Bài giảng Tiết 1 - Bài 1 : Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời nguyễn (1802-1945)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được nội dung đề tài và cách vẽ tranh

2. Kỹ năng:

- HS vẽ được một bức tranh về đề tài lễ hội theo ý thích có bố cục đẹp và màu sắc hài hoà.

3. Thái độ:

- HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các lễ hội ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau, thêm yêu quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc33 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1 : Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời nguyễn (1802-1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 dẫn HS cách vẽ tranh phong cảnh.
- GV dùng ĐDDH kết hợp vẽ minh họa trên bảng hướng dẫn HS cách vẽ tranh phong cảnh.
- Hướng dẫn HS cách xắp xếp hình vẽ, cảnh và người và cách vẽ màu sao cho hài hòa có tương quan đậm nhat.
- HS quan sát.
- Chú ý theo từng bước hướng dẫn.
II. Cách vẽ tranh.
Đảm bảo những yêu cầu về bố cục, hình vẽ, màu sắc.
* Các bước vẽ tranh.
- Các chọn, cắt cảnh.
- Tìm bố cục: mảng chính, mảng phụ.
- Vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng đẫn HS làm bài.
- GV hướng dẫn, gợi ý HS thực hành theo các bước sau:
+ Về cách chọn cảnh, cắt cảnh.
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
III. Thực hành.
Vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương.
3. Củng cố:
- GV tuyên dương nhưng em có bài vẽ đẹp, tích cực trong học tập.
4. Dặn dò:
- Vẽ một bức tranh phong cảnh trên khổ giấy A4.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 6. 
Bài 5	:VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là tranh phong cảnh.
- HS hiểu được vẻ đẹp của tranh phong cảnh, hiểu đựơc cách vẽ tranh phong cảnh. 
2. Kỹ năng:
- HS vẽ được một bức tranh phong cảnh theo ý thích.
- HS biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, có bố cục đẹp và màu sắc hài hoà.
3. Thái độ:
- HS thêm yêu thiên nhiên, nơi mình đang sinh sống và vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh phong cảnh quê hương của các hoạ sĩ việt nam, thế giới
- Tranh của hoạ sĩ, HS năm trước.
2. Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, hình vẽ về quê hương, đất nước.
- Giấy, vẽ giấy vẽ, bút chì tẩy, màu.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng đẫn HS làm bài.
- GV quan sát lớp, giúp HS làm bài, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở một số em còn yếu.
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.
III. Thực hành.
 Tiếp tục hoàn thành bài vẽ phong cảnh quê hương trên khổ giấy A4
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Chọn thu một số bài ở các nhóm dán lên bảng để HS quan sát nhận xét về:
+ Nội dung về phong cảnh quê hương.
+ Bố cục hài hòa.
+ Hình vẽ sinh động.
+ Màu sắc phong phú.
- Sau khi HS nhận xét đánh giá, GV củng cố, đưa ra kết luận.
- HS quan sát.
- Nhận xét theo thực tế.
- HS tập nhận xét, đánh giá bài của nhau.
- HS nghe
IV. Nhận xét đánh giá.
Tiêu chí:
- Thể hiện được nội dung đề tài phong cảnh quê hương.
- Bố cục + Bố cục hài hòa.
+ Hình vẽ sinh động.
+ Màu sắc phong phú, có đậm, có nhạt, làm rõ trọng tâm, phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo, thể hiện được tình cảm của người vẽ thông qua tranh
3. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức.
- Nhận xét giờ học.
- Cho điểm vào sổ đầu bài.
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 7. 
. Bài 6. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu biết sơ lược về nghệ thuật chạm khắc đình làng Việt Nam
2. Kỹ năng:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng
3. Thái độ:
- HS biết yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộcvà có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa của quê hương đất nước
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về đình làng
- ĐDDHMT9.
2. Học sinh:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh tài liệu liên quan dến bài học.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về đình làng Việt Nam.
- GV trình bày ngắn gọn một vài nét sau:
- Đình là nơi thờ thành hoàng làng của địa phương và là ngôi nhà chung
(H): ở vùng đồng bằng có đình làng vậy ở miền núi và tây nguyên thì có nhà gì?
