Bài giảng môn Sinh học - Chương II: Học thuyết tiến hóa của lamarck jean baptiste de lamarck (1744 – 1829)

 1. Bản chất và nguồn gốc sự sống:

 - Bản chất sự sống: Lamarck cho rằng

 + Fluid một “lực lượng đặc biệt”: kích thích sự vận động nội tại, gây ra những biến đổi phân hủy, phục hồi, đổi mới và sinh trưởng.

 + Fluid: từ môi trường xâm nhập vào cơ thể.

 - Phân biệt giữa vật thể sống và vật thể không sống: vật thể sống đòi hỏi sự vận động nội tại, sự tương tác trong các bộ phận của nó.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học - Chương II: Học thuyết tiến hóa của lamarck jean baptiste de lamarck (1744 – 1829), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CHƯƠNG IIHỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA LAMARCKJean Baptiste de Lamarck (1744 – 1829)Phần dành cho đơn vịI. Tiểu sử :II. Nội dung học thuyết tiến hóa của Lamarck 1. Bản chất và nguồn gốc sự sống:	2. Sự tiến hóa của sinh giới 3. Nguồn gốc loài người: 1. Bản chất và nguồn gốc sự sống:	- Bản chất sự sống: Lamarck cho rằng + Fluid một “lực lượng đặc biệt”: kích thích sự vận động nội tại, gây ra những biến đổi phân hủy, phục hồi, đổi mới và sinh trưởng. + Fluid: từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. 	- Phân biệt giữa vật thể sống và vật thể không sống: vật thể sống đòi hỏi sự vận động nội tại, sự tương tác trong các bộ phận của nó.	- Nguồn gốc của sự sống:Vật thể không sống sinh vật đơn giản => Bằng đường “tự nhiên sinh”, các sinh vật đơn giản không ngừng tự sinh từ vât chất không sống. vật lý, fluid2. Sự tiến hóa của sinh giới: a. Quan niệm về loài: b. Sự diệt vong của loài và sự hình thành loài mới c. Các nhân tố tiến hóa:a. Quan niệm về loài:	- Khái niệm loài:“loài là một tập hợp những cá thể giống nhau, đều là dòng dõi của những cá thể khác giống chúng”, “loài có tính chất bất biến tuyệt đối”. - Sự biến đổi của loài: + Giai đoạn 1: thừa nhận loài bất biến. + Giai đoạn 2: loài biến đổi từ từ, liên tục, giữa các loài có dạng trung gian chuyển tiếpNguyên nhân do “ngoại cảnh tác động vào cơ thể sinh vật một cách không điều kiện, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Sở dĩ ta khó nhận thấy tác dụng của nó vì những kết quả của tác dụng đó chỉ thể hiện sau một thời gian dài”. + Giai đoạn 3: Công nhận sự tồn tại của loài kiên định tương đối. - Sự diệt vong của loài: Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật thích ứng kịp và loài này biến đổi thành loài khác mà không có sự diệt vong. - Sự hình thành loài mới: loài  loài mớingoại cảnhc. Các nhân tố tiến hóa:“ Khuynh hướng tiệm tiến”: Tác động phân hóa của ngoại cảnh Sự sử dụng hay không sử dụng cơ quan “ sự cố gắng bên trong” của sinh vật để giải thích sự hình thành cơ quan mới. - “ Khuynh hướng tiệm tiến”: 	+ Sự tiệm tiến là sự tiến bộ dần về mức độ tổ chức cơ thể. 	 + sinh vật có tổ chức ngày càng phức tạp là vì trong cơ thể có sẳn một khuynh hướng tự vươn lên trình độ tổ chức phức tạp và hoàn thiện.Tác động phân hóa của ngoại cảnh + Đối với động vật bậc thấp và thực vật: ngoại cảnh thay đổi trực tiếp dẫn đến sự biến đổi đáng kể trong cơ thể qua trao đổi chất + Ở động vật có hệ thần kinh phát triển thì ngoại cảnh ảnh hưởng gián tiếp qua hệ thần kinh. Hoàn cảnh sống thay đổi => nhu cầu thay đổi => tập quán thay đổi => sự thay đổi hình thái cấu tạo cơ quan. Sự sử dụng hay không sử dụng cơ quan + Định luật 1: “Ở một động vật chưa phát triển hết hạn độ của nó, sự sử dụng thường xuyên, liên tục 1 cơ quan sẽ dần dần củng cố cơ quan ấy làm cho nó phát triển thêm, to thêm, mạnh thêm tỉ lệ với thời gian sử dụng. Sự không sử dụng thường xuyên một cơ quan nào đó dần