Bài giảng Tập huấn tổ chức câu lạc bộ học sinh ở trường tiểu học dạy học cả ngày

Nghe các GV, nghệ sĩ, họa sĩ, nghệ nhân,. hướng dẫn, luyện tập múa, hát, đàn, đọc thơ, kịch, múa rối, tập làm sản phẩm,

- Biểu diễn các tiết mục do các em dàn dựng; trình diễn các bộ trang phục do các em tự thiết kế.

- Trưng bầy, triển lãm, hội chợ các sản phẩm hoạt động Văn hoá, nghệ thuật của các em như: tranh vẽ, tượng đất sét, hoa giả, những đồ dùng, đồ chơi mà các em làm từ phế liệu,

- Giao lưu với các ca sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà văn, nhà thơ có các tác phẩm viết cho thiếu nhi.

- Nghe giới thiệu về các văn nghệ sĩ mà HS yêu mến

- Xem tranh ảnh, băng hình, phim, triển lãm về các văn nghệ sĩ, nghệ nhân

 

ppt39 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 10489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập huấn tổ chức câu lạc bộ học sinh ở trường tiểu học dạy học cả ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNGGIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC (SEQAP) TẬP HUẤNTỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ HỌC SINHỞ TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY Buôn Ma Thuột, ngày 16 tháng 10 năm 2014 Báo cáo viên: Vũ Ngọc Kính HOẠT ĐỘNG 1 (tổ chức lớp)THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN 1. Thành lập Hội đồng tự quản: a) Bầu Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch. b) Chia nhóm, làm quen các thành viên trong nhóm, bầu Trưởng nhóm, Thư kí. - Chia lớp thành 8 nhóm (tổ chức điểm số từ 1 đến 8). Các thành viên cùng một số sẽ thành lập một nhóm. - Làm quen các thành viên trong nhóm, bầu Trưởng nhóm, Thư kí và người phát ngôn của nhóm. 2. Hội đồng tự quản thống nhất Nội quy lớp học: - Thời gian bắt đầu khởi động đầu các buổi và thời gian kết thúc mỗi buổi. - Công tác quản lí lớp học, công tác trực nhật và vệ sinh lớp học. - Các quy định chung ….. NỘI DUNG TẬP HUẤN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ HỌC SINH II. THỰC HÀNH THIẾT KẾ VÀ LẬP KH TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG CLB HỌC SINH III. THỰC HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CLB HỌCSINH VÀ RÈN KĨ NĂNG CHUNG HOẠT ĐỘNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀTỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ HỌC SINH Đến hoạt động 3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG 2 Kết nối ND Kết nối ND Kết nối ND Đến hoạt động 3 End Về hoạt động 2 NỘI DUNG 1 (hoạt động 2)MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP CLB HỌC SINH a) Các nhóm sinh hoạt 5 phút về nội dung câu hỏi: Câu lạc bộ học sinh được thành lập ở trường thầy, cô nhằm mục đích gì? Tổng hợp nội dung sau khi thảo luận, chia sẻ b) Sau sinh hoạt các nhóm tổng hợp nội dung trên A4 và cử đại diện nhóm (người phát ngôn) chia sẻ trước lớp về nội dung câu hỏi trên. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP CLB HỌC SINH 1. Tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển năng khiếu; nuôi dưỡng niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học; thực hiện các quyền trẻ em đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia. Mục đích 2. Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, vận dụng KT-KN đã học vào thực tiễn; được tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp; thúc đẩy, tăng cường vai trò của học sinh đối với cộng đồng. 3. Góp phần hình thành và phát triển ở HS những giá trị và năng lực cần thiết của con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Về hoạt động 2 End NỘI DUNG 2 (hoạt động 2) NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH a) Các nhóm sinh hoạt 7 phút về nội dung câu hỏi: Khi tổ chức và vận hành CLB học sinh, thầy, cô luôn cố gắng đảm bảo những nguyên tắc nào? Tổng hợp nội dung sau khi thảo luận, chia sẻ b) Sau sinh hoạt các nhóm tổng hợp nội dung trên A4 và cử đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về nội dung câu hỏi trên. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ VẬN HÀNH 1. Đảm bảo tính tự nguyện tham gia Câu lạc bộ của học sinh 2. Đảm bảo phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động Câu lạc bộ. 5. Đảm bảo huy động sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng Về hoạt động 2 3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuôi HS và phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương. 4. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động CLB HS với các HĐGD khác trong nhà trường. End NỘI DUNG 3 (hoạt động 2)QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB HỌC SINH a) Các nhóm sinh hoạt 5 phút về nội dung câu hỏi: Để thành lập các Câu lạc bộ học sinh, thầy, cô sẽ thực hiện theo quy trình nào? Tổng hợp nội dung sau khi thảo luận, chia sẻ b) Sau sinh hoạt các nhóm tổng hợp nội dung trên A4 và cử đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về nội dung câu hỏi trên. QUY TRÌNH THÀNH LẬP CLB HỌC SINH Về hoạt động 2 Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ HS Từ nhu cầu thực tế của HS, nhà trường sẽ QĐ thành lập những CLB nào & sắp xếp GV tham gia vào Ban cố vấn (hoặc có thể cả vào Ban chủ nhiệm, nếu thấy cần thiết) Căn cứ vào điều kiện về CSVC, nhân lực, tài lực thực tế của nhà trường để dự kiến các CLB có thể tổ chức cho HS tham gia. Nhà trường Thông báo và tìm hiểu về nhu cầu tham gia các Câu lạc bộ của HS và của CMHS 1 2 3 4 End HOẠT ĐỘNG 3 CÁC LOẠI HÌNH CÂU LẠC BỘ HỌC SINH Về hoạt động 2 Đến hoạt động 4 NỘI DUNG CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG 3 Kết nối ND Kết nối ND Kết nối ND Về hoạt động 3 End Đến hoạt động 4 NỘI DUNG 1 (hoạt động 3)CHIA SẺ THÔNG TIN TỪ THỰC TIỄN a) Ở địa phương, trường thầy, cô đã có thành lập những Câu lạc bộ nào cho học sinh? b) Ngoài những loại hình CLB đó, theo thầy, cô trong trường tiểu học FDS còn có thể tổ chức những loại hình Câu lạc bộ học sinh nào khác? Cá nhân tự trải nghiệm từ thực tiễn qua công tác ở trường và địa phương để chia sẻ trước lớp về hai thông tin sau: Cá nhân Lắng nghe – Ghi chép – Chia sẻ Chốt nội dung chia sẻ TỔNG HỢP THÔNG TIN CHIA SẺ Hình thức sinh hoạt các Câu lạc bộ trong thực tiễn rất đa dạng và phong phú. Các hình thức sinh hoạt này được xuất phát từ nhu cầu thực tế của những nhóm người có cùng sở thích, cùng các hoạt động và mong muốn được thể hiện, được tham gia. Tác dụng của sinh hoạt các Câu lạc bộ rất lớn vì nó mang tính cộng đồng cao và môi trường để tài năng phát triển. Tuy nhiên các hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ trong trường tiểu học được tập trung vào bốn loại hình cơ bản sau: Tổng hợp nội dung sau khi thảo luận, chia sẻ NỘI DUNG 2 (hoạt động 3)CÁC LOẠI HÌNH CÂU LẠC BỘ HỌC SINH Lưu ý Về hoạt động 3 LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ Việc đặt tên cho mỗi Câu lạc bộ sẽ do các thành viên của Câu lạc bộ đó thống nhất và tự quyết định (ban cố vấn cần định hướng để các em lựa chọn tên Câu lạc bộ sao cho phù hợp với lứa tuổi của các em). Tùy theo nhu cầu