Bài giảng Những hư hỏng thông thường ở tủ lạnh và cách sửa chữa

Vị trí lắp máy không thích hợp (hướng lắp máy: hướng Đông - Tây bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được, không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được).

- Hiện tượng này là do để quá nhiều thực phẩm ngăn cản sự lưu thông của  luồng gió lạnh. Cần điều chỉnh lại lượng thực phẩm.

- Vị trí núm của thermostat không thích hợp. Kiểm tra điểm đặt của nút điều chỉnh nhiệt độ, để núm thermostat về phía độ lạnh cao hơn.

- Đện áp cung cấp cho tủ yếu, cần kiểm tra điện áp cấp cho máy ( từ 200V – 240V).

 

ppt19 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Những hư hỏng thông thường ở tủ lạnh và cách sửa chữa, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
2-4. Những hư hỏng thông thường ở tủ lạnh và cách sửa chữa2.4.1. Dấu hiệu hoạt động bình thường của một tủ lạnhCắm điện, vặn núm điều chỉnh thermostat ra khỏi số không, thermostat phải đóng điện (nghe có tiếng “tách”) và động cơ máy nén phải làm việc.Máy chạy êm, chỉ nghe tiếng gõ nhẹ của hộp rơle khi đã cắm điện được 0,2 - 0,3s, sau đó không nghe tiếng gừ gằn của máy hoặc tiếng gõ lạ trong lốc. Nếu lốc là loại dùng lò xo treo để cố định thì khi máy khởi động nó có thể rung lắc, nhưng sau đó phải ổn định, không ồn.Ống đẩy từ lốc đến đầu dàn nóng phải nóng dần, độ nóng tăng dần, mức độ nóng giảm dần đến phin lọc chỉ còn âm ấm.Mở cửa tủ nghe rõ tiếng ga phun vào dàn lạnh, nhiệt độ dàn giảm dần. Sau 15 phút, sờ vào dàn lạnh thấy dính tay, lớp tuyết phủ đều là tủ hoạt động tốt.Để thermostat ở số nhỏ, sau một lúc nó phải dừng máy nén, sau đó nhiệt độ trong tủ tăng, máy lại làm việc thì thermostat, rơle khởi động và động cơ máy nén làm việc tốt. Máy nén làm việc theo chu kì.Nếu tắt máy xong ta lại cho máy chạy lại ngay mà rơle bảo vệ ngắt khi máy nén không khởi động được, rơle bảo vệ hoạt động tốt.Khi đã kê tủ ngay ngắn, bằng phẳng mà cánh cửa tủ khó đóng kín thì do gioăng cửa, bản lề hay nam châm cửa chưa chỉnh.Khi tủ chạy bình thường, dàn nóng phải nóng đều, dàn lạnh bám tuyết hết. Với tủ 140l, sau 2h30 có thể làm được 0,5 kg đá hoặc sau 6h có thể làm được 2 ÷ 7 kg đá.Máy nén phải nóng suốt cả thời gian làm việc và cả lúc nghỉ ngắn cũng như khi khởi động lại.Ống hút phải cảm thấy lạnh nhưng không có tuyết về đầu lốc.Nếu đo, dòng điện định mức ở tủ 220V trong khoảng 0,7 đến 1,1A, còn ở tủ 110V trong khoảng 1,7 đến 2,8A. Ở tủ đá 220V khoảng 1 đến 2A. 2.4.2. Những hư hỏng và cách khắc phục1. Những hư hỏng khi máy nén vẫn làm việca) Độ lạnh kémBiểu hiện: không làm được đá hoặc rất lâu ra đá, tuyết không bám hết được dàn bay hơi, máy chạy liên tục, dàn nóng không nóng lắm.Nguyên nhân: thiếu gas, hỏng thermostat, tắc ống mao, máy tắc ẩm, nạp quá nhiều gas, tủ không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thủng, hư hỏng bên trong máy nén. 1. Thiếu gas.