- GV chia nhóm và đặt câu hỏi
=> GV củng cố bổ sung thêm
- HS nghe
+ Vùng núi có ngôi nhà sàn ở đầu bản
+ ở Tây nguyên có nhà rông
- HS chia làm 3 nhóm thảo luận và tìm câu trả lời
I. Vài nét khái quát.
- Đình là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc. Đình là nơI thờ thành hoàng làng, là nơI bàn bạc, tổ chức việc chung của làng xã
- Đình là niềm tự hào là hình ảnh thân thuộc gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương
- Các ngôi đình nổi tiếng như Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Hà, Lỗ Hạnh (Bắc Giang) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một và nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
(H): Thời Lê có nhiều bức chạm khắc gỗ ở các đình làng, nội dung các bức chạm khắc phản ánh đề tài gì?
(H): Cách thể hiện chạm khắc đình làng ở thời Lê có đặc điểm gì?
(H): Cảnh vật trong các bức chạm khắc được miêu tả ntn?
=> GV bổ sung và phân tích sâu hơn về các chủ đề nội dung
- GV gợi ý HS liên hệ với đình làng của địa phương
+ Phản ánh cuộc sống đời thường của nhân dân như: Người đánh đàn, tắm ở đầm sen, đấu vật, đốn củi, đánh cờ
+ Khỏe khắn, mộc mạc, phóng khoáng nhưng rất ý nhị, hóm hỉnh
+ Cảnh vật tự nhiên mộc mạc, đó là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
 - Chạm khắc đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đắc sắc độc đáo trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam được những người thợ chạm khắc ở làng xã sáng tạo nên.
- Nội dung các bức chạm khắc miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân nên rất phong phú, dí dỏm.
- Nghệ thuật chạm khắc rất sinh dộng với nhát chạm khắc dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng nhưng chính xác tạo nên độ nông sâu khác nhau
=> Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc
3. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức.
4. Dặn dò:
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về đình làng ở địa phương.
- Sưu tầm thêm các bài viết tranh ảnh về đình làng và chạm khắc đình làng.
- Sưu tầm ảnh chụp tượng chân dung ở các họa báo, tạp chí.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 8. 
Bài 9	:VẼ TRANG TRÍ
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt học tập.
2. Kỹ năng:
- Phóng được tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ:
- HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng từ mẫu.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì tẩy, màu.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV nêu một số tác dụng của việc phóng tranh ảnh phục vụ cho học tập sinh hoạt để hướng HS vào nội dung bài
- GV cho HS xem 2 bài về phóng tranh theo cách kẻ ô vuông và kẻ chéo
(H): Phóng tranh ảnh có tác dụng gì?
(H): Phóng tranh ảnh giúp cho em được kĩ năng gì?
=> GV bổ sung nhận xét
- HS nghe
- HS quan sát
- Phục vụ cho sinh hoạt, học tập
- Phát triển khả năng quan sát, rèn luyện tính kiên trì cách làm việc chính xác
I. Quan sát nhận xét.
- Phóng tranh ảnh bản đồ phục vụ cho các môn hoạc
- Phóng tranh ảnh để làm báo tường, phục vị lễ hội, trang trí góc học tập, vui chơi giải trí và nhiều hoạt động trong cuộc sống nhưng lại có khuôn khổ nhỏ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách phóng tranh ảnh.
- GV chọn một tranh ảnh đơn giản dùng thước để kẻ ô vuông theo chiều dọc và ngang
- Phóng to tỉ lệ ô vuông lên bảng gấp 5 hoặc 6 lần
- GV dùng tranh ảnh kẻ ô vuông theo đường chéo
- GV thao tác và yêu cầu HS theo dõi
- HS chú ý quan sát
- HS theo dõi để nắm được cách phóng hình
II. Cách phóng tranh ảnh.
*Cách 1: Kẻ ô vuông
- Đo chiều cao, chiều ngang của hình định phóng
- Phóng to kích thước tranh ảnh
- Dựa vào ô vẽ hình cho giống mẫu
*Cách 2: Kẻ ô theo đường chéo
- Kẻ đường chéo vào các ô hình chứ nhật nhỏ trên hình mẫu
- Đặt tranh ảnh mẫu vào góc đưới bên tráI tờ giấy
- Nhìn hình mẫu, phác hình
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS chọn một tranh ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị để kẻ ô và phóng
- Trong khi HS thực hành GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
- HS thực hành vẽ phóng tranh ảnh theo một trong hai cách trên
- HS kẻ ô bằng bút chì.
