Bài giảng môn Sinh học - Bài 19: Giảm phân

 - Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp (Giảm phân I, giảm phân II), nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.

 - Mỗi lần phân bào gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Bài 19: Giảm phân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chào mừng thầy cô và các em !Phạm Đức Quỳnh TTDGTX Tiền Hải - Thái BìnhCâu 1: Các NST tự nhân đôi ở pha nào của kì trung gian ? A. Pha G1 B. Pha G2 C. Pha S D. Pha G1 và pha G2.Câu 2: Trong kì đầu của quá trình nguyên phân, NST có đặc điểm ? A. Ở trạng thái kép, bắt đầu co xoắn. B. Ở trạng thái đơn, bắt đầu co xoắn. C. Ở trạng thái kép, co xoắn cực đại. D. Ở thái đơn, co xoắn cực đại.Câu 3: Hiện tượng NST co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì đầu D. Kì giữa.Câu 4: Tế bào con được tạo ra qua quá trình nguyên phân có bộ NST là: A. n B. 2n C. 3n D. 4n KIỂM TRA BÀI CŨ KIỂM TRA BÀI CŨHãy nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân ?Giảm phân Bài 19 Hãy quan sát đoạn băng sau và cho biết:1. Quá trình giảm phân gồm mấy lần phân bào? 2. Mỗi lần phân bào gồm những kì nào?I. Những diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân. - Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp (Giảm phân I, giảm phân II), nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian. - Mỗi lần phân bào gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.Các kìGiảm phân IHình thái NSTKì đầuKì giữaKì sauKì cuốiHãy quan sát đoạn phim sau và hoàn thành PHT_ Tìm hiểu diễn biến cơ bản của quá trình giảm phânGIẢM PHÂN ICác kìGiảm phân IKì đầu- NST kép bắt đầu co xoắn.- Các NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.- Hai trung tử tách nhau ra và tiến về mỗi cực của tế bào, giữa chúng hình thành thoi vô sắc.- Màng nhân, nhân con biến mất.Kì giữaNST co xoắn cực đại, di chuyển về mặt phẳng xích đạo, tập trung thành hai hàng-1NST kép chỉ đính với dây tơ từ 1 phía.Kì sau - Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào.Kì cuối- NST dần giãn xoắn.- Màng nhân và nhân con mới được tạo thành.- Thoi vô sắc tiêu biến.- Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con. Mỗi tế bào con chứa bộ NST kép n, số lượng NST kép giảm đi 1 nửa.GIẢM PHÂN IIĐáp án PHT về “Giảm phân II ”Các kìGiảm phân IIKì đầu- Không có sự nhân đôi NST ở kì trung gian.NST co xoắn, thấy rõ số lượng NST.Kì giữa- NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo.Kì sau- Tâm động phân chia đã tách hoàn toàn hai nhiễm sắc tử chị em và mỗi chiếc đi về một cực của tế bào.Kì cuối- NST dần dãn xoắn.- Màng nhân và nhân con mới được tạo thành.- Tế bào chất phân chia tạo thành các tế bào con chứa bộ NST đơn bội (n NST đơn).Hãy nêu kết quả của quá trình giảm phân ? Kết quả: 1 tế bào mẹ GP 4 tế bào con (2n NST) (n NST)Chú ý: Kết quả quá trình phát sinh giao tử ở động vật: 1 TB sinh tinh (2n) 1 TB sinh trứng (2n)Giảm phân lần IIGiảm phân lần I 4 Tinh trùng1 Trứng3 thể định hướng (n) (n)(tiêu biến)III. Ý nghĩa của giảm phânSự phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.-Giúp sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau.-Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh góp phần duy trì ổn định bộ NST của loài. CỦNG CỐCâu 1: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là A. Xảy ra sự biến đổi của NST B. Có sự phân chia của tế bào chất C.Có 2 lần phân bào D.Nhiễm sắc thể tự nhân đôi Câu 2: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân vào kì nào ? A. Kì giữa I B. Kì trung gian trước lần phân bào I C. Kì giữa II D. Kì trung gian trước lần phân bào II CỦNG CỐCâu 3: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở kì nào trong giảm phân ? A. Kì đầu I B. Kì đầu II C. Kì giữa I D. Kì giữa IICâu 4: Số lượng của NST của mỗi tế bào con tạo ra sau quá trình giảm phân I là A. n NST đơn B. n NST kép C. 2n NST đơn D. 2n NST képTạm biệt thầy cô và các em !Chúc các em học tốt !

File đính kèm:

  • pptSH10_Bai_30Pham_Duc_Quynh_TTGDTX_Tien_Hai.ppt
Bài giảng liên quan