của học sinh và điều kiện thực tế của từng trường mà nhà trường có thể quyết định lựa chọn những Câu lạc bộ nào có tính khả thi và phù hợp cho học sinh hoạt dộng Về hoạt động 3 End NỘI DUNG 3 (hoạt động 3)THỰC HÀNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNHHOẠT ĐỘNG MỘT CÂU LẠC BỘ HỌC SINH 1) Nhóm 1 & 2 chọn một CLB cụ thể thuộc lĩnh vực Thể dục thể thao; 2) Nhóm 3 & 4 chọn một CLB cụ thể thuộc lĩnh vực VH – Nghệ thuật; 3) Nhóm 5 & 6 chọn một CLB cụ thể thuộc lĩnh vực khám phá các môn học, Khoa học tự nhiên và XH; 4) Nhóm 7 & 8 chọn một CLB cụ thể thuộc lĩnh vực ham thích hoạt động xã hội. Yêu cầu: Mỗi nhóm tự chọn một Câu lạc bộ để thảo luận liệt kê những hoạt động và chương trình hoạt động trong năm của Câu lạc bộ đó theo phân công sau: Nhiệm vụ: Các nhóm hoàn thành sản phẩm tên giấy A0. Cử đại diện của nhóm trình bày trước lớp để chia sẻ chung. Gợi ý Tổng hợp chương tình hoạt động các CLB TRANG CHỦ MINH HOẠ (nội dung thực hành) 1. Gợi ý hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao 2. Gợi ý hoạt động của các Câu lạc bộ VH – Nghệ thuật 3. Gợi ý hoạt động của các Câu lạc bộ Em yêu khoa học 4. Gợi ý hoạt động của các Câu lạc bộ Nghị sĩ trẻ 5. Gợi ý hoạt động của các Câu lạc bộ Những tấm lòng vàng, kết nối yêu thương. 6. Gợi ý hoạt động của các Câu lạc bộ Vì cộng đồng. Kết nối ND Kết nối ND Kết nối ND Kết nối ND Kết nối ND Kết nối ND Lưu ý MINH HOẠ (nội dung thực hành) GỢI Ý HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CLB TDTT Về trang minh hoạ chung MINH HOẠ (nội dung thực hành) GỢI Ý HĐ CỦA CÁC CLB VH-NGHỆ THUẬT - Nghe các GV, nghệ sĩ, họa sĩ, nghệ nhân,... hướng dẫn, luyện tập múa, hát, đàn, đọc thơ, kịch, múa rối, tập làm sản phẩm,… - Biểu diễn các tiết mục do các em dàn dựng; trình diễn các bộ trang phục do các em tự thiết kế. - Trưng bầy, triển lãm, hội chợ các sản phẩm hoạt động Văn hoá, nghệ thuật của các em như: tranh vẽ, tượng đất sét, hoa giả, những đồ dùng, đồ chơi mà các em làm từ phế liệu,… - Giao lưu với các ca sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà văn, nhà thơ có các tác phẩm viết cho thiếu nhi. - Nghe giới thiệu về các văn nghệ sĩ mà HS yêu mến - Xem tranh ảnh, băng hình, phim, triển lãm về các văn nghệ sĩ, nghệ nhân… Về trang minh hoạ chung GỢI Ý HĐ CỦA CÁC CLB EM YÊU KHOA HỌC - Xây dựng, thực hiện và trình bầy kết quả thực hiện các dự án nhỏ, đặc biệt là những dự án ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cộng đồng. VD: - Dự án về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, về tiết kiệm điện, tiết kiệm chất đốt. - Dự án về Ngôi nhà xanh, Ngôi nhà mơ ước, Ngôi trường xanh - Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc chuyên gia. Tổ chức quan sát các hiện tượng trong tự nhiên. - Giao lưu với các nhà khoa học, các chuyên gia, các khách mời... - Thi tìm hiểu, giao lưu giữa HS với HS (dưới nhiều hình thức, VD như: trò chơi Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olimpia, Vượt qua thử thách,...) về các KT-KN liên quan đến các môn khoa học, hoặc về: Ô nhiễm môi trường, về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu, về đại dịch HIV/AIDS. - Nghe báo cáo chuyên đề, đọc sách báo, quan sát tranh ảnh, xem phim, băng hình về các hiện tượng tự nhiên; về các phát minh khoa học; về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học Việt Nam, thế giới; về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu,... - Tham quan dã ngoại (các viện bảo tàng, vườn