- Không kẻ bằng bút mực hoặc bút bi
III. Câu hỏi và bài tập.
tự chọn tranh ảnh ở một số SGK Mĩ thuật, Lịch sử và phóng to theo ý thích.
*Chú ý
- Kẻ ô theo tỉ lệ định phóng
- Nhìn hình mẫu, dựa vào ô đã kẻ để vẽ hình
- Sửa chữa hoàn chỉnh hình
- Vẽ màu (nếu hình mẫu có màu)
- Hoàn thiện bài
3. Củng cố:
- GV hệ thống lại kiến thức.
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài lễ hội.
- Chuẩn bị bài sau kiểm tra 1 tiết.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 9. 
KIỂM TRA 1 TIẾT
 Bài 9	:VẼ TRANG TRÍ TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt học tập.
2. Kỹ năng:
- Phóng được tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ:
- HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II. HÌNH THỨC LÀM BÀI:
- Bài tập thực hành.
- Vẽ trên khổ giấy A4 hoặc A3. Kích thước khổ tranh vẽ tự chọn.
III. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
* Thang điểm: Đạt (Đ)
- HS biết cách phóng tranh ảnh theo ý thích.
- Bài tập phóng tranh ảnh có bố cục đẹp, phong phú, màu sắc phù hợp.
- HS Phát triển khả năng quan sát, rèn luyện tính kiên trì cách làm việc chính xác.
- Tuy nhiên một số bài vẽ bố cục trang trí còn chưa chính xác, màu sắc còn đôi chỗ chưa đúng với mẫu tranh gốc.
- Bài vẽ có thể chưa phát huy được trí tượng tượng sáng tạo nhưng vẫn toát lên được nội dung bài vẽ yêu cầu.
* Thang điểm: Chưa đạt (CĐ)
- Bài vẽ không đạt được những yêu cầu trên.
- Học sinh không có ý thức học tập.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 10. 
BÀI 10: VẼ TRANH - ĐỀ TÀI LỄ HỘI
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được nội dung đề tài và cách vẽ tranh
2. Kỹ năng:
- HS vẽ được một bức tranh về đề tài lễ hội theo ý thích có bố cục đẹp và màu sắc hài hoà.
3. Thái độ:
- HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các lễ hội ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau, thêm yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một vài bài vẽ của HS khóa trước.
- Hình minh họa các bước vẽ.
2. Học sinh:
- giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đề tài:
- Lễ hội thường diễn ra ở đâu? (Diễn ra ở đình làng, các khu di tích lịch sử, đền, chùa )
- Lễ hội thường diễn ra các hoạt động gì? (Có các hoạt động như: thể thao, vui chơi, lễ chùa, rước thánh )
- Hãy kể tên một số lễ hội lớn ở nước ta? (Như hội đền Hùng, lễ hội ở Tây Nguyên, Hội đua ghe ngo)
- Tranh đề tài lễ hội thường có những hình ảnh gì? (Hình ảnh về con người, cảnh vật, cây cối, phong 
- GV nhận xét ghi bảng.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài. 
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Tranh đề tài lễ hội là tranh vẽ về các hoạt động như: thể thao, vui chơi, lễ chùa, rước thánh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.
- Vẽ tranh đề tài lễ hội gồm có mấy bước? Là những bước nào?
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng và kết hợp vẽ bảng.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, quan sát và ghi bài.
II. Cách vẽ tranh.
- Gồm 4 bước:
+ Bước 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (đề tài lễ hội).
+ Bước 2: Tìm bố cục, phác mảng chính, mảng phụ.
+ Bước 3: Vẽ hình chi tiết.
+ Bước 4: Vẽ màu, hoàn thiện bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo sát, gợi ý nếu HS gặp khó khăn đồng thời động viên các em làm bài.
- HS tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS làm bài.
III. Bài tập:
Hãy vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội. 
3. Củng cố: 
- GV lấy một vài bài vẽ khá tốt yêu cầu HS nhận xét, xếp loại.
- HS nhận xét đánh giá bài của bạn mình.
