Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) La Quán Trung

d. Giá trị

- Tư tưởng:

+ Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị

+ Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi

-Nghệ thuật

+ Giá trị lịch sử, quân sự

+ Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, đặc biệt là nghệ thuật miêu tẩ các trận chiến sinh động và hấp dẫn.

3. Vị trí đoạn trích

- Nửa đầu hồi 28

- Tên hồi:

“ Chém Sái Dương anh em hòa giải

Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”

 

ppt33 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) La Quán Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)---La Quán Trung--I.Tìm hiểu chung1. Tác giả- La Quán Trung(1330 – 1400)-Tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân- Sống cuối Nguyên đầu Minh- Quê: Thái Nguyên, Sơn Tây cũ- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích ngao du- Chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử=> Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh2. Tác phẩma. Nguồn gốc: - La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian(thoại bản) để viết lên Tam quốc diễn nghĩa. Đến đời Thanh, Mao Tôn Cương chỉnh lí, viết lời bình..thành 120 hồi và lưu truyền đến nayb. Thể loại: -Tiểu thuyết lịch sử chương hồi(120 hồi)c. Nội dung- Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy(Tào Tháo) – Thục ( Lưu Bị) – Ngô( Tôn Quyền)- Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dând. Giá trị- Tư tưởng:+ Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị+ Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi-Nghệ thuật+ Giá trị lịch sử, quân sự+ Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, đặc biệt là nghệ thuật miêu tẩ các trận chiến sinh động và hấp dẫn.3. Vị trí đoạn trích- Nửa đầu hồi 28- Tên hồi: “ Chém Sái Dương anh em hòa giảiHồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”4. Tóm tắt đoạn trích- Trước đó, 3 anh em Lưu - Quan - Trương náu mình dưới trướng của Tào Tháo, hiểu bản chất gian hùng của Tháo, họ bỏ đi- Bị đuổi đánh, mỗi người mỗi ngả- Quan Công, bảo vệ hai chị dâu, tạm hàng Tào với điều kiện, hàng Hán chứ không hàng Tào, khi nào nghe tin anh thì sẽ đi ngay.- Được Tháo ban thưởng hậu nhưng nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu, Quan Công trả ấn tín, vàng bạc đi ngay- Bị tướng Tào ngăn cản, chém 6 tướng, vượt 5 cửa quan. Đến gặp Trương PhiII. Đọc – hiểu1.Tìm hiểu nhân vậtChi tiết Trương PhiQuan CôngTrước khi gặpKhi gặp mặtKhi Sái Dương đến- Chẳng nói chẳng rằng- lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa- dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc=> tức giận, hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thùDiện mạo: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngượcHành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm QCXưng hô: mày - taoLập luận:- bỏ anh- hàng Tào- được phong hầu tứ tước- đến đây đánh lừa tao- đâu có bụng tốt- đến để bắt ta đóNghĩ: QC đem theo quân đến bắt mìnhHành động: múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm QCYêu cầu: đánh ba hồi trống, chém đầu tướng giặcNghe tin Trương Phi thì tỏ ra- Mừng rỡ vô cùng- Sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin=> tâm trạng vui sướng, hạnh phúc như sắp được gặp người thânThái độ: mừng rỡ vô cùngHành động: giao long đao, tế ngựa lại đónXưng hô: hiền đệ, emLập luận: - em không biết, ta cũng khó nói- đến hỏi chị- đừng nói vậy,oan uổng quáThanh minh: tất phải đem quân mã chứ- Chấp nhận lời thách thức- Chưa dứt hồi trống chém đầu Sái Dương2. Phân tích nhân vật( Tiết 2)a. Nhân vật Trương Phi=> Trương Phi hành động như vậy vì Trương Phi coi Quan Công là kẻ phản bội: phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào, phản bội lại triều đình nhà Thục, đã ở trong doanh trại Tào, chịu ân huệ của Tào. TP không thể chấp nhận một kẻ phản bội như vậy.TP nghĩ QC đến là để bắt mình nên đã hành động trước để chứng tỏ sức mạnh của mình, đề phòng QC cướp thành.Qua suy nghĩ và hành động của TP chúng ta thấy rằng đây là nhân vật có tính cách nóng nảy, bộc trực, hành động nông nổi và hơi thiếu suy nghĩ, tuy nhiên cũng phải thấy rằng đây là nhân vật rất thẳng thắn, luôn muốn mọi thứ phải rõ ràng, mắt thấy tai nghe, một con người trung nghĩa, không chấp nhận những thứ mập mờ, không nương nhẹ với kẻ phụ nghĩa.