+ Hiện tượng: - Tuyết không bám hết dàn lạnh;- Máy chạy lâu, thermostat không cắt (hệ số thời gian làm việc tăng), nếu chạy lâu thì rơle bảo vệ sẽ cắt;- Ống đẩy chỉ hơi nóng;- Dàn ngưng không nóng lắm.- Nếu đo áp suất, đo dòng điện thì thấy như sau: khi máy chạy có chân không ở đầu hút (áp suất ở đồng hồ chỉ dưới số không), áp suất đầu đẩy thấp hơn bình thường. Dòng điện vào động cơ thấp hơn bình thường. Cho máy nghỉ thấy thời gian cân bằng áp suất ngắn hơn bình thường.+ Sửa chữaTrường hợp hệ thống lạnh thử nghiệm, nếu đã có sẵn hoặc có thể lắp với van trích (sau dàn nóng) và van nạp (ở đầu nạp máy nén) thì nạp thêm gas để đủ áp suất thử chỗ rò. Nếu không có chỗ rò thì do máy nạp thiếu gas, chỉ việc nạp thêm gas là được.Nếu không lắp được các van trên hoặc thử có chỗ rò thì cần phải: - Khắc phục chỗ hở; - Thay phin, thử kín; - Hút chân không; - Nạp lại gas;2. Hỏng thermostatThermostat đóng ngắt không chính xác (kéo dài thời gian nghỉ, không đóng lại), nguyên nhân có thể là ít môi chất trong ống cảm biến nhiệt.Cách thử: tháo thermostat, đấu tắt, tủ chạy, tốc độ lạnh bình thường là thermostat hỏng, thay cái mới.3. Tắc ống mao (không tắc hoàn toàn) + Biểu hiện: - Tủ còn lạnh (ít), thường có một ít tuyết ở vùng đầu vào dàn lạnh. - Động cơ nóng hơn bình thường, tiếp tục chạy lâu thì rơle bảo vệ sẽ cắt. - Ống đẩy và đầu dàn ngưng nóng hơn bình thường.- Nếu đo đạc dòng điện cao hơn bình thường.- Áp suất đầu hút thấp, còn áp suất đầu đẩy cao hơn bình thường.- Khi cho máy nghỉ thì lâu cân bằng áp suất.+ Sửa chữa- Xả gas;- Thay ống mao;- Thay phin;- Thử kín;- Hút chân không;- Nạp lại gas;- Chạy thử, tủ đủ lạnh, thermostat đóng ngắt tốt. 4. Máy tắc ẩm+ Biểu hiện:- Trên bề mặt dàn lạnh có tuyết rồi sau đó lại tan (lúc có ẩm tắc);- Ống đẩy và dàn nóng lúc nóng (lúc không bị tắc), lúc nguội (lúc bị tắc);- Máy làm việc theo chu kì ngắn (rơle bảo vệ đóng ngắt liên tục);- Nếu đo thấy áp suất đầu hút và áp suất đầu đẩy tăng giảm bất thường. Khi tắc ẩm, áp suất hút nhỏ hơn không, áp suất đẩy cao hơn bình thường, còn khi thông dòng áp suất hút lại bình thường, áp suất đẩy cũng trở về trị số định mức - Nếu hơ nóng ống mao (hình 2-14), dùng ngọn lửa nhỏ và không làm cháy cách nhiệt ống hút, sẽ hết tắc ẩm. Mở cửa tủ lạnh có thể nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh. Thường tắc ngay đầu ống mao nối với dàn lạnh nên có thể dùng nước nóng làm nóng dàn ở góc nối với ống mao cũng hết tắc ẩm.+ Sửa chữa:- Xả hết gas;- Khử ẩm, thay phin sấy, hút chân không bằng bơm chân không cao;- Làm các công việc nạp lại gas;- Thử lại, khi đạt độ lạnh rơle nhiệt độ đóng cắt tốt. Hình 2-14. Thử tắc ẩm ống mao bằng mỏ hàn hơ nóng 5. Nạp quá nhiều gas.Khi nạp gas quá nhiều máy cũng kém lạnh.