- GV nhận xét đánh giá lại đồng thời chỉ ra phần chưa tốt để HS rút kinh nghiệm, khen ngợi động viên phần vẽ tốt. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: 
- Tiếp tục tiết sau vẽ màu.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 11. 
BÀI 10: VẼ TRANH - ĐỀ TÀI LỄ HỘI
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được nội dung đề tài và cách vẽ tranh
2. Kỹ năng:
- HS vẽ được một bức tranh về đề tài lễ hội theo ý thích có bố cục đẹp và màu sắc hài hoà.
3. Thái độ:
- HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các lễ hội ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau, thêm yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một vài bài vẽ của HS khóa trước.
- Hình minh họa các bước vẽ.
2. Học sinh:
- giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: hướng dẫn HS thực hành.
- GV đặt câu hỏi củng cố lại kiến thức.
(H): Em hiểu thế nào về đề tài tranh lễ hội?
(H): Em hãy nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài lễ hội?
- GV hướng dẫn, gợi ý HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn ở tiết trước:
+ Về cách chọn cảnh, cắt cảnh.
+ Bố cục. 
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- Tranh đề tài lễ hội là tranh vẽ về các hoạt động như: thể thao, vui chơi, lễ chùa, rước thánh 
- Gồm 4 bước:
+ Bước 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (đề tài lễ hội).
+ Bước 2: Tìm bố cục, phác mảng chính, mảng phụ.
+ Bước 3: Vẽ hình chi tiết.
+ Bước 4: Vẽ màu, hoàn thiện bài.
I. Thực hành.
Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội theo ý thích.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS nhận xét.
- HS hoàn thành song bài thực hành GV chọn một số bài vẽ tốt và chưa tốt treo lên bảng để HS nhận xét bài của bạn.
- GV đưa ra tiêu chí để HS tự nhận xét bài của nhau.
+ Bài vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài lễ hội. 
+ Nêu lên được các hình ảnh đặc trưng của lễ hội địa phương.
+ Tranh có bố cục hợp lí, hình vẽ, màu sắc hài hoà.
- GV tuyên dương nhưng em có bài vẽ đẹp, tích cực trong học tập.
- HS nhận xét quan sát theo sự gợi ý của GV, tự xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
II. Nhận xét bài.
* Tiêu chí: Bố cục đẹp, hình vẽ sinh động, màu sắc hài hòa, thể hiện được tình cảm của người vẽ
3. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài 12 (Trang trí hội trường).
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 12. 
Bài 11: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược một số kiến thức về trang trí hội trường.
2. Kỹ năng:
- HS vẽ phác thảo được một hội trường.
3. Thái độ:
- HS thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một vài bài vẽ của HS khóa trước.
- Hình minh họa các bước vẽ.
2. Học sinh:
- giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
(H): Hội trường là gì? 
(H): Em thấy hội trường có ở đâu? Ở trường có hội trường không?
(H): Trang trí hội trường gồm có những gì? 
- Màu sắc của hội trường như thế nào? => Màu sắc rực rỡ.
- GV nhận xét ghi bảng.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài. 
I. Quan sát nhận xét.
=> Hội trường là phần sân khấu thường được thiết kế cao hơn và được trang trí đẹp.
=> Có ở những nơi diễn ra lễ hội, toạ đàm, giao lưu
=> Hội trường gồm có phông, cờ, khẩu hiệu, hoa, cây cảnh
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- Trang trí hội trường gồm có mấy bước? Là những bước nào?
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng và kết hợp vẽ bảng.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, quan sát và ghi bài.
II. Cách vẽ 
ð Gồm 4 bước.
- Tìm, chọn tiêu đề (ngày lễ). 
- Sắp xếp bố cục và phác mảng chính, phụ. 
- Vẽ hình và kẻ chữ.
- Vẽ màu cho phù hợp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài:
- GV theo sát, gợi ý nếu HS gặp khó khăn đồng thời động viên các em làm bài.
- HS tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của GV
III. Bài tập:
Hãy trang trí một hội trường và vẽ màu theo ý thích. 
3. Củng cố: 
- GV lấy một vài bài vẽ khá tốt yêu cầu HS nhận xét, xếp loại.
- HS nhận xét đánh giá bài của bạn mình.
- GV nhận xét đánh giá lại đồng thời chỉ ra phần chưa tốt để HS rút kinh nghiệm, khen ngợi động viên phần vẽ tốt. 
