Bài giảng Đại số 10 (cơ bản) - Tiết 46, 47: Biểu đồ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Chuẩn bị một số câu hỏi để thực hiện các thao tác trong quá trình dạy học.

- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu.

- Chuẩn bị bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ơn lại một số kiến thức đã được học ở lớp 7

III. Phương pháp: Phương pháp gợi mở, vấn đáp và thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Bài cũ: (10 phút)

Cho bảng số liệu thống kê về chiều cao của 36 học sinh

Câu hỏi 1: Hãy nêu cách tìm tần số và tần suất của lớp

Câu hỏi 2: Hãy lập bảng phân bố tần số

Câu hỏi 3: Hãy lập bảng phân bố tần suất

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Đại số 10 (cơ bản) - Tiết 46, 47: Biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết : 46, 47 – Tuần 25, 26 	 Ngày soạn: 17/02/2010
§2. BIỂU ĐỒ
—?–
I. Mục tiêu:
Kiến thức: 
Khái niệm biểu đồ tần số, tần suất hình cột.
Biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất.
Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng
Đọc được biểu đồ tần số, tần suất hình cột.
Vẽ được biểu đồ tần số, tần suất hình cột khi biết bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
Mối quan hệ giữa biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất.
Thái độ:
Học sinh liên hệ được nhiều vấn đề thực tiễn với toán học.
Tư duy hình học trong việc học thống kê được phát huy.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên:
Chuẩn bị một số câu hỏi để thực hiện các thao tác trong quá trình dạy học.
Chuẩn bị máy tính, máy chiếu.
Chuẩn bị bảng phụ.
Chuẩn bị của học sinh: Ơn lại một số kiến thức đã được học ở lớp 7
III. Phương pháp: Phương pháp gợi mở, vấn đáp và thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Bài cũ: (10 phút)
Cho bảng số liệu thống kê về chiều cao của 36 học sinh
Câu hỏi 1: Hãy nêu cách tìm tần số và tần suất của lớp
Câu hỏi 2: Hãy lập bảng phân bố tần số 
Câu hỏi 3: Hãy lập bảng phân bố tần suất
2. Bài mới:
Biểu đồ tần số hình cột và đường gấp khúc tần suất:
HOẠT ĐỘNG 1	(10 phút)
Biểu đồ tần số hình cột
- Liên hệ thực tế: Chương trình “Ai là triệu phú”
Nêu ví dụ 1: Bảng phân bố tần số và tần suất mà học sinh vừa lập cũng chính là bảng yêu cầu trong ví dụ 1.
Cho học sinh nhìn thấy biểu đồ hình cột.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hãy cho biết hệ trục toạ độ được dùng để vẽ.
Hãy so sánh độ rộng của cột với độ lớn của lớp (GV: độ lớn của lớp có được bằng cách tính lấy giá trị đầu mút lớn trừ cho giá trị đầu mút nhỏ)
Hãy so sánh độ dài của cột với tần suất.
Hãy cho biết đơn vị của trục hoành và trục tung.
Hệ trục toạ độ được chọn là Oxy
Độ rộng của các cột là bằng nhau tương ứng với độ rộng của lớp.
Độ dài của cột khác nhau tương ứng với độ lớn của tần suất.
Đơn vị của trục hoành là cm và đơn vị của trục tung là phần trăm.
GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ tần suất ghép lớp và yêu cầu học sinh lên bảng vẽ lại biểu đồ tần suất hình cột (cho 1 nhóm vẽ vào bảng phụ, các học sinh khác vẽ vào tập).
HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút)
Đường gấp khúc của tần suất:
Đặt vấn đề: Ở bảng phân bố tần suất vừa lập, người ta còn có thể mô tả bằng đường gấp khúc tần suất.
Cho HS nhìn thấy hình vẽ của đường gấp khúc tần suất. Yêu cầu HS quan sát kĩ hình vẽ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Có nhận xét gì về hoành độ của các điểm với lớp?
Có nhận xét gì về tung độ của điểm với tần suất
Hoành độ là điểm chính giữa của lớp
Tung độ là giá trị tần suất của lớp.
GV: Nêu khái niệm giá trị đại diện của một lớp: 
Giá trị đại diện của một lớp (khoảng) là trung bình cộng hai mút của lớp.
GV: Nêu câu hỏi: 
Trong bảng phân bố tần số và tần suất ở trên hãy tìm các giá trị đại diện.
GV: Nêu cách vẽ đường gấp khúc tần suất.
Trên mặt phẳng toạ độ, xác định các điểm (ci , fi), i=1, 2, 3, 
ci là giá trị đại diện
fi là tần suất của lớp i
Nối các điểm (ci , fi) với các điểm (ci+1 , fi+1) ta được đường gấp khúc gọi là đường gấp khúc tần suất.
GV: Vẽ lại từng bước đường gấp khúc tần suất để HS nắm.
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ lại đường gấp khúc tần suất (Cho 1 nhóm vẽ vào bảng phụ, các học sinh khác vẽ vào tập).
* Học sinh có thể thành thạo cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất bằng thực hiện 1 sau đây:
Thực hiện 1: GV cho HS nhìn thấy bảng:
(10 phút)
Lớp nhiệt độ (0C)
Tần suất (%)
[15 ; 17)
[17 ; 19)
[19 ; 21)
[21 ; 23]
16,7
43,3
36,7
3,3
cộng
100 (%)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1: Hãy tính chiều rộng của mỗi cột tần suất.
Câu hỏi 2: Hãy tìm các giá trị đại diện của mỗi lớp.
Câu hỏi 3: Tìm toạ độ của đường gấp khúc.
Chiều rộng của mỗi cột tần suất là 2
Các giá trị trung gian tương ứng là 16, 18, 20, 22.
Các toạ độ đỉnh tương ứng là: (16; 16,7), 
(18; 43,3), (20; 36,7), (22 ; 3,3)
GV : Yêu cầu HS lên bảng vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất. (Cho 1 nhóm vẽ đường gấp khúc tần suất, 1 nhóm vẽ biểu đồ tần suất hình cột; các học sinh khác vẽ vào giấy nháp và vẽ vào tập).
Một số câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học:	(5 phút)
Bài tập về nhà 1, 2 sách giáo khoa chuẩn ĐS10 trang 118.
HOẠT ĐỘNG 3:
Biểu đồ hình quạt
GV: nêu ví dụ 2, cho học sinh nhìn thấy bảng 7.
Các thành phần kinh tế
Số phần trăm
(1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước
(2) Khu vực ngoài quốc doanh
(3) Khu vực đầu tư nước ngoài
23,7
47,3
29,0
Cộng
100 (%)
GV: cho HS nhìn thấy hình 36
GV: nêu cách vẽ biểu đồ
Bước 1: Hãy vẽ một đường tròn, xác định tâm của nó
Bước 2: tính các góc ở tâm của mỗi hình quạt theo công thức a0 = f.3,6 (f là tần suất).
Ví dụ: 47,3 . 3,6 = 170,280 = 170016’8’’
Thực hiện 2
GV treo hình 37
Hãy nhìn vào biểu đồ hình quạt lập bảng cơ cấu các thành phần kinh tế
4. Củng cố:
+ Củng cố từng phần theo nội dung.
5. Dặn dò:
+ Xem lý thuyết và làm các BT SGK trang 118 tiết sau luyện tập.
Tiết 48– tuần 26 	 Ngày soạn: 20/02/2010
BÀI TẬP
—?–
I. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức: Củng cố lý thuyết biểu đồ.
+ Về kĩ năng: lập được biểu đồ hình cột , đường gấp khú và đọc được các biểu đồ hình quạt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
+ Giáo viên: Giáo án, SGK, thước thẳng, phấn màu.
+ Học sinh: Đọc sách SGK trước ở nhà.
III. Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp gợi mở, vấn đáp và thuyết trình. 
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm diện học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Làm bài tập 2a SGK
HS2: Làm bài tập 2b SGK
Nội dung bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
+ Nêu BT số 1 SGK.
+ Gọi 1 HS nêu cách vẽ biểu đồ hình cột, đường gấp khúc?
+ Gọi 1 HS lên bảng làm bài 1.
+ Nêu bài tập 2.
+ Câu a,b đã sửa từ kiểm tra bài cũ.
+ Gọi 1 HS nhận xét về khối lượng của 30 củ khoai tây được khảo sát ở câu a.
+ Nêu bài tập 3 SGK.
+ Từ biểu đồ có nhận xét gì về Khu vực doanh nghiệp nhà nước, Khu vực ngoài quốc doanh, Khu vực đầu tư nước ngoài ?
+ HS nêu cách vẽ.
O
40
30
16,7
13,3
10
20
30
40
50
+ Chiếm tỉ lệ thấp nhất là những củ có khối lượng từ 70g đến dưới 80g hoặc từ 110g đến 120g.
 Chiếm tỉ lệ cao nhất là những củ có khối lượng từ 90g đến dưới 100g
 Đại đa số các củ có khối lượng từ 80g đến dưới 110g.
+ (1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 23,5%
 (2) Khu vực ngoài quốc doanh chiếm 32,2%
 (3) Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 44,3%
1/ Bài tập 1 SGK trang 118:
O
40
30
16,7
13,3
10
20
30
40
50
Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất về độ dài(cm) của 60 lá dương sỉ trưởng thành.
2/ Bài tập 2 SGK trang 118:
a) tương tự
b) tương tự
c) Trong 30 củ khoai tây được khảo sát ta thấy:
Chiếm tỉ lệ thấp nhất( 10%, ứng với mỗi cột trong hai cột thấp nhất của biểu đồ) là những củ có khối lượng từ 70g đến dưới 80g hoặc từ 110g đến 120g
Chiếm tỉ lệ cao nhất (40%, ứng với cột cao nhất của biểu đồ) là những củ có khối lượng từ 90g đến dưới 100g)
Đại đa số (80%, ứng với 3 cột cao trội lên của biểu đồ) các củ có khối lượng từ 80g đến dưới 110g.
3/ Bài tập 3 SGK trang 118:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệm trong nước năm 2000, phân theo thành phần kinh tế.
Các TP.KT
Số p.trăm
(1) Khu vực doanh nghiệp nhà nước
(2) Khu vực ngoài quốc doanh.
(3) Khu vực đầu tư nước ngoài.
23,5
32,2
44,3
Cộng
100(%)
4. Củng cố : 
	+ Cách vẽ biểu đồ hình cột , đường gấp khúc và đọc các số liệu trong biểu đồ hình quạt.
5. Dặn dò : 
	+ Xem lại các BT đã giải và soạn trước bài: 
“ SỐ TRUNG BÌNH CỘNG, SỐ TRUNG VỊ, MỐT”
Bổ sung sau tiết dạy:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBai 2- Bieu Do.doc