+ Hiện tượng:- Tuyết bán ở dàn lạnh nhiều hơn bình thường;- Dàn nóng nóng dữ dội;- Máy nén lạnh hơn bình thường, nhất là lúc mới khởi động;- Ống hút bị đọng sương bề mặt hoặc có tuyết bám về tận lốc.- Nếu đo thấy: dòng điện cao hơn bình thường, khi máy chạy áp suất đầu hút và đầu đẩy cao hơn bình thường, khi máy nghỉ áp suất cân bằng cũng cao hơn bình thường.+ Sửa chữa:- Xả bớt gas qua đầu nạp của máy;- Đối với máy đã nạp sau khi sửa chữa thì xả gas qua van phía hút nếu máy lạnh còn nối với bộ nạp. Nếu đã ngắt bộ nạp và hàn kín thì phải dùng dũa công nghệ, mở một lỗ thật nhỏ phía đầu nạp (tốt nhất mở trên ống mao đầu nạp) để xả bớt gas. Sau khi xả xong, bóp đầu ống và hàn kín. 6. Tủ không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thủng+ Biểu hiện: - Tuyết bám nhiều ở dàn bay hơi hơn bình thường, tủ ít ngắt; - Nhiệt độ trong tủ tăng; - Sờ vỏ tủ gần khe cửa thấy lạnh; - Có đọng sương phía sau tủ ở cửa sổ chắn dàn lạnh.+ Nguyên nhân: Cửa tủ đóng không kín, nắp cửa phía sau dàn lạnh lỗ lắp dây điện không kín, cách nhiệt bị ẩm, bị nước vào.+Sửa chữa: - Điều chỉnh khe hở cửa tủ hợp lý bằng cách điều chỉnh chốt bản lề tủ để khi đóng lại gioăng tủ đệm kín hết khe hở. - Kiểm tra lại nam châm, nắn lại cửa, khung tủ nếu bị vênh, gù hay móp. - Kê lại tủ cho bằng, cân đối. - Làm kín nắp sau dàn lạnh và lỗ dẫn dây điện, ống cảm biến của thermostat... - Hàn vá kín vỏ tủ không để ẩm ướt hay thiếu cách nhiệt. 7. Độ lạnh kém do máy nén vẫn chạy nhưng không bình thường+ Hiện tượng:- Có tiếng kêu lạ trong máy nén;- Ống đẩy không nóng;- Lốc máy không nóng bình thường;+ Nguyên nhân:- Clapê bị bẩn, vênh, thủng;- Pittông và xilanh bị mài mòn, khe hở lớn;- Vỡ ống đẩy trong lốc.+ Sửa chữa:- Bổ lốc: dùng cưa sắt, đối với lốc hình trụ có thể dùng máy tiện để cắt vỏ lốc làm hai. Trước khi bổ lôc phải tháo hết dầu qua đường hút. Có thể bổ ở nhiều vị trí khác nhau tuỳ theo cấu tạo của từng loại lôc, nhưng thuận tiện nhất vẫn là bổ theo đường hàn của lốc.- Kiểm tra clapê hút và đẩy bằng tháo ra và quan sát bằng mắt thường, phát hiện các trục trặc, làm sạch hoặc thay mới nếu cần. Không nên mài mỏng lá van và đổi chiều vì như vậy có thể làm thay đổi chế độ làm việc của clapê và làm cho clapê mau gẫy.- Kiểm tra độ giơ của các mối lắp ghép như tay biên và chốt pittông, tay biên trục khuỷu, các ổ đỡ trục khuỷu và trục, pittông và xilanh.- Kiểm tra dầu, lưới lọc dầu và làm sạch cặn bẩn trong máy nén. 8) Tủ lạnh làm lạnh kém, máy vẫn chạy bình thường - Vị trí lắp máy không thích hợp (hướng lắp máy: hướng Đông - Tây bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được, không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được).- Hiện tượng này là do để quá nhiều thực phẩm ngăn cản sự lưu thông của  luồng gió lạnh. Cần điều chỉnh lại lượng thực phẩm.- Vị trí núm của thermostat không thích hợp. Kiểm tra điểm đặt của nút điều chỉnh nhiệt độ, để núm thermostat về phía độ lạnh cao hơn.