Bài giảng Sinh học - Tiết 21: Kiểm tra một tiết

1. Mục tiêu :

+Kiến thức :

Kiểm tra kiến thức của HS từ chương I tới chương III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.

+Kĩ năng: Làm bài tập di truyền, làm bài kiểm tra

+Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học, trung thực khi làm bài kiểm tra

2. Đề bài:

 

doc8 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Sinh học - Tiết 21: Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 28/10/2011 
Ngày dạy: 31/10/2011_9A+9B
Tiết 21: KIỂM TRA MỘT TIẾT
1. Mục tiêu :
+Kiến thức :
Kiểm tra kiến thức của HS từ chương I tới chương III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.
+Kĩ năng: Làm bài tập di truyền, làm bài kiểm tra
+Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học, trung thực khi làm bài kiểm tra
2. Đề bài: 
Ma trận đề
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Các thí nghiệm của Menđen
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
- Giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. 
- Viết được sơ đồ lai
Câu
Điểm
Tỉ lệ (%)
2. Nhiễm sắc thể
- Trình bày được sự biến đổi hình thái trong chu kì tế bào
- Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1: 1
- Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của nhiễm sắc thể.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó
Câu
Điểm
Tỉ lệ (%)
3. ADN và gen
- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN
- Nêu được chức năng của gen
- Kể được các loại ARN
- Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành tính trạng).
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleôtit
- Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen ® ARN ® Protein ® Tính trạng.
Câu
Điểm
Tỉ lệ (%)
4. Tổng hợp
Làm được các dạng bài tập tổng hợp
Làm được các dạng bài tập tổng hợp
Làm được các dạng bài tập tổng hợp
Làm được các dạng bài tập tổng hợp
Câu
Điểm
Tỉ lệ (%)
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ (%)
ĐỀ 1 (9A)
I. Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1: (2 đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đầu phương án đúng 
A. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a.	F2 phân li kiểu gen theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b.	F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c.	F2 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
d.	F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
B. Mục đích của phép lai phân tích là: 
a. 	Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp.
b. 	Phân biệt thể đồng hợp trội với thể đồng hợp lặn.
c. 	Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. 	Tạo giống mới cho năng suất cao
Câu 2: (2 đ) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau: 
(A)
Các kì 
(B)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân 
(C)
Kết qủa 
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
b. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
e. Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài.
g. Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
1: 
2: 
3: 
4: 
Câu 3 : Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1?
Câu 4 : Nêu chức năng của ARN
Câu 5: Một gen có tất cả 3000 nuclêôtit ; Biết sốA+ số T= 1200 nu. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit
Câu 6: Ở người, tính trạng tóc xoăn (A) là trội so với tóc thẳng (a). Trong một gia đình, Bố mẹ đều có tóc xoăn sinh ra 3 đứa con; trong đó con cả tóc thẳng; con thứ hai và con út đều tóc xoăn. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ. Viết sơ đồ lai chứng minh
ĐỀ 2 (9B)
I. Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1: (2 đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đầu phương án đúng 
A. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a.	F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b.	F2 phân li kiểu gen theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c.	F2 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
d.	F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
B. Chức năng của NST:
a. 	NST là cấu trúc mang gen
b.	NST là thành phần cấu tạo nên riboxom
c. 	NST có chức năng cấu trúc nên bào quan và màng sinh chất
d. 	NST có chức năng điều hòa trao đổi chất trong cơ thể
Câu 2: (2 đ) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau: 
(A)
Các kì 
(B)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân 
(C)
Kết qủa 
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 
b. Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài. 
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. 
e. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt. 
g. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
1: 
2: 
3: 
4: 
Câu 3 : Nêu các bậc cấu trúc không gian của prôtêin?
Câu 4: Nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập
Câu 5: Một gen có tất cả 3000 nuclêôtit và tổng số A gấp 1,5 lần tổng số X. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit
Câu 6: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). 
a, Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang đi lai phân tích sẽ có kiểu gen như thế nào? Viết sơ đồ lai chứng minh