thú, khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các khu công nghiệp,...) Về trang minh hoạ chung MINH HOẠ (nội dung thực hành) GỢI Ý HĐ CỦA CÁC CLB NGHỊ SĨ TRẺ Về trang minh hoạ chung MINH HOẠ (nội dung thực hành) GỢI Ý HĐ CỦA CÁC CLB NHỮNG TẤMLÒNG VÀNG - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG Tìm hiểu về những địa chỉ khó khăn, cần hỗ trợ, giúp đỡ trong lớp trong trường, ở địa phương. - Vận động bạn bè trong lớp, trong trường và cộng đồng trong địa phương cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho những địa chỉ khó khăn, cần sự hỗ trợ của cộng đồng. Về trang minh hoạ chung MINH HOẠ (nội dung thực hành) GỢI Ý HĐ CỦA CÁC CLB VÌ CỘNG ĐỒNG Tham gia công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện các phong trào xã hội như: Thực hiện An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, các chương trình hoạt động “vì chất lượng cuộc sống”, chung tay xây dựng “nông thôn mới”, Phòng chống đại dịch về HIV/AIDS… Về trang minh hoạ chung NHỮNG LƯU Ý KHI XÂY DỰNGVÀ TỔ CHỨC CÁC CÂU LẠC BỘ HỌC SINH + Các hoạt động của Câu lạc bộ phải phù hợp với nhu cầu của học sinh; thiết thực, bổ ích đối với các em và phù hợp với mục đích, nguyên tắc Câu lạc bộ. Tránh tình trạng tổ chức rườm rà, nặng nề, tốn kém hoặc mang tính hình thức. + Những hoạt động trên chỉ mang tính chất gợi ý. Các trường cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo, bổ sung thêm những hoạt động khác cho phù hợp với nhu cầu học sinh, với yêu cầu giáo dục của địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường. Về hoạt động 3 End HOẠT ĐỘNG 4 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG  CÂU LẠC BỘ HỌC SINH Về hoạt động 3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG 4 Kết nối ND Kết nối ND 2. Thực hành lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cụ thể của Câu lạc bộ mà nhóm được giao. 1. Quy trình tổ chức hoạt động và đánh giá sau hoạt động, kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ học sinh Về hoạt động 4 QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNGCÂU LẠC BỘ HỌC SINH Mục tiêu Hoạt động Kết nối Kết nối Kết nối Kết nối Bước 1: Thiết kế hoạt động, xây dựng kế hoạch HĐ Để thiết kế mỗi hoạt động của câu lạc bộ, việc đầu tiên và cần phải lựa chọn chủ đề hoạt động, sau đó tiến hành soạn thảo theo cấu trúc chung sau đây: Tên hoạt động: (thời lượng dự kiến để thực hiện hoạt động) 1) Mục tiêu hoạt động (cần xác định rõ học sinh cần đạt được gì sau hoạt động: về kiến thức, kĩ năng, thái độ) 2) thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động (xác định rõ hoạt động được tổ chức khi nào? ở đâu?) 3) nội dung hình thức hoạt động (xác định rõ hoạt động bao gồm những nội dung gì? Hình thức hoạt động như thế nào? Tuy nhiên với nhiều trường hợp thì hình thức hoạt động đã được thể hiện ngay trong tên hoạt động). 4) tài liệu và phương tiện (xác định rõ những tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động và chịu trách nhiệm chuẩn bị). 5) các bước tiến hành (xác định rõ các bước tiến hành hoạt động và các công việc, các thao tác thực hiện trong mỗi bước sau): Việc thiết kế, lập kế hoạch hoạt động của CLB HS có thể do ban chủ nhiệm CLB tự thiết kế; có thể do ban CN thiết kế với sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ của ban cố vấn, tuy nhiên, để HS có thể tham gia thiết kế được HĐ, các em cần được bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng trình bày, suy nghĩ ý tưởng…. Về trang Quy trình Bước 2: Chuẩn bị hoạt động Ở