- Đện áp cung cấp cho tủ yếu, cần kiểm tra điện áp cấp cho máy ( từ 200V – 240V).b. Tủ mất lạnh hoàn toàn + Biểu hiện: Động cơ máy nén vẫn chạy nhưng không có lạnh. Dàn ngưng có thể vẫn nóng. + Nguyên nhân: 1. Tủ hết gas. - Có thể có chỗ thủng, không khí vào trong hệ thống. Xác định chỗ thủng: thường ở dàn lạnh (do cạy đá, do dàn bị ăn mòn vì để bẩn, thức ăn mặn, thợ nạp chất chống ẩm mêtanol tuỳ tiện...) hoặc ở cuối phin lọc (do gẫy ống mao chỗ nối vào phin). Cũng có khi do hở lốc ở chân giắc cắm điện. - Khắc phục chỗ rò gas, làm các công việc nạp lại gas. 2. Tắc ống mao - Nếu tắc gần phía phin lọc, thử hơ nóng chỗ tắc, nếu không thông là tắc bẩn, cần thay ống mao. - Nếu tắc cuối ống mao, đầu dàn bay hơi, nếu hơ nóng hay dội nước nóng mà thông dòng là tắc ẩm, cần thay phin, nạp lại gas. - Hiện tượng chung khi tắc ống mao là dàn lạnh bị hụt hết gas, tuyết tan, không còn lạnh. - Khi không tắc hoàn toàn sẽ thấy tuyết bám ngoài ống ngay chỗ bị tắc. 3. Tắc phin lọc - Nếu phin tắc ít thì tủ còn hơi lạnh. Khi mất lạnh hoàn toàn là phin tắc hoàn toàn. - Biểu hiện: Khi mới chạy ống đẩy nóng, sau lạnh dần, phin lạnh. - Tắc phin thường là tắc bẩn (do bụi bẩn, cặn dầu, mạt kim loại) phải thay phin lọc. 4. Hư hỏng bên trong máy nén - Thực ra máy nén vẫn chạy nhưng khả năng nén hút (thể hiện qua áp suất đầu hút, đầu đẩy) không bình thường. - Có thể do lá van (clapê) gẫy, cong, thủng hay nứt vỡ ống đẩy trong máy, khi đó vỏ máy không nóng lắm, công tiêu thụ giảm (máy chạy với dòng điện nhỏ). Sửa hoặc thay máy nén. 2. Động cơ, máy nén không làm việc Động cơ, máy nén không làm việc có thể do: - Không có điện vào động cơ; - Động cơ bị hỏng; - Máy nén hỏng; - Nạp quá nhiều gas máy không khởi động được. Để xem xét sơ bộ tất cả các bộ phận điện cần rút phích cắm điện, cắt điện vào máy. Ở tủ lạnh gia đình, mạch điện chiếu sáng trong tủ không phụ thuộc vào mạch điện chạy máy và mạch bảo vệ, điều khiển. Khi tháo hay mở các bộ phận điện phải hiểu rõ và nhớ sơ đồ đấu dây, cách lắp ráp. Nếu không phải ghi chép,vẽ lại. Việc kiểm tra bắt đầu từ nguồn vào: ổ cắm, dây nối. Mở và kiểm tra hộp đấu dây (nắp hộp thường được giữ bằng vít hoặc cài bằng lò xo). Tiếp tục kiểm tra các loại rơle bảo vệ và rơle khởi động, tụ điện, động cơ.a) Khi có điện vào đến hộp rơle khởi động bảo vệ ở lốc máyChứng tỏ thermostat vẫn thông mạch, cần kiểm tra và sửa chữa theo trình tự các nguyên nhân sau:1. Rơle khởi động không làm việc có thể do:- Không đủ điện áp rơle không hút được;- Điện áp thấp làm rôto động cơ không quay được, dòng điện tăng làm rơle bảo vệ cắt máy;- Tiếp điểm rơle khởi động bị bẩn hoặc hai tiếp điểm không chạm vào nhau;- Lõi sắt bị kẹt không hút lên được;- Hộp rơle đấu dây nhầm.2. Rơle bảo vệ hỏng, có thể do:- Không đóng tiếp điểm;- Tiếp