-HS lắng nghe, ghi nhớ
4. Dặn dò: 
- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong).
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 13. 
BÀI 12: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT. 
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT 
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
2. Kỹ năng: Học sinh thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam .
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về mỹ thuật dân tộc Việt Nam
- Bộ đồ dùng DHMT lớp 9.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục I.
- Gọi học sinh đọc mục I/SGK.
?Nêu vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt nam?
? Việt Nam có bao nhiêu các dân tộc.
? Hãy kể tên một số dân tộc mà em biết.
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét bổ sung, kết luận.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
I.VÀI NÉT KHÁI QUÁT.
- Việt nam có lịch sử phát triển lâu đời.
- Trên đất nước có rất nhiều dân tộc sinh sống. Có 54 dân tộc, các dân tộc luôn kề vai sát cánh trong quá trình xây dựng nước: Kinh, Tày, Nùng, Hmông,.
- Mỗi cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt nam có những nét đặc sắc riêng về văn hoá, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hoá Việt nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục II.
- Gọi học sinh đọc mục 1/SGK.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK.
?Nêu các nét chính về tranh thờ và thổ cẩm?
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- Yêu cầu học sinh quan sát H2 - H3/SGK/93
?Nêu các nét khái quát về thổ cẩm?
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét bổ sung, nhấn mạnh.
- Gọi học sinh đọc mục 2/SGK/94
?Nêu các nét khái quát về Nhà Rông.
- Yêu cầu học sinh quan sát H4
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét bổ sung, kết luận.
- Gọi học sinh đọc mục 3/SGK.
?Nêu một vài nét khái quát về tháp Chăm?
- Yêu cầu học sinh quan sát H8/SGK.
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét kết luận.
?Nêu vài nét khái quát về điêu khắc chăm?
- Yêu cầu học sinh quan sát H9/SGK.
- Giáo viên bổ sung, phân tích nhấn mạnh.
- Đọc.
- Quan sát.
- Suy nghĩ.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Chú ý nghe.
- Quan sát.
- Suy nghĩ.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Chú ý nghe.
- Đọc.
- Suy nghĩ.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Đọc.
- Suy nghĩ.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Nhận xét.
- Chú ý nghe.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Chú ý nghe.
1. Tranh thờ và thổ cẩm.
a. Tranh thờ:
- Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồng bào dân tộc nhằm hướng thiện, răn đe cái ác và cầu mong phúc lành.
- Có thể được vẽ hoặc in nét và vẽ bằng các màu tự tạo.
- Ngoài thờ cúng, tranh còn có giá trị lịch sử và nghệ thuật.
b. Thổ cẩm.
- Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc, được thể hiện bằng bàn tay khéo léo tinh xảo của người phụ nữ dân tộc.
- Dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, rất chú ý đến trang trí trên y phục.
- Thổ cẩm là chắt lọc những đường nét khái quát điển hình của các sự vật: Cách điệu, đơn giản hoá những hình mẫu từ thiên nhiên thành những hoạ tiết. Sắp xếp tạo nên những tác phẩm mang tính trang trí và có giá trị thẩm mỹ cao.
2. Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên.
a. Nhà Rông.
- Dân tộc: Ba-na, Gia-lai, Xơ-đăng,
- Nhà Rông là ngôi nhà chung của buôn làng. Nóc nhà rất cao, đứng sừng sững và được trang trí công phu.
- Về mặt nghệ thuật: được làm bằng gỗ, tre, lá (hay cỏ gianh lợp mái), được chú trọng về kiến trúc có vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa giản dị, gần gũi.
b. Tượng nhà mồ.
- Ngoài nhà ở, người Tây Nguyên còn làm nhà mồ cho người chết. Tinh hoa tập trung thể hiện ở kiến trúc, trang trí.
- Tượng nhà mồ rất phổ biến, thể hiện mong muốn làm cho vui lòng người đã chết.
- Tượng được những người dân Tây Nguyên khéo tay, khoẻ mạnh dùng rìu đẽo trực tiếp từ những khúc gỗ theo các đề tài về người và vật.
-Tượng giàu tính ngẫu hứng, tương trưng,

File đính kèm:

  • docgiao an MT9 times new roman.doc