Bài giảng Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn : lịch sử và địa lí

• Giáo dục bảo vệ môi trường

 a. Khái niệm

 Giáo dục môi trường là một quá trình hình thành những nhận thức về mối quan hệ giữa con người với môi trường, hình thành thái độ và hành động giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ và cải thiện môi trường.

 + Nhận thức đúng đắn về môi trường, tác động qua lại giữa con người và môi trường (Về MT)

 

ppt39 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn : lịch sử và địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn : Lịch sử và Địa LíPhần 1 : Những vấn đề chungA. Mục tiêu cần đạt1. Học viên cần biết và hiểu - Mục tiêu nội dung GDBVMT trong môn học- Phương pháp, hình thức dạy lồng ghép tích hợp GDBVMT trong môn học.- Cách khai thác nội dung và cách soạn bài.2. Học viên có khả năng:- Phân tích nội dung xác định các bài có khả năng lồng ghép . Soạn bài và dạy học lồng ghép.B. Một số kiến thức cơ bản về Môi trường, giáo dục bảo vệ môi trườngHoạt động 1: Thảo luận nhóm Môi trường là gì? Thế nào là môi trường sống? Vai trò của môi trường?Môi trường là gì ?	a. Khái niệm Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật có tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.	Môi trường bao gồm toàn bộ các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội, điều kiện nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên	b . Môi trường sống Bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.  vv. Môi trường tự nhiên tồn tại ngoài ý muốn của con người.Môi trường xã hội : Là tổng hoà các mối quan hệ quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.Môi trường nhân tạo : Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo	 Hoạt động 2 Thảo luận nhóm.Môi trường đóng vai trò quan trọng trong đới sống của chúng ta. Môi trường có những chức năng nào ? c. Vai trò ( Chức năng) của Môi trườngMôI trườngKhông gian sống của con ngườiLưu trữ và cung cấpcác nguồn thông tinChứa đựng các phế thảido con người tạo raChứa đựng các nguồntài nguyên thiên nhiênChức năng của môi trường1. Môi trường cung cấp không gian sống của con người và các loài sinh vật.2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. 3. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin. 4. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.Hoạt động 3Hoạt động nhómThế nào là ô nhiễm môi trường ?Vấn đề MT toàn cầu hiện nay?Ô nhiễm MT ở Việt Nam hiện nay? Ô nhiễm môi trường :- Ô nhiễm môi trường là làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống.- Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực...- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và hoạt động kinh tế của con người từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến tranh2. Vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay :- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.- Nồng độ CO2 tăng trong khí quyển, khiến nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.- Tầng ô zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.- Nước sạch bị ô nhiễm. Đất đai bị sa mạc hoá.- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm Tài nguyên bị cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng không có khả năng tự điều chỉnh.- Ô nhiễm môi trường xảy ra trên quy mô rộng.3. Hiện trạng môi trường việt Nam :- Suy thoái môi trường đất: diện tích đất thoái hoá chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên của cả nước.Suy thoái rừng : + Chất lượng rừng bị giảm. + Diện tích rừng bị thu hẹp.Suy giảm hệ thống sinh học: Việt Nam được coi là 15 trung tâm đa dạng sinh học cao trên thế giới. Sự đa dạng sinh học thể hiện ở thành phần loài sinh vật. Những năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị suy giảm hoặc mất nơi sinh cư do khai thác săn bắn quá mức và do ô nhiễm môi trường.Số lượng cá thể giảm, nhiều loại diệt chủng và nhiều loại có nguy cơ bị tiêu diệt.Ô nhiễm môi trường không khí: một số nơi ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng,- Ô nhiễm môi trường nước.- Quản lí chắt thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.II. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu họcHoạt động 4- Thế nào là giáo dục BVMT ?- Sự cần thiết phải GDBVMT là gì?Giáo dục bảo vệ môi trường 	a. Khái niệm	Giáo dục môi trường là một quá trình hình thành những nhận thức về mối quan hệ giữa con người với môi trường, hình thành thái độ và hành động giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ và cải thiện môi trường. 	+ Nhận thức đúng đắn về môi trường, tác động qua lại giữa con người và môi trường (Về MT)+ý thức, thái độ thân thiện với MT (Vì môi trường)+ Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường: đánh giá những vấn đề về môi trường, tổ chức hành động (Trong MT) b. Đặc trưng của giáo dục MT+ GDMT mang tính địa phương cao+ GDMT cần hình thành không chỉ nhận thức mà cả hành vi+ GDMT cần được tiến hành thông qua mọi môn học và mọi hoạt động trong nhà trường.c/ Năm 2008 Việt Nam có gần 7 triệu HS tiểu học, khoảng 323 506 GV tiểu học với gần 15.028 trường tiểu học. + Đây là một tỉ lệ đông đảo trong dân cư, 	+ là lực lượng quan trọng trong truyền bá, vận động BVMT	+Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước.Hoạt động 5Mục tiêu GDBVMT cho HS Tiểu hoc - Tầm quan trọng của GDBVMT trong trường tiểu họcVề kiến thức: Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu:	+ Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật.	