bước này các em học sinh ở câu lạc bộ cần được: + Phổ biến về mục đích, nội dung, yêu cầu của hoạt động và hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động. + Chuẩn bị các tư liệu, phương tiện, sức khỏe, thời gian, kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện hoạt động. Tuy nhiên tùy theo nội dung, tính chất hoạt động, thời gian dành cho HS chuẩn bị có thể dài (một vài tuần) hay ngắn (một vài ngày). Thậm chí, với những hoạt động đơn giản hoặc quá quen thuộc, HS có thể thực hiện ở lớp, ở trường hoặc thực hiện ở nhà; có thể chuẩn bị cá nhân hoặc theo nhóm, tùy nội dung, tính chất và quy mô hoạt động. + Tập luyện hoạt động thử (nếu cần thiêt) + Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong tiến trình hoạt động và cách ứng xử, giải quyết,v.v.. + Tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của ban cố vấn (nếu cần thiết) + Đôn đốc kiểm tra hoàn tất giai đoạn chuẩn bị. Như vậy, quá trình chuẩn bị cho hoạt động (dù ở quy mô nào) đều nên mở rộng, phát huy tinh thần dân chủ, tự giác của HS, khuyến khích các em tham gia tích cực, cùng bàn bạc, chia sẻ, sáng tạo đẻ tìm ra những hình thức sinh động và bổ sung, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Về trang Quy trình Bước 3: Tổ chức thực hiện hoạt động Tùy nội dung, tính chất hoạt động và điều kiện của nhà trường mà cách thức thực hiện hoạt động có thể đa dạng, linh hoạt. tuy nhiên, nhìn chung có thể tiến hành theo các bước cụ thể sau: 1. Tuyên bố lí do, khai mạc hoạt đông, giới thiệu chủ đề hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động. 2. Phổ biến nội dung, cách thức, yêu cầu hoạt động. 3. Các thành viên thực hiện hoạt động dưới sự điều hành của Ban chủ nhiệm và sự hỗ trợ của Ban cố vấn. 4. Tổng kết nhận xét hoạt động. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ sẽ điều hành các bạn thực hiện các hoạt động kế hoạch. Tuy nhiên, để học sinh có thể điều khiển được hoạt động, các em cần phải được bồi dưỡng KN cần thiết như: (kĩ năng tự tin, kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng dẫn chương trình, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực…); cần được giao nhiệm vụ điều khiển các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và cần được hỗ trợ động viên, khích lệ thường xuyên, kịp thời từ giáo viên, cha mẹ và bạn bè. Về trang Quy trình Bước 4: Đánh giá hoạt động Đây là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng trong quá trình hoạt động. nội dung đánh giá trong bước này bao gồm cả đánh giá chung về kết quả tổ chức hoạt động và kết quả hoạt động củ mỗi thành viên câu lạc bộ. những yêu cầu cụ thể về đánh giá sẽ được trình bày trong phần tiếp theo dưới đây. Liên kết đến “Đánh giá rút kinh nghiệm HĐ” Đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động(Chi tiết cụ thể cho bước 4) 1. Mục đích đánh giá. Đánh giá kết quả hoạt động câu lạc bộ HS phải nhằm mục đích: Ghi nhận sự tiến bộ, phát triển của HS trong quá trình tham gia các hoạt động câu lạc bộ. Phát triển năng khiếu, sở trường và xu hướng phát triển HS. Khuyến khích, động viên HS tích cực tham gia hoạt động câu lạc bộ giúp nhà trường và ban chủ nhiệm câu lạc bộ hs phát triển những ưu điểm và hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động để có những biện pháp điều chỉnh , bổ sung phù hợp và kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. 