiểm tra các tổn thương khác để tiến hành sơ cứu, sau đó đưa nạn nhân về tư thế hồi phục (nếu không có tổn thương xương) và gọi điện thoại huy động sự trợ giúp.	- Nạn nhân không có đáp ứng được xem là bất tỉnh, cần phải nhanh chóng kiểm tra và làm thông thoáng đường thở.3. Kiểm tra và là thông đường thở (A).Nâng đầu nạn nhân ngửa, tránh lưỡi tụt về phía sau (hình 1)Kiểm tra dị vật (máu, dịch, đờm dãi, bùn đất,) và làm thông đường thở (hình 2)Đối với trường hợp nạn nhân có dị vật ở sâu (cách xử trí như trong bài Dị vật đường thở). H1 H24. Kiểm tra sự thở của nạn nhân (B).Bằng cách “nhìn, sờ, nghe và cảm nhận”	- Nhìn: Lồng ngực có/không di động theo nhịp thở	- Sờ: Kiểm tra di động của lồng ngực, bụng	- Nghe và cảm nhận: Áp sát tai nghe và cảm nhận hơi thở tại mũi, miệng của nạn nhân.5. Kiểm tra mạch của nạn nhân (C).Kiểm tra mạch tại 1 trong các vị trí sau:	- Mạch cảnh: ở cổ (Hình 1)	- Mạch quay: ở cổ tay (Hình 2)	- Mạch đùi: ở bẹn (nếu có thể được) H 1 H 26. Kiểm tra các tổn thương khác kèm theo sau khi xử trí DRABC:Vết thương và chảy máuKiểm tra tổn thương xươngKiểm tra toàn thân phát hiện các dấu hiệu bất thường.7. Gọi cấp cứu:+ Tùy theo tình trạng nạn nhân mà gọi sự hỗ trợ và cấp cứu+ Khi gọi cấp cứu cần cung cấp những thông tin cụ thể sau:Tên và số điện thoại của người sơ cứuĐịa điểm xảy ra tai nạnLoại tai nạn, tổn thương và mức độ nghiêm trọngSố lượng, giới tính, độ tuổi của các nạn nhânCác nguy hiểm tại hiện trường như: chất cháy, nổ, khí độc,Không cúp máy điện thoại trước khi cơ quan Y tế chưa khai thác hết thông tin.8. Ai có thể sơ cấp cứu:	Mọi người đều có thể tham gia sơ cấp cứu nếu được hướng dẫn kỹ thuật và các nguyên tắc sơ cấp cứu.9. Những điều người sơ cứu cần biết:Tự bảo vệ an toàn cho bản thân, nạn nhân và những người xung quanh.Xử lý các vât dụng sau khi sơ cứu (đốt, chôn băng gạc, rửa sạch dụng cụ).Vị trí để túi thuốc và dụng cụ cấp cứuSố điện thoại của các cơ sở y tế gần nhất và các số điện thoại khẩn cấpĐiện thoại cấp cứu y tế: 115Điện thoại cứu hỏa: 114Điện thoại công an: 113	Các điểm cần ghi nhớ:	1. Không được di chuyển nạn nhân khi không cần thiết.	2. Đảm bảo tình tự DRABC

File đính kèm:

  • ppt1 Dai cuong ve so cap cuu.ppt