dần sẽ làm cho nó suy yếu đi, mất dần năng lực và cuối cùng bị tiêu biến”. Sự sử dụng hay không sử dụng cơ quan + Định luật 2: “Tất cả những đặc tính mà thiên nhiên đã buộc các cá thể đạt được hay mất đi dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh trong đó loài của chúng ta đã sống từ lâu và tiếp đó dưới ảnh hưởng của việc sử dụng hay không sử dụng thường xuyên một cơ quan nhất định, tất cả những đặc tính này sẽ được bảo tồn và truyền lại cho con cháu bằng con đường sinh sản nếu những biến đổi đó là chung cho cả hai cá thể bố mẹ hoặc là riêng cho cá thể mà tự đó đã sinh ra cá thể mới”.- “ Sự cố gắng bên trong” của sinh vật để giải thích sự hình thành cơ quan mới. d. Chiều hướng tiến hóa: - Theo Lamarck sinh giới tiến hóa theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp gọi là sự tiệm tiến. - Dựa vào đặc điểm của hệ thần kinh, tuần hoàn và hô hấp, xếp động vật thành 14 lớp thuộc 6 mức độ tiệm tiến.VI. 14. lớp có vú Dây thần kinh tập hợp về não-não chiếm hết hộp sọ	13. lớp chim Tim có 2 tâm thất- máu nóng.	V. 12. lớp bò sát Dây thần kinh tập hợp về não-não không chiếm hết	11. lớp cá hộp sọ- Tim một tâm thất- Máu lạnh.IV.	10. lớp thân mềm Dây thần kinh tập hợp về não hoặc hành não- 	9. lớp chân tơ Thở bằng mang.	8. lớp giun đốt Hệ tuần hoàn có tỉnh mạch và động mạch. 	7. lớp giáp sátIII.	6. lớp nhện Dây thần kinh nốivới hành não-Hô hấp nhờ khí quản	5. lớp sâu bọ Chưa có hệ mạch hoặc chưa hoàn thiện.II.	4. lớp giun Không có hành não -Không có mạch máu	3. lớp trùng phóng xạ Có cơ quan tiêu hóa và các cơ quan khác.I.	2. lớp thủy mẫu Không có dây thần kinh -Không có cơ quan khác	1. lớp trùng cỏ ngoài cơ quan tiêu hóa.	Giải thích sự tồn tại của sinh vật có tổ chức thấp song song với sinh vật có tổ chức cao là do các sinh vật đơn giản không ngừng xuất hiện bằng lối tự sinh từ chất vô cơ.IV. Nguồn gốc loài người:Người là động vật cao cấp nhất được phát sinh từ một nòi vượn cao cấp có “4 tay”. Do điều kiện ngoại cảnh nào đó mà mất thói quen leo trèo trên cây và chuyển sang đời sống dưới mặt đất đứng thẳng và đi bằng hai chân sau, dẫn đến sự phân hóa chi. Sự thay đổi chế độ ăn uống mà dần dần biến đổi bộ răng, xương hàm, hộp sọ. Đời sống tập thể làm phát sinh tiếng nói, lúc đầu là những âm tiết riêng lẻ, kèm theo điệu bộ, dần dần đến những âm tiết rành mạch, ngày càng phong phú. Nhờ những đặc điểm trên tổ tiên loài người tiến hóa.V. Đánh giá học thuyết của Lamarck: 1. Cống hiến - Là người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự phát triển lịch sử của giới hữu cơ. - Là người đầu tiên xem sự biến đổi của sinh giới theo qui luật tự nhiên, là sản phẩm của tiến hóa. - Nêu được vai trò của ngoại cảnh lên sự biến đổi của sinh vật. - Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong quá trình hình thành và biến đổi của cơ quan cũng như vấn đề nguồn gốc loài người theo quan điểm duy vật. 2. Thiếu sót: - Sai lầm khi dùng “khuynh hướng tiệm tiến” để giải thích sự tiến hóa và “sự cố gắng bên trong” của sinh vật để giải thích sự hình thành cơ quan mới - Quá nêu cao vai trò của ngoại cảnh và thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với môi trường. - Chưa giải thích cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, sự hình thành đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài mới. - Phủ nhận sự diệt vong của loài. - Sai lầm khi đưa ra định luật di truyền các biến dị tập nhiễm. Ôâng cho rằng mọi dị biến đều di truyền được.	Dù còn nhiều thiếu sót nhưng học thuyết Lamarck cơ bản là duy vật và là cơ sở của sự xuất hiện học thuyết tiến hóa của Darwin.

File đính kèm:

  • pptLarmack.ppt
Bài giảng liên quan