điểm tiếp xúc không tốt do bẩn, cháy sém, vênh, gẫy rời, dính tiếp điểm.3. Động cơ đã bị cháy, có thể là: - Cháy cuộn khởi động, - Cháy cuộn làm việc, - Ở máy nén hoặc động cơ bị kẹt cơ khí, pittông không chuyển động được làm cho rôto động cơ bị kẹt không quay được, dòng tăng cao làm cháy động cơ. Trường hợp này trong máy có tiếng ù, tiếng gừ rõ ràng hơn.4. Tụ điện hỏng: Nếu tiếp xúc không tốt thì sửa lại, nếu hỏng phải thay mới.5. Nạp quá nhiều gas. Gas nạp quá nhiều cũng có thể làm cho máy không khởi động được. Cần kiểm tra xác định, nếu đúng là nạp gas quá nhiều thì phải xả bớt gas b) Khi không có điện vào đến hộp rơle ở lốc máyKiểm tra khắc phục theo thứ tự:1. Mất điện lưới;2. Mất tiếp xúc điện, có thể là: - Đứt dây điện; - Hộp đấu dây có chỗ tiếp xúc không tốt, mất, lỏng vít hay đầu tiếp xúc bẩn;- Tiếp điểm của thermostat không đóng hoặc tiếp xúc không tốt;- Chưa vặn núm điều chỉnh nhiệt độ;- Để núm vặn ở số bé quá trong khi tủ còn lạnh, thermostat không đóng tiếp điểm. 3. Những hư hỏng kháca) Rò điện ra vỏ và các chi tiết+ Biểu hiện: Sờ vào tủ bị điện giật, chạm bút thử điện vào những chỗ kim loại không sơn hay phủ sơn cách điện thấy có điện (tuỳ theo mức độ rò mà bút thử sáng nhiều hay ít). + Nguyên nhân:- Do đấu nối hoặc dây dẫn bị mất cách điện dẫn đến điện chạm vỏ hoặc dàn, đường ống, hộp rơle.- Cuộn dây mất cách điện chạm vỏ động cơ;- Giắc cắm điện trong động cơ chạm vỏ.+ Sửa chữa:- Kiểm tra, sửa hộp đấu dây (nếu hỏng);- Kiểm tra, sửa công tắc, dây, đui đèn;- Kiểm tra, sửa thermostat;- Kiểm tra hộp rơle khởi động - bảo vệ.- Đo cách điện của dây dẫn, các bối dây của động cơ, rơle... với vỏ (đất). Điện trở cách điện khi quay mêgômmet phải lớn hơn 5M. Nếu nhỏ hơn 1M phải tìm đúng chỗ hỏng và khắc phục hoặc thay thế.- Nếu rò điện nhẹ, cũng có thể do hộp đấu dây, rơle, dây dẫn... bị bẩn hoặc ẩm, lâu ngày không làm việc. Chỉ cần lau chùi sạch sẽ, đặt tủ nơi khô ráo, có thể một thời gian sau sẽ hết rò.- Đảo lại vị trí dây nguồn.- Nối mát cho máy.b) Máy làm việc ồn+ Hiện tượng:- Có tiếng ù hoặc gõ trong lốc;- Có tiếng kêu lạch xạch từ các cơ cấu cố định lốc, đường ống, dàn...- Có tiếng gõ trong rơle.+ Nguyên nhân:- Lò xo treo hay bulông cố định lốc bị nới lỏng hoặc quá chặt, mất cân đối vững chắc;- Dàn nóng hoặc các rơle, cửa tủ... cố định không tốt, mất cân bằng động;- Rơle hoặc lốc bị sự cố như: kẹt rơle, lốc sát cốt, lá van hỏng, hỏng lò xo treo trong, ống đẩy bị rò, bôi trơn kém, hỏng chốt pittông, bạc biên...+ Sửa chữa:- Chỉnh máy, chữa theo nguyên nhân;- Thay lốc.