Bài giảng môn Sinh học - Bài 9: Quy luật menđen: quy luật phân li độc lập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.

- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai.

- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai

- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.

3. Thái độ: Tập trung, hứng thú xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Máy chiếu

- Tranh phóng to hình 9 sgk

 

doc6 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Bài 9: Quy luật menđen: quy luật phân li độc lập, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TIẾT: 9	Tuần: 9
Ngày soạn: 17 / 10 / 2013	Ngày dạy: 25/ 10/ 2013
Lớp dạy: 12C9, trường THPT Trần Hưng Đạo	
GV: Nguyễn Lam
Bài 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai.
- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.
3. Thái độ: Tập trung, hứng thú xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên 
- Máy chiếu
- Tranh phóng to hình 9 sgk 
- Bảng 9 sgk.
- Mô hình lắp ráp kiểu gen của quy luật phân li độc lập
Đáp án:
2. Học sinh: Tham khảo trước nội dung SGK ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Hoàn thành bài tập sau:
Bài 1: 
PT/C: Hạt vàng X Hạt xanh 
 AA aa
F1: 
 100 % Hạt vàng 
F1 x F1 : Hạt vàng X Hạt vàng
F2: 
KG:  :  : 
KH: 3 Hạt vàng : 1 Hạt xanh 
Bài 2: 
P T/C: Hạt trơn X Hạt nhăn
 BB bb
F1:	 Bb
 100% 
F1 x F1 :  X 
 Bb Bb
F2:	
KG: 1BB : 2Bb : 1bb 
KH: . :  
Đáp án:
Bài 1: 
PT/C: Hạt vàng X Hạt xanh 
 AA aa
F1: Aa
 100 % Hạt vàng 
F1 x F1 : Hạt vàng X Hạt vàng
 Aa Aa
F2: 
KG: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
KH: 3 Hạt vàng : 1 Hạt xanh
Bài 2: 
P T/C: Hạt trơn X Hạt nhăn
 BB bb
F1:	 Bb
 100% Hạt trơn
F1 x F1 : Hạt trơn X Hạt trơn
 Bb Bb
F2:	
KG: 1BB : 2Bb : 1bb 
KH: 3 Hạt trơn : 1 Hạt nhăn 
3. Bài mới: Tổ hợp của hai phép lai trên cho kết quả như thế nào?
PT/C: Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn
F1: ?
F2:	 ?
	Từ phép lai này Men đen đã đưa ra qui luật phân li độc lập, đó là nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm lai hai tính trạng ( 10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt thí nghiệm Menđen 
HS: Tóm tắt.
GV: Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về kết quả ở F2 theo những nội dung sau: 
- Tỉ lệ phân li kiểu hình của F2.
- Kiểu hình khác P .
- Xét riêng từng cặp tính trạng .
 + vàng/xanh 
 + trơn/nhăn 
+ Mối liên quan giữa kiểu hình chung và kiểu hình riêng.
HS: Nhận xét 
GV: Từ nhận xét của HS chỉnh sữa.
GV : Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm đó đã phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử?
HS: thảo luận từ nhận xét đê trả lời 
GV kết luận: từ nhận xét Tỉ lệ phân li 9:3:3:1 là tích của tỉ lệ (3:1) x (3:1) à quy luật nhân xác suất 
GV: Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập?
HS: Trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở tế bào học (23 phút)
GV yêu cầu HS quy ước gen
HS: quy ước gen
GV: giả sử cặp alen Aa nằm trên cặp NST hình que; cặp alen Bb nằm trên cặp NST hình cầu
GV yêu cầu HS xác định KG P
HS: xác định
Để hoàn thành cách viết sơ đồ lai GV chia lớp thành 2 nhóm
GV yêu cầu 2 nhóm hoàn thành sơ đồ thông qua trò chơi tiếp sức (SƠ ĐỒ KÈM THEO GIÁO ÁN). 
Luật chơi: 
 + Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ hoàn thành 1 bảng sơ đồ lai chưa có KG.
 + Người chơi nghiên cứu các vị trí của KG đã được chuận bị sẵn và lên ghép theo thứ tự trên sơ đồ.
 + Mỗi HS 1 mẫu ghép, theo thứ tự lần lượt, người đầu tiên dãn xong, thì tiếp theo người thứ hai, cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. 
HS: Nhận các mẫu ghép, thảo luận và hoàn thành
GV: nhận xét và đưa đáp án
Yêu cầu hai nhóm chấm điểm chéo cho nhau, cho nào sai à các nhóm cử đại diện lên sữa.
GV đưa ra sơ đồ lai.
GV dẫn dắt: Ở thời kì của Menđen chưa chứng minh được quy luật phân li độc lập. Sau này, khi di truyền học ra đời đã chứng minh được quy luật của Menđen bằng cơ sở tế bào học.
GV yêu cầu HS rút ra cơ sở tế bào học
HS nêu cơ sở tế bào học
GV: Từ sự trả lời HS, GV dựa trên Sơ đồ HS vừa hoàn thành để khái quát lại kiến thức
GV: điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập?
HS: trả lời 
- P thuần chủng
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn
- Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
GV: Nhận xét và bổ sung:
Bằng sơ đồ lai và cơ sở tế bào học đã chứng minh được quy luật phân li độc lập của Menđen mà trước đây Menđen chưa làm được.
GV hướng dẫn HS làm 1 bài tập nhỏ (nếu có thời gian cùng làm với HS) hoặc cho HS về nhà làm
Bài tập: Nếu F1 lai với 1 kiểu hình xanh nhăn thì kết quả kiểu gen và kiểu hình sẽ như thế nào?
GV hướng dẫn F1 cho 4 giao tử, xanh nhăn cho 1 giao tử. Vậy đời sau sẽ có 4 kiểu hình và 4 kiểu gen khác nhau, tỉ lệ là 1:1:1:1
Hoạt động 3: Tìm hiểu Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập (5 phút)
GV: Đưa hình ảnh sơ đồ lai hai tính trạng của Menđen, hướng HS chú ý đến KH khác bố mẹ và đặt câu hỏi: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì cho tiến hóa và chon giống.
HS: Nghiên cứu SGK và hình ảnh trả lời 
GV: Vì sao trên trái đất không thể tìm được hai người có KG giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng? 
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Vì số biến dị tổ hợp có thể được tạo ra là rất lớn 223x223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau.
GV: dựa vào nội dung của phép lai hai cặp tính trạng chúng ta xác điịnh được điều gì ở F2?
HS: tỉ lệ KH và KG
Vậy nếu biết các cặp gen phân li độc lập thì chúng ta dự đơn được kết quả như thế nào? 
HS: Nêu ý nghĩa tiếp theo
GV hướng HS trả lời lệnh SGK, hoàn thành bảng 9
HS: tự tính toán ,thảo luận đưa ra công thức tổng quát ( nếu có thời gian hướng dẫn hs đưa các con số trong bảng về dạng tích luỹ ) hoặc cho HS về nhà làm
GV:
Theo Menden nếu lai 1 cặp tính trạng (VD: A, a) thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 là gì? 
Theo Menden nếu lai 2 cặp tính trạng (VD: A, a, B, b) thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là gì? 
Hình thành bảng 9 SGK
GDMT
-Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo độ đa dạng loài.
I. Thí nghiệm lai hai tính trạng.
1. Thí nghiệm: 
 Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng
P t/c: vàng ,trơn x xanh, nhăn
F1 : 100% vàng ,trơn
 Chọn 15 cây F1 ,tự thụ phấn hoặc giao phấn
F2 : 	315 vàng, trơn : 101 vàng, nhăn :108 xanh, trơn :32 xanh, nhăn
2. Nhận xét kết quả F2 : 
- Tỉ lệ phân li KH : xấp xỉ 9:3:3:1
- KH khác P: vàng, nhăn ; xanh, trơn.
- Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ vàng/xanh ≈ 3/1
+ trơn/nhăn ≈ 3/1
- Tỉ lệ KH chung bằng tích các tỉ lệ KH riêng 9:3:3:1 = (3:1) x (3:1) 
à quy luật nhân xác suất 
3. Nội dung quy luật: 
Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân ly độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
II. Cơ sở tế bào học
1. Sơ đồ lai
Quy ước
A : hạt vàng; a: hạt xanh 
B : hạt trơn b: hạt nhăn
Pt/c : hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn 
 AABB aabb
GP AB ab
F1 AaBb 
 100% vàng, trơn
F1 x F1 : Vàng, trơn x vàng, trơn
 AaBb AaBb
GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2 
♀ ♂
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
KG: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
KH: 9vàng,trơn:3vàng,nhăn:3xanh,trơn :1xanh, nhăn 
2. Cơ sở tế bào học
- Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Khi giảm phân các cặp NST tương đồng phân li độc lập à phân li các cặp alen tương ứng. 
- Sự kết hợp của các giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện nhiều tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp). 
III. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: 
- Giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật →nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Dự đoán được trước kết quả lai
4. Củng cố (3 phút)
Bài tập: Ở cà chua, biết 
Thân cao trội so với thân thấp; 
Quả đỏ trội so với quả vàng. 
Các gen qui định 2 cặp tính trạng này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau 
PT/C: thân cao, quả đỏ X thân thấp, quả vàng 
Xác định tỉ lệ kiểu hình sẽ có ở F2 
Đáp án:
Tỉ lệ kiểu hình: 
9 thân cao, quả đỏ 
3 thân cao, quả vàng 
3 thân thấp, quả đỏ 
1 thân thấp, quả vàng 
5.Dặn dò:
 Bài tập về nhà: Trả lời các câu hỏi SGK
Xem nội dung bài: “Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen” cho tiết sau
IV. KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

File đính kèm:

  • docGA-PHAN LI DOC LAP.doc
Bài giảng liên quan