2. Nội dung đánh giá Nội dung đánh giá bao gồm: 2.1. Đánh giá chung về hoạt động: Đánh giá về nội dung hoạt động. Đánh giá về hình thức hoạt động. Đánh giá về cáh tổ chức, điều khiển hoạt động. Đánh giá về kết quả hoạt động so với mục tiêu đề ra. Tiếp theo Đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động (tiếp theo) 2.2. Đánh giá kết quả hoạt động câu lạc bộ của HS. Đánh giá kết quả hoạt động câu lạc bộ của cá nhân hs cần phải toàn diện về các mặt: ý thức, thái độ tham gia hoạt động và kết quả đạt được so với mục tiêu hoạt động đặt ra. Tuy nhiên, điều quan trọng trong đánh giá là giúp học hs tự nhìn nhận xem mình đã thu hoạch được điều gì sau hoạt động; những điều các em hài lòng, chưa hài lòng và muốn thay đổi về hoạt động; nhu cầu, mong muốn của các em về những hoạt động cau lạc bộ tiếp theo… 3. Phương thức tổ chức đánh giá: Kết hợp giữa đánh giá của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ với tự đánh giá của hs. 4. Công cụ đánh giá: HS có thể tự dánh giá bằng các công cụ như sau: Bản thu hoạch cá nhân (ngắn khoảng 1/3 trang đến 1 trang giấy). Bảng kiểm. Phiếu tự đánh giá. Phiếu đánh giá của hs phải rất đơn giản chẳng hạn như: HS chỉ cần tích vào ô trong phiếu, hoặc tô màu, hoặc vẽ khuôn mặt cười, khuôn mặt mếu. HS ghi ngắn gọn 3 điều các em thích và hài lòng về HĐ, 3 điều các em không thích, không hài lòng và 3 điều các em muốn thay đổi khi tổ chức các HĐ tiếp theo. Kinh phí tổ chức Phương tiện, kinh phí cho CLB HS Mỗi loại hình câu lạc bộ HS có đặc trưng riêng nên đòi hỏi những phương tiện cần thiết riêng. Ví dụ: Phương tiện cần thiết cho câu lạc bộ võ thuật là quần áo tập võ, dụng cụ tập, phòng tập, sân tập. Phương tiện cần thiết cho câu lạc bộ đàn Ooc Gan là đàn Ooc Gan giá để bản nhạc của học sinh, phòng tập đàn. Phương tiện cần thiết cho câu lạc bộ “họa sĩ trẻ” là giấy vẽ, bút vẽ, giá vẽ, chỗ ngồi vẽ. Phương tiện cần thiết cho hoạt động câu lạc bộ “em yêu khoa học” gồm: dụng cụ thí nghiệm, phim, băng, đĩa hình, tranh ảnh, mô hình, sách tìm hiểu khoa học cho thiếu nhi, máy chiếu đa năng… Kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị và tổ chức hoạt động câu lạc bộ HS trong trường tiểu học dạy học cả ngày một phần cho HS đóng góp, một phần có thể trích từ quỹ giáo dục nhà trường (theo công văn số 529/BGDĐT-SEQAP, ngày 26 tháng 12 năm 2013). Đồng thời, nhà trường cần vận động thêm sự hỗ trợ tài chính, phương tiện hoạt động cho câu lạc bộ từ các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở địa phương. Về hoạt động 4 Trích Công văn số 529/BGDĐT Trích nội dung mục 2, Công văn 529/BGD&ĐT-SEQAP Về hoạt động 4 Thực hành lập kế hoạch tổ chức một hoạt độngcụ thể của Câu lạc bộ mà nhóm được giao Yêu cầu: Mỗi nhóm thực hành lập kế hoạch tổ chức một hoạt động cụ thể của CLB mà nhóm mình được giao. Cụ thể như sau: 1) Nhóm 1 & 2 lập kế hoạch tổ chức HĐ cụ thể của “CLB bóng đá”; 2) Nhóm 3 & 4 lập kế hoạch tổ chức HĐ cụ thể của “CLB ca hát”; 3) Nhóm 5 & 6 lập kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể của “Câu lạc bộ Em yêu khoa học”; 4) Nhóm 7 & 8 lập kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể của “Câu lạc bộ Nghị sĩ trẻ”. Chủ đề hùng biện: “Nếu tôi là Chủ tịch nước”. Các nhóm thực hành trước lớp về tổ chức thử hoạt động của CLB đã thiết kế theo yêu cầu ở trên. Lớp chia sẻ và thảo luận để nâng cao năng lực về tổ chức một hoạt động cụ thể của Câu lạc bộ và rèn kĩ năng tổ chức chung Thực hành lập kế hoạch Chia sẻ cùng các nhóm thuyết trình thực hành Chia sẻ và giải đáp thắc mắc ??? 

File đính kèm:

  • pptKinh109 Bai giang CLB truong TH.ppt
Bài giảng liên quan