- Khi máy nén quá tải, các bộ phận cơ cấu không được neo giữ cố định hợp lý thì thường kèm theo hiện tượng rung tủ. Cần kiểm tra độ cân bằng của chân tủ. Trong trường hợp tủ lạnh lắp trên giá cần phải kiểm tra độ cứng vững của giá để tránh cộng hưởng. - Tủ rung mạnh cũng có thể do điện áp quá yếu, tủ khó khởi động. Do đó cần kiểm tra nguồn. Nếu điện áp yếu nên sử dụng ổn áp. c) Máy chạy liên tục Bình thường, chỉ sau một thời gian, khi đạt độ lạnh là máy ngừng chạy. Máy chạy lại khi nhiệt độ trong tủ đã tăng. Máy chạy không nghỉ tức là hệ số thời gian làm việc tăng. + Nguyên nhân: - Thermostat không ngắt được tiếp điểm; - Đặt đầu cảm biến của thermostat không đúng; - Mất gas trong ống cảm biến; - Xơ cứng trong hộp xếp thermostat; - Nhiệt độ không khí bên ngoài quá cao; - Bỏ quá nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm có nhiệt độ cao trong tủ. + Sửa chữa:Chữa theo nguyên nhân, chú ý kiểm tra thermostat và thông thoáng chỗ đặt máy.d) Máy làm việc và ngừng không theo quy luật+ Hiện tượng: Máy đóng và ngắt mạch liên tục; Máy ít ngắt.+ Nguyên nhân: - Máy bị tắc ẩm, rơle bảo vệ cắt, nhiệt độ tăng lại cho thông mạch;- Động cơ bị om dây, điện trở giảm khi làm việc do tăng nhiệt độ, rơle bảo vệ ngắt mạch, động cơ nguội lại cho thông mạch;- Nếu máy chỉ làm việc khi núm thermostat ở trị số lớn là do giảm gas trong ống cảm biến;- Có thể do ổ cắm không chặt hoặc mất tiếp xúc điện khác.+ Sửa chữa: Theo nguyên nhânChú ý: kiểm tra đường cung cấp điện, thermostat và rơle bảo vệ.e) Rơle bảo vệ hoạt động liên tục+ Nguyên nhân:- Điện áp cung cấp tăng, giảm thường xuyên;- Lắp nhầm loại rơle bảo vệ không phù hợp với lốc của tủ;- Ổ cắm hỏng hoặc tiếp xúc điện ở rơle không tốt, - Hỏng tụ;- Động cơ bị om dây, máy nén bị kẹt cơ.+ Sửa chữa:- Chữa theo nguyên nhân. - Khi lốc khó khởi động hoặc không khởi động được thì cũng dẫn đến hiện tượng rơle bảo vệ đóng cắt liên tục.f) Tủ lạnh tiêu thụ nhiều điệnKhi theo rõi thấy tủ lạnh chạy tốn điện, có thể do các nguyên nhân sau: - Nhiệt độ môi trường tăng cao: phòng đặt tủ không thông thoáng, tủ để sát tường hay ở góc chết khó làm mát dàn ngưng, tủ đặt gần nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi. - Tủ cách nhiệt kém: cửa tủ đóng không khít nên nhiệt và không khí vào nhiều, lớp tuyết bám dày dẫn đến truyền nhiệt kém, khi đóng cửa tủ đèn trong tủ không tắt (do công tắc đèn hỏng). - Điện áp nguồn cao quá máy chạy cũng nóng hơn, tốn điện. - Có tổn hao khi chạy qua biến áp hoặc ổn áp. - Máy nén có sự cố, ma sát tăng dẫn đến tải lớn. - Cuộn dây động cơ bị om, cách điện giảm, tổn thất công suất tiêu thụ tăng. - Bộ hơi của máy nén kém (clapê hút và đẩy làm việc kém), công suất lạnh máy nén không đủ, máy chạy lâu, nóng. - Cách nhiệt bị hỏng, ẩm, nắp sau dàn lạnh không kín. - Máy thiếu gas, công suất lạnh giảm, máy phải chạy lâu nên tốn điện. - Đặt quá nhiều sản phẩm, nhất là thức ăn nóng vào tủ.Sửa chữa: Tuỳ điều kiện cụ thể, loại bỏ dần nguyên nhân, xác định đúng bệnh. Chú ý tình trạng chất lượng tủ và chế độ sử dụng, bảo dưỡng. 

File đính kèm:

  • pptBai_12_Hu_hong_thong_thuong_o_tu_lanh_cach_sua_chua.ppt