=> Cách phản ứng của TP tuy có hơi thái quá và nóng nảy, tuy nhiên nó lại rất phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của nhân vật lúc bấy giờ. - TP là người nóng nảy, chỉ nhìn vào những việc trước mắt nên hành động như vậy là hoàn toàn phù hợp.Nó không những không thể hiện rằng đây là nhân vật có tính cách gàn dở mà còn cho thấy những nét đẹp trong tâm hồn của nhân vật. Đó là lòng trung thành, sự cương trực, thẳng thắn, luôn giữ vững lập trường: " Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ".b. Nhân vật Quan Công=> Bên cạnh nhân vật TP chúng ta còn thấy QC là một con người có tính cách điềm đạm, bình tĩnh trong mọi tình huống, biết tận cụng thời cơ:+ Giữ lời hứa và cũng là điều kiện đặt ra để tự bảo vệ: hàng Hán chứ không hàng Tào, biết tin anh ở đâu thì đi ngay+ Tạm hành để bảo vệ chị dâu+ Chấp nhận điều kiện mà Trương phi đưa ra để chứng minh cho lòng trung nghĩa của mình.+ Thái độ: ôn tồn cầu cứ hai chị dâu. Chúng ta có thể khẳng định rằng QC bị oan vì: QC thân tại Tào doanh, tâm tại Hán. Ngay khi nghe tin của Lưu Bị, QC ngay lập tức trả Tào mọi quà tặng, đưa hai chị cùng đi tìm đại ca. Vượt năm cửa quan, chém đầu sáu tên tướng giặc. Như vậy, QC không thể là kẻ phản bội. Là một người trung tín – trung nghĩa=> Chi tiết Sái Dương đến đã củng cố thêm sự nghi ngờ vốn tồn tại trong suy nghĩ của TP cho rằng QC đem quân đến để bắt mình. Đồng thời cũng đẩy QC vào thế bí, bị nghi ngờ nhiều hơn, nó như một bằng chứng buộc tội QC. Đến lúc này, mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm, nó thúc đẩy cho tình huống truyện diễn ra nhanh hơn, buộc các nhân vật phải có những hành động để giải quyết. 2.Ý nghĩa nhan đề - Hồi trống Cổ Thành- Trong đoạn trích, hồi trống ở đoạn cuối là một điểm sáng, chứa đựng linh hồn của cả đoạn. Nó ngân vang trong đoạn trích và dường như trong cả tác phẩm, thể hiện khí thế hào hùng của chiến trận. Hồi trống đó vang lên cũng chính là lúc lời giải đáp cho câu hỏi ngay từ đầu đoạn trích được tìm thấy. Nó tạo nên vầng hào quang xung quanh các nhân vật, tôn thêm vẻ đẹp của các anh hùng.Hồi trống trong đoạn trích mang nhiều ý nghĩa.+ Hồi trống thách thức: TP nghi ngờ QC phản bội, lệnh trong ba hồi trống phải chém đầu Sái Dương. Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của QC, thử thách tài năng của QC. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là QC phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.+ Hồi trống minh oan: QC đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của TP để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng QC. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho QC. + Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, QC giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.III. Tổng kết1. Nội dung:- Xây dựng hình tượng các anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật Trương Phi. - Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.2. Nghệ thuật đoạn trích+ Sử dụng nhiều từ cổ: quân kị, ấn thụ, phu nhân, xà mâu, long đao+ Về cách xây dựng nhân vật: sử dụng nghệ thuật xây dựng các nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng: Trương Phi tượng trưng cho sự nóng nảy, cương trực, Quan Công tượng trưng cho chữ nghĩa háo; mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược+ Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động và lời nói chứ không phải sự miêu tả và giới thiệu của tác giả.