Bài giảng Hóa học 9 - Tiết 18, Bài 13: Luyện tập chương 1 Các hợp chất vô cơ

II. Bài tập.

1. Bài tập 2/SGK/43.

Đáp án.

2. Có các dung dịch đựng riêng biệt bị mất nhãn. HCl, NaOH, BaCl2, CuCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên.

Giải

+ Cho quỳ tím vào từng mẫu thử.

 Quỳ chuyển thành màu xanh là: NaOH

 Quỳ chuyển thành màu đỏ là: HCl và H2SO4 (A)

 Quỳ không chuyển màu là: CuCl2, BaCl2 (B)

+ Cho NaOH vừa tìm được vào từng mẫu thử nhóm B

Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh là CuCl2 (viết PT) không hiện tượng gì là BaCl2.

+ Cho BaCl2 vừa tìm được vào từng mẫu thử nhóm A. Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4 (viết PT) không hiện tượng gì là HCl.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Hóa học 9 - Tiết 18, Bài 13: Luyện tập chương 1 Các hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 18 - Bài 13 I. Kiến thức cần nhớ 1. Phân loại các hợp chất vô cơ Các hợp chất vô cơ Oxit Axit Bazơ Muối Oxit axit Oxit Bazơ CO2 SO2 Na2O MgO Axit Có oxi Axit không Có oxi Bazơ tan Bazơ không tan KOH Ba(OH)2 Mg(OH)2 Fe(OH)3 Muối axit Muối trung hoà HNO3 H2SO4 HCl H2S NaHSO3 CaHPO4 CaCl2 CuSO4 Hãy phân loại các chất sau. (điền vào chỗ ? Cho phù hợp) HCl, CO2, CuSO4, Fe(OH)3, Na2O, SO2, HNO3, CaCl2, MgO, Mg(OH)2, H2SO4, NaHSO3, Ba(OH)2, H2S, CaHPO4, KOH 2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ. Nhìn vào sơ đồ hãy nêu tính chất hoá học của từng hợp chất vô cơ. Oxit bazơ bazơ axit Oxit axit Muối + Oxit axit + Axit + Oxit bazơ + Bazơ + Nước Nhiệt phân huỷ + Bazơ + Axit + Oxit axit + Axit + Muối + Kim loại + Oxit bazơ + Bazơ + Muối Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong nội dung BT1/SGK/43 (ý 2 và 3) OXIT BAZƠ + Tác dụng với Nước + Tác dụng với oxit axit + Tác dụng với axit BAZƠ + Tác dụng với oxit axit + Tác dụng với axit + Tác dụng với muối + Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ + Làm đổi màu chất chỉ thị OXIT AXIT + Tác dụng với nước + Tác dụng với oxit bazơ + Tác dụng với bazơ + Nước AXIT + Tác dụng với kim loại + Tác dụng với oxit bazơ + Tác dụng với bazơ + Tác dụng với muối + Làm đổi màu chất chỉ thị Muối + Tác dụng với bazơ + Tác dụng với axit + Tác dụng với kim loại + Tác dụng với muối + Nhiệt phân huỷ II. Bài tập. 1. Bài tập 2/SGK/43. Đáp án. 2. Có các dung dịch đựng riêng biệt bị mất nhãn. HCl, NaOH, BaCl2, CuCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. Giải + Cho quỳ tím vào từng mẫu thử. 	Quỳ chuyển thành màu xanh là: NaOH 	Quỳ chuyển thành màu đỏ là: HCl và H2SO4 (A) 	Quỳ không chuyển màu là: CuCl2, BaCl2 (B) + Cho NaOH vừa tìm được vào từng mẫu thử nhóm B Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa xanh là CuCl2 (viết PT) không hiện tượng gì là BaCl2. + Cho BaCl2 vừa tìm được vào từng mẫu thử nhóm A. Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4 (viết PT) không hiện tượng gì là HCl. Na H2O Na NaOH CO2 Na Na2CO3 (Trắng) CO2 + HCl Đáp án e Bài tập 3. Cho a(g) Na2CO3 vào V(l) dung dịch BaCl2 1,25M gạn lọc thu được 11,65 gam rắn A và nước lọc B. Cho dung dịch HCl (dư) vào nước lọc B thấy thoát ra 2,8 lít khí (đktc). 	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 	b. Tính thể tích dung dịch BaCl2 đã dùng. 	c. Tính a. Giải a. PTHH. 	Na2CO3 + BaCl2  BaCO3(r) + 2NaCl 	 (1) 	Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + H2O + CO2(K) (2) b. Theo PT (1). nBaCl2 = nBaCO3 = 11,65/233 = 0,05 mol 	=> Vdd BaCl2 = 0,05/1,25 = 0,04 lít = 40 ml c. Theo PT (1) nNa2CO3 = nBaCO3 = 0,05 mol 	Theo PT (2) nNa2CO3 (dư) = nCO2 = 2,8/22,4 = 0,125 mol 	 nNa2CO3 = 0,05 + 0,125 = 0,175 mol 	=> mNa2CO3 = 0,175 . 106 = 18,55 gam Củng cố ? Những cặp chất nào dưới đây không tồn tại trong cùng dung dịch. (Khoanh tròn vào chữ cái) A. NaOH và CuSO4	 E. Al2SO4)3 và Cu(NO3)2 B. Mg(NO3)2 và HCl	 G. H2O và Ca(NO3)2 C. AgNO3 và HCl	 H. H2SO4 và Ba(NO3)2 D. K3PO4 và Ca(OH)2 * Bài tập 3/43. Dạng bài tập dư thừa, Tính các chất theo chất đã phản ứng hết. ndvn Về nhà. Ôn tập tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ. (Dựa vào sơ đồ mối liên hệ). * Làm các bài tập còn lại cuối bài. Bài 1. Trong dung dịch CuSO4. Cần phải làm những thí nghiệm nào để chứng tỏ trong dung dịch chứa gốc sunfat và nguyên tử đồng. Bài 2. Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian nhấc thanh đồng ra đem cân thấy khối lượng thanh đồng tăng 1,52 gam. Tính lượng đồng tan ra và khối lượng bạc bám vào. Giả sử toàn bộ lượng Bạc sinh ra bám vào thanh đồng. 

File đính kèm:

  • ppttiet 18 luyen tap 1.ppt