Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 32 - Danh từ (tiết 14)

Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,

Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm lớn là :

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ);

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 4853 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 32 - Danh từ (tiết 14), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHOØNG GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO MOÄC HOÙA TRƯỜNG THCS CN Người thực hiện : NGUYEÃN Kiểm tra bài cũ Bài tập : Tìm lỗi và chữa lỗi trong các câu sau : 1/ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân. 2/ Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc. Hãy cho biết cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa ? Trả lời : -Không biết nghĩa thì không dùng. Muốn dùng thì phải tra từ điển. Đáp án : 1/ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân. 2/ Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hóa dân tộc. I/ Đặc điểm của danh từ II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 1.Ví dụ : sgk / 86 Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao đẻ thành chín con […] (Em bé thông minh) ba con trâu ấy DANH TỪ DANH TỪ Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm ? Tìm thêm các danh từ khác có trong ví dụ trên ?  Các danh từ khác là : vua, làng, thúng, gạo, nếp. I/ Đặc điểm của danh từ 1.Ví dụ : sgk / 86 Danh từ là gì ? - con trâu - vua - làng - thúng - gạo - nếp DANH TỪ DANH TỪ Các danh từ trên, danh từ nào chỉ người, danh từ nào chỉ vật, danh từ nào chỉ khái niệm ? Người Vật Khái niệm Vật Vật Khái niệm - con trâu - vua - làng - thúng - gạo - nếp  Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …. I/ Đặc điểm của danh từ 1.Ví dụ : sgk / 86 Đặt câu với các danh từ trên ? ba con trâu ấy DANH TỪ DANH TỪ Trước danh từ con trâu có từ nào ? Sau danh từ con trâu có từ nào ? vua, làng, thúng, gạo, nếp - Vua kén chồng cho con gái. - Làng tôi rất đẹp. - Tôi là học sinh. CN VN CN VN Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên ? CN VN Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là gì ?  Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi danh từ làm vị ngữ thì nó cần có từ nào đứng trước ? là ●Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, … ● Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, … ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. ●Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. I/ Đặc điểm của danh từ 1.Ví dụ : sgk / 86 DANH TỪ 2. Ghi nhớ : sgk / 86  II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật DANH TỪ 1.Ví dụ : sgk / 86 ba con trâu một viên quan ba thúng gạo sáu tạ thóc Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác với nghĩa của các danh từ đứng sau ? Các danh từ in đậm nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Các danh từ phía sau nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, khái niệm. Thử thay các từ in đậm nói trên bằng những từ khác? -ba chú trâu (1) -một ông quan (2) -ba bao gạo (3) -sáu cân thóc (4) Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi ? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi ? Vì sao ? Vậy các danh từ in đậm được gọi chung là danh từ gì ?  Danh từ chỉ đơn vị. Các danh từ : trâu, quan, gạo, thóc được gọi chung là danh từ gì ?  Danh từ chỉ sự vật. Trường hợp (3), (4) đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi. Vì các từ: thúng, tạ, cân, bao dùng để tính đếm đo lường sự vật. Trường hợp (1), (2) đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi. Vì các từ : con, viên, chú, ông nó không dùng để tính đếm đo lường sự vật. Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng ?  Có thể nói ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ đơn vị tính đếm, đo lường ước chừng, không chính xác nên ta có thể thêm các từ miêu tả bổ sung về lượng ( rất đầy, to, nhỏ,…). Không thể nói sáu tạ thóc rất nặng vì từ tạ là chỉ số lượng chính xác nên ta không thể thêm các từ miêu tả về lượng được. Vậy danh từ chỉ đơn vị quy ước gồm mấy loại ? Gồm hai loại : + Danh từ chỉ đơn vị chính xác; + Danh từ chỉ đơn ước chừng. ● Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, … ● Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm lớn là : - Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ); - Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là : +Danh từ chỉ đơn vị chính xác ; +Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. DANH TỪ II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 1.Ví dụ : sgk / 86 2. Ghi nhớ : sgk / 87  Bài tập 1 : Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. DANH TỪ I/ Đặc điểm của danh từ II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật III/ Luyện tập Trả lời : Các danh từ chỉ sự vật như : chó, mèo, bàn, ghế, nhà, sách, áo, … Ví dụ : Chú chó này rất dễ thương. Bài tập 2. Liệt kê các loại từ : Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ : ông, vị , cô, … b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ : cái, bức, tấm, … DANH TỪ I/ Đặc điểm của danh từ II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật III/ Luyện tập  bà, cậu, dì, dượng, chú, thím, bác, …  chiếc, quyển, bộ, tờ ,… Bài tập 3. Liệt kê các danh từ : a)Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ : mét, lít, ki-lô-gam, … b)Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ : nắm, mớ, đàn, … DANH TỪ I/ Đặc điểm của danh từ II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật III/ Luyện tập  tạ, tấn, yến, mét, gam, …  hũ, bó, gang, đoạn … D C Danh từ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đơn vị quy ước Danh từ chỉ đơn vị chính xác Danh từ chỉ đơn vị ước chừng Củng cố Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên có thể kết hợp với các từ : đá. Hòn Phiến Tảng Viên Mẩu Cục đá Dặn dò -Về nhà học bài, xem lại ví dụ và các bài tập đã làm. Đồng thời làm tiếp các bài tập còn lại. -Soạn bài “Danh từ” : +Đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi của phần I. +Làm luyện tập ở phần II. 

File đính kèm:

  • pptDanh tu(13).ppt