Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học

Giới thiệu dụng cụ và hóa chất Yêu cầu HS quan sát màu sắc, trạng thái của các chất.

+Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ.

+Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 trong SGK/3.

+Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.

*Dùng ống hút, nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH.

*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl.

*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn : 22/9/2009; Ngày dạy: 25/9/2009
Tiết 1: 	 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
Học sinh biết được một số chất thông qua các học: Sinh học, vật lý...
- Nắm được khái niệm hóa học, và vai trò của hóa hoc trong đời sống.
A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức:
* Học sinh biết:
- Hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó cần có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
- Các phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để học tốt môn hóa học.
2.Kĩ năng:
* Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát, làm việc theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp tư duy, suy luận.
3.Thái độ:
- Học sinh có hứng thú say mê môn học, ham thích đọc sách.
- Học sinh nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra kết luận.
B. Chuẩn bị: 
	-Tranh: Ứng dụng của oxi, chất dẻo, nước.
Hóa chất
Dụng cụ
-Dung dịch CuSO4
-Ống nghiệm có đánh số
-Dung dịch NaOH
-Giá ống nghiệm
-Dung dịch HCl
-Kẹp ống nghiệm
-Đinh sắt đã chà sạch
-Thìa và ống hút hóa chất 
C.Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa học là gì ? 
- Giới thiệu sơ lược về bộ môn hóa học trong chương trình .
-Để hiểu “Hóa học là gì” chúng ta sẽ cùng tiến hành 1 số thí nghiệm sau :
+ Giới thiệu dụng cụ và hóa chất g Yêu cầu HS quan sát màu sắc, trạng thái của các chất.
+Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ.
+Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 trong SGK/3.
+Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. 
*Dùng ống hút, nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 ở ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4.
g Yêu cầu các nhóm quan sát, rút ra nhận xét.
- Tìm đặc điểm giống nhau giữa các thí nghiệm trên ? 
- ĐVĐ : Tại sao lại có sự biến đổi chất này thành chất khác ? 
 g Vì thế Chúng ta phải nghiên cứu tính chất của các chất g Ứng dụng những tính chất đó vào cuộc sống
Hoạt động theo nhóm:
+Quan sát và ghi:
* Ống nghiệm 1: dung dịch CuSO4: trong suốt, màu xanh.
* Ống nghiệm 2: dung dịch NaOH: trong suốt, không màu.
* Ống nghiệm 3: dung dịch HCl: trong suốt, không màu.
 *Đinh sắt: chất rắn, màu xám đen.
+ Làm theo hướng dẫn của giáo viên .
+ Quan sát, nhận xét.
+Ghi nhận xét và giấy.
Nhận xét
*Nhỏ 1 vài giọt dd CuSO4 vào ống nghiệm 2 đựng dd NaOH gỞ ống nghiệm 2 có chất mới màu xanh, không tan tạo thành.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng dd HCl g ở ống nghiệm 3 có bọt khí xuất hiện.
*Thả đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4gPhần đinh sắt tiếp xúc với dd có màu đỏ.
- Đều có sự biến đổi chất .
-Đọc kết luận SGK / 3 và ghi vở 
I. HÓA HỌC LÀ GÌ ?
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống. 
-Yêu cầu HS đọc các câu hỏi mục II.1 SGK/4.
-Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-Giới thiệu tranh: ứng dụng của oxi, nước và chất dẻo.
- Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?
- 2 HS đọc câu hỏi SGK.
-Thảo luận và ghi vào giấy.
+Vật dụng dùng trong gia đình: ấm, dép, đĩa 
+Sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp : phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, 
+Sản phẩm hóa học phục vụ cho học tập: sách, bút, cặp, 
+Sản phẩm hóa học phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe: thuốc,
II. HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA?
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.
VD :Sản phẩm hóa học: làm thuốc chữa bệnh, phân bón, 
Hoạt động 3 :Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học ? 
-Yêu cầu HS tự đọc mục III SGK/5
-Thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi sau: “Muốn học tốt môn hóa học các em phải làm gì ?”
-Gợi ý cho HS thảo luận theo 2 phần:
-Các hoạt động cần chú ý khi học tập bộ môn?
-Tìm phương pháp tốt để học tập môn hóa học ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày, bổ sung.
- Vậy theo em học như thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học?
-Cá nhân tự đọc SGK/5.
-Thảo luận nhóm và ghi vào giấy.
*Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hóa học:
+Thu thập tìm kiếm kiến thức.
+Xử lý thông tin.
+Vận dụng.
+Ghi nhớ.
*Phương pháp học tập môn hóa học:
+Biết làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
+ Có hứng thú say mê.
+Phải nhớ 1 cách chọn lọc.
+Phải đọc thêm sách.
-Là: “Nắm vững–Biết vận dụng”
III. CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC ?
Đọc SGK/5 . 
Hoạt động 4: Củng cố 
Yêu cầu HS trả lời:
- Hóa học là gì. ?
-Vai trò của hóa học trong đời sống ?
- Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học ?
-3 HS nhớ lại bài học, trả lời các ý chính.
D.Hướng dẫn hs học tập ở nhà: 
-Học bài.	
-Đọc bài 2 SGK / 7,8

File đính kèm:

  • docT.01 - mß+ƒ -æߦºu.doc
Bài giảng liên quan