b, Cho cây cà chua quả đỏ lai với cây cà chua quả đỏ. Thấy con lai F1 thu được có hai loại kiểu hình là quả đỏ và quả vàng. Hãy xác định kiểu gen của P. Viết sơ đồ lai chứng minh
3. Đáp án – biểu điểm
ĐỀ 1 (9A)
I. Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1: (2 đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đầu phương án đúng 
A. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a.	F2 phân li kiểu gen theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b.	F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c.	F2 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
d.	F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
B. Mục đích của phép lai phân tích là: 
a. 	Phân biệt đồng hợp trội với thể dị hợp.
b. 	Phân biệt thể đồng hợp trội với thể đồng hợp lặn.
c. 	Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.
d. 	Tạo giống mới cho năng suất cao
Câu 2: (2 đ) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau: 
(A)
Các kì 
(B)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân 
(C)
Kết qủa 
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
b. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
e. Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài.
g. Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
1: b,c
2: e,g
3: d
4: a
Câu 3 : Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1?
- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng chứa NST X với trứng tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái. Còn tinh trùng chứa NST Y thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.
Câu 4 : Nêu chức năng của ARN
- ARN thông tin (mARN) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin.
- ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin.
- ARN ribôxôm (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 5: Một gen có tất cả 3000 nuclêôtit ; Biết sốA+ số T= 1200 nu. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit
Câu 6: Ở người, tính trạng tóc xoăn (A) là trội so với tóc thẳng (a). Trong một gia đình, Bố mẹ đều có tóc xoăn sinh ra 3 đứa con; trong đó con cả tóc thẳng; con thứ hai và con út đều tóc xoăn. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ. Viết sơ đồ lai chứng minh
ĐA: 
Câu 6: Bố mẹ đều tóc xoăn nên sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa. Nhưng con cả tóc thẳng có kiểu gen aa. Trong đó có 1a của bố, 1a của mẹ. Vậy bố, mẹ đều phải cho giao tử a → bố mẹ có kiểu gen Aa
ĐỀ 2 (9B)
I. Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1: (2 đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đầu phương án đúng 
A. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ......
a.	F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b.	F2 phân li kiểu gen theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c.	F2 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
d.	F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
B. Chức năng của NST:
a. 	NST là cấu trúc mang gen
b.	NST là thành phần cấu tạo nên riboxom
c. 	NST có chức năng cấu trúc nên bào quan và màng sinh chất
d. 	NST có chức năng điều hòa trao đổi chất trong cơ thể
Câu 2: (2 đ) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ở cột C trong bảng sau: 
(A)
Các kì 
(B)
Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân 
(C)
Kết qủa 
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3. Kì sau
4. Kì cuối
a. Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 
b. Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài. 
c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. 
e. Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt. 
g. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
1: e,c
2: b,a
3: d
4: g
Câu 3 : Nêu các bậc cấu trúc không gian của prôtêin?
+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa.
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo.
+ Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.
+ Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 còn thể hiện tính đặc trưng của prôtêin.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập
+ Ở các loài giao phối (SV bậc cao) kiểu gen gồm rất nhiều gen và các gen thường tồn tại ở trạng thái dị hợp nên tạo ra rất nhiều loại giao tử khác nhau. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này tạo nên nguồn biến dị tổ hợp rất phong phú.
+ Số biến dị tổ hợp càng nhiều tạo ra càng nhiều cơ hội lựa chọn cho con người trong chọn giống. Đối với một loài trong tự nhiên thì càng có nhiều cơ hội để tồn tại.
Câu 5: Một gen có tất cả 3000 nuclêôtit và tổng số A gấp 1,5 lần tổng số X. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit
Câu 6: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). 
a, Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang đi lai phân tích sẽ có kiểu gen như thế nào? Viết sơ đồ lai chứng minh
b, Cho cây cà chua quả đỏ lai với cây cà chua quả đỏ. Thấy con lai F1 thu được có hai loại kiểu hình là quả đỏ và quả vàng. Hãy xác định kiểu gen của P. Viết sơ đồ lai chứng minh
ĐA: 
Câu 6: 
a, Vì con lai thu được toàn quả đỏ nên cơ thể mang đi lai phân tích sẽ có kiểu gen AA
b, P toàn quả đỏ nên sẽ có kiểu gen Aa hoặc AA.
Vì F1 thu được có quả vàng nên P đều phải cho giao tử a
Þ P đều có kiểu gen Aa

File đính kèm:

  • docKT Sinh9 tiet 21(Hoàng Tùng).doc
Bài giảng liên quan