Bài giảng Tiết: 4: Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp (tiếp)

Yêu cầu HS: Đọc thí nghiệm 2 SGK/13 Làm thí nghiệm Trả lời các câu hỏi sau:

+ Dung dịch trước khi lọc và sau khi lọc có hiện tượng gì ?

+ Chất nào còn lại trên giấy lọc ?

+ Khi làm bay hơi hết nước thu được chất gì ?

* Nhắc nhở HS:

- Dùng kẹp gỗ kẹp khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết: 4: Bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NS: 21/ 8/ 2010
Tiết: 4 	 BÀI THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP 
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: Biết được:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Trọng tâm
- Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm
- Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất
- Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên :
- 1 số dụng cụ thí nghiệm để HS làm quen.
- Tranh:1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Hóa chất
Dụng cụ
- Bột lưu huỳnh.
- 2 nhiệt kế, 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt.
- Parafin.
- 3 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ.
- Phễu và đũa thuỷ tinh.
- Đèn cồn và giấy lọc.
2. Hoïc sinh: 
-Đọc bảng phụ lục 1 ( SGK/154,155) . 
-Mỗi nhóm: + 2 chậu nước sạch.
	 + Hỗn hợp muối ăn và cát.
III. Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (5) 
- Kiểm tra dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn 1 số qui tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm (5) 
- Nêu mục tiêu của bài thực hành.
- Nêu các bước làm trong bài thực hành:
b1: GV hướng dẫn thí nghiệm.
b2: HS tiến hành thí nghiệm.
b3: HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình.
b4: HS làm vệ sinh.
- Giới thiệu 1 số dụng cụ đơn giản trong phòng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc SGK/154 gRút ra nhận xét về cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm.
- Sắp xếp dụng cụ và hóa chất thí nghiệm lên bàn.
- Nghe và ghi vào vở:
* Các bước làm trong bài thực hành:
b1:GV hướng dẫn thí nghiệm.
b2:HS tiến hành thí nghiệm.
b3:HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình.
b4:HS làm vệ sinh.
- Đọc SGK gNắm được các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng các hóa chất.
Hoạt động 3 :Tiến hành thí nghiệm (20)
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK/12.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng để trả lời các câu hỏi sau:
+ Parafin nóng chảy khi nào, nhiệt độ nóng chảy của parafin là bao nhiêu ? 
- Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ?
- So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh ? 
- Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất?
- Yêu cầu HS: Đọc thí nghiệm 2 SGK/13 gLàm thí nghiệm gTrả lời các câu hỏi sau:
+ Dung dịch trước khi lọc và sau khi lọc có hiện tượng gì ?
+ Chất nào còn lại trên giấy lọc ?
+ Khi làm bay hơi hết nước thu được chất gì ?
* Nhắc nhở HS:
- Dùng kẹp gỗ kẹp khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm.
- Đun nóng dung dịch đựng nước lọc: lúc đầu hơ dọc ống nghiệm đẻ ống nghiệm nóng đều, sau đó tập trung đun ở đáy cốc, vừa đun vừa lắc nhẹ; Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
Hoạt động 4 : Làm bản tường trình (15)
- Hướng dẫn HS làm bản tường trình theo mẫu ( đã kẻ sẵn )
- Yêu cầu HS rửa dụng cụ thí nghiệm và dọn vệ sinh lớp học.
- HS đọc thí nghiệm 1 ghi nhớ cách làm.
- Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ,quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp.
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Nhiệt độ nóng chảy của parafin là: 420C.
+ Ở t0 = 1000C nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy.
+ Nhiệt độ nóng chảy của S = 1130C lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin.
Nhận xét: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
- Hoạt động theo nhóm: ( 5’)
+Dung dịch trước khi lọc bị vẩn đục còn sau khi lọc trong suốt.
+ Chất nào còn lại trên giấy lọc là cát.
+ Khi làm bay hơi hết nước thu được: muối ăn tinh khiết.
- Cá nhân nhớ lại thí nghiệm tự hoàn thành bản tường trình vào vở
Hướng dẫn HS học tập ở nhà: 
- Xem lại kiến thức vật lý 7, bài 18, Mục :”Sơ lược về cấu tạo nguyên tử”
- Đọc bài 4 SGK / 14,15
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doct04.doc
Bài giảng liên quan