+ Về tình huống truyện: xây dựng những tình huống xung đột kịch tính, tạo nên sự hấp dẫn, hồi hộp cho đoạn trích: tình huống bị hiểu nhầm; tình huống Sái Dương kéo quân đến; tình huống đánh trống chém đầu tướng giặc. Tình tiết truyện được đẩy nhanh, diễn biến căng thẳng.+ Nghệ thuật kể chuyện: thể hiện nghệ thuật kể chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi. Truyện được kể theo trình tự thời gian của sự việc, nếu sự việc xảy ra đồng thời hoặc chuyển lời của nhân vật thì đều dùng lời chuyển. Truyện ít quan tâm đến diễn biến tâm lý và suy nghĩ của nhân vậtĐặc điểm tính cách của Trương Phi?Trương Phi cho rằng Quan Công la người như thế nào?Tên tướng giặc bị Quan Công chém trong đoạn trích?Mâu thuẫn giữa QC và TP được giải quyết chủ yếu bằng gì?GDN4ISAIAGN123NOAYNNGW1W2W3W4PAHNBUGTõ ch×a kho¸: (7 ch÷)(7 ch÷)(8 ch÷)(8 ch÷)OIOHHANHDONGUNDĐặc điểm tính cách của Trương Phi?Trương Phi cho rằng Quan Công la người như thế nào?Tên tướng giặc bị Quan Công chém trong đoạn trích?Mâu thuẫn giữa QC và TP được giải quyết chủ yếu bằng gì?Hoàn cảnh ra đời: thế kỉ XIVĐề tài: cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến quân phiệt thời Tam quốc: Ngụy, Thục, NgôGiá trị và ý nghĩa của tác phẩm 	+ Phản ánh cục diện chính trị xã hội của Trung Hoa phong kiến 	+ Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân 	+ Kho tàng kinh nghiệm phong phú về chiến lược, chiến thuật 	 + Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng nhân vật độc đáoBản đồ thời Tam quốcCaùc nhaân vaät trong “Tam quoác dieãn nghóa”II. Đọc hiểu VB1. Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm“ Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ thành tôi chúa đoàn viên ”2. Nhân vật Trương PhiMột dũng tướng, một anh hùng lừng lẫy của Tam quốc: mình cao tám thước, đầu báo mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng như sấm động,Hành động: + Nghe tin Quan Công đến “chẳng nói chẳng rằng, lập tức vác mâu lên ngựa, đi tắt ra cửa bắc,” + Khi gặp Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”Ngôn ngữ: + Xưng hô mày tao, nói Quan Công bội nghĩa + Lý lẽ của Trương Phi: trung thần không thờ hai chủ - Ứng xử, thái độ: + Thẳng tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công + Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường* Tiểu kết: trong đoạn trích hiện lên hình ảnh tuyệt đẹp, dũng cảm, trung nghĩa, nóng nảy, thô lỗ mà tinh tế và phục thiện của Trương Phi – một hổ tướng của nước Thục sau này.“Trung thần có lẽ nào lại thờ hai chủ?”3. Nhân vật Quan CôngDũng tướng mặt đỏ như táo chín, mắt phượng mày ngài, râu dài hai thước, cưỡi ngựa xích thố ngày đi ngàn dặm, cắp thanh long đao oai phong lẫm liệt,Quan CoângHành động + Một lòng tìm về đoàn tụ anh em + Mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin + Gặp Trương Phi giao long đao cho Châu Thương cầm + Khi Trương Phi tấn công, tránh né và không phản kích + Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để tự minh oanThái độ, ngôn ngữ+ Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi+ Nhún nhường, thanh minh* Tiểu kết: Quan công là người rất mực trung nghĩa, tấm lòng son sắt thủy chung nhưng cũng bản lĩnh và kiêu hùng“Gương trung vằng vặc soi trời bểKhí nghĩa ầm ầm nổi gió mưa”3.Ý nghĩa hồi trốngHồi trống là điều kiện, là quan toà phán xét.Biểu tượng cho lòng trung nghĩa và khí phách anh hùng.Biểu trưng cho tính cương trực của Trương Phi, khẳng định sự “tuyệt nghĩa” của Quan Công.Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu-Quan-Trương.4.Nghệ thuật:Dẫn dắt mâu thuẫn đến chỗ khó giải quyết, hầu như bế tắt, rồi bất ngờ lại loé sáng một con đường giải thoát.Giàu kịch tính, lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ, không bình phẩm nhưng toát lên được không khí chiến trận và thể hiện được tính cách nhân vật một cách rõ ràng.

File đính kèm:

  • ppthoi_trong_co_thanh.ppt