+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.	+ Ô nhiễm môi trường.	+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường.Thái độ- tình cảm:	+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.	+ Có thái độ thân thiện với môi trường.	+ Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.	Kĩ năng- hành vi:	+ Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.	+ Sống ngăn nắp, vệ sinh.	+ Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.	+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.* Nội dung GDBV MT:+Những kiến thức về MT và các yếu tố của MT+Những kiến thức về tác động của MT đến sinh vật và con người+Những kiến thức về sự tác động của con người đến MT+Những kĩ năng học tập, bảo vệ MT- Hình thành cho HS những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và BVMT một cách thiết thực, rèn luyện năng lực biết những vấn đề về MT.- Tham gia một số hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi; thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức/hành vi BVMT1. Mục tiêu GDBVMT qua môn Lịch sử & Địa lí giúp HS : + Hiểu biết về MT sống gắn bó với các em+Nhận biết những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Phần 2Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Lịch sử và Địa líHoạt động 1 Tìm hiểu mục tiêu , phương thức tích hợpGDBVMT qua môn Lịch sử & Địa lí+ Hình thành cho HS những kĩ năng ứng xử, rèn luyện năng lực nhận biết các vấn đề MT+ Có thái độ quý trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên+ Tích cực bảo vệ môi trường, ủng hộ các hoạt động BVMT, hành động bảo vệ MT xung quanh phù hợp với lứa tuổi2.Phương thức tích hợp GDBVMT trong môn Lịch sử và Địa lí	a, Khái niệm tích hợp.b, Nguyên tắc tích hợp.c,Các mức độ tích hợp	1. Khái niệm tích hợp..Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhaub. Nguyên tắc tích hợp:Nguyên tắc 1. Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học GDMTNguyên tắc 2. Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định không tràn lan tuỳ tiệnNguyên tắc 3. Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế của các em, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc với MTC, Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độCó 3 mức độ :Mức độ toàn phần : MT và ND của bài trùng với nội dung GDBVMT- Mức độ bộ phận : Chỉ có một phần có nội dung GDBVMT được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.- Mức độ liên hệ ; Các kiến thức GDBVMT không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào nội dung, kiến thức của bài học GV có thể bổ sung liên hệ các kiến thức GDBVMTHoạt động 2,3,4 :Mức độ 1 ( lồng ghép toàn phần)Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, mục tiêu và nội dung của bài học trùng hợp phần lớn hay toàn bộ với nội dung giáo dục BVMT. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. Mức độ 2 ( lồng ghép bộ phận)Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .Mức độ 3 (liên hệ)- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vũng. - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.3. Hình thức và phương pháp GDBVMT3/1. Hình thức tổ chức :Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.Giáo dục qua việc thực hành dọn môi trường lớp học sạch, đẹp , thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh. 3/2, Phương phápXác định phương pháp và các hinh thức dạy học- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các phương pháp dạy học phù hợp như phương pháp trò chơi, phương pháp thao luận nhóm, đóng vai...- Chú trọng tổ chức dạy học gần với môi trường tự nhiên và gắn với thực tiễn cuộc sống. Hoạt động 5Thiết kế bài học tích hợp GDMT- Tên bài được chọn, mức độ tích hợp mà bài thực hiện (toàn phần, liên hệ, bộ phận)- Mục tiêu GD chung và GDBVMT- Dự kiến các phương tiện dạy học sẽ được sử dụng, kể cả những ví dụ gắn với tình hình môi trường địa phương- Dự kiến các hoạt động của GV, HS (các hoạt động tuỳ thuộc bài học cụ thể)*Xác định mục tiêu GDBVMT trong một bài cụ thể- Nghiên cứu bài trong SGK, hướng dẫn trong SGV- Xác định mục tiêu GDBVMT trên cơ sở trả lời các câu hỏi:+ Bài học cung cấp cho HS những kiến thức gì về MT và các biện pháp bảo vệ MT+ Bài học có góp phần rèn luyện kĩ năng, hành vi BVMT cho HS không? Cụ thể là những hành vi nào+ Bài học có góp phần khơi dậy tình cảm, ý thức trách nhiệm BVMT? Cụ thể là gì?Cách xác định kiến thức GDMT tích hợp vào bài họcBước 1. Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và phân loại các bài học có khả năng đưa GDMT vào bài (mức độ 1, 2 hoặc 3).Bước 2. Xác định các kiến thức GDMT đã được tích hợp vào bàiBước 3. Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài Đồng chí hãy rà soát, nghiên cứu nội dung, chương trình, sách Lịch sử và Địa lí lớp 4 và lớp 5 từ đó:1. Xác định các bài có thể tích hợp lồng ghép GDBVMT(các mức độ toàn phần, bộ phận, liên hệ).2. Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi bài. 1. Chia lớp thành 4 nhóm:	Nhóm lịch sử lớp 4 Nhóm Địa lí lớp 4 Nhóm Lịch sử lớp 5 Nhóm Địa lí lớp5	(Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí)2. Mỗi nhóm thực hiện theo phiếu HĐ2/ 20 hoặc HĐ3/ 253. Tiến hành trao đổi ý kiến.	

File đính kèm:

  • pptGDBVMT_LSDL_KHppt.ppt
Bài giảng liên quan