Bài giảng Tiết 7: Nguyên tố hóa học (tiết 2)

- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.

- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.

- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên

- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 7: Nguyên tố hóa học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NS: 04 /9 /2011
Tiết 7: 	 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
- Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối.
Kĩ năng
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
Trọng tâm
- Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.
- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.
II.Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : -Tranh vẽ: Hình 1.8 SGK/19 và Bảng 1 SGK /42
2. Học sinh: - Đọc bài 5: Nguyên tố hóa học
III. Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập (10’)
-Định nghĩa nguyên tố hóa học.
-Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố.
-Yêu cầu 1 HS làm bài tập 3 SGK / 20.
-Sửa chữa và chấm điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tử khối của nguyên tố. (20’)
-NTK có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đ.v.C
- Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử g
-Nguyên tử C, nguyên tử O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H ?
- Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất ?
-Khối lượng tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử.gNgười ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. 
-Vậy, nguyên tử khối là gì ?
-Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK / 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta có thể xác định được tên của nguyên tố đó.
-Yêu cầu HS đọc đề Bài tập 6 SGK/ 20.
-Hướng dẫn:
+ Muốn xác định được X là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố X ?
+ Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số p trong nguyên tố X không ?
gVậy ta phải xác định nguyên tử khối của X.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để giải bài tập trên.
Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập (10’)
Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố A có 16 p . Hãy cho biết:
a. Tên và kí hiệu của A.
b. Số e của A.
c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hiđro và Oxi.
Hướng dẫn:
- Dựa vào đâu để xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A ?
-Nguyên tử khối của A là bao nhiêu ?
-Yêu cầu HS các nhóm thảo luận để giải bài tập trên.
-Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét.
Bài tập 2: Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Tên Ng tố
KHHH
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt
N.tử khối
Flo
10
19
20
12
36
3
4
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-Trao đổi bài chấm chéo.
-Thông báo đáp án 
-Đọc định nghĩa.
-Viết kí hiệu hóa học.
-Làm bài tập 3
-Nghe và ghi vào vở.
-Ví dụ:
+ Khối lượng của 1 nguyên tử H bằng 1 đ.v.C (qui ước là H = 1 đ.v.C )
+Khối lượng 1 nguyên tử C bằng 12 đ.v.C.
+Khối lượng 1 nguyên tử O bằng 16 đ.v.C.
-Nguyên tử C nặng gấp 12 lần nguyên tử H. 
-Nguyên tử nhẹ nhất: H
-Nguyên tử O nặng gấp 16 lần nguyên tử H.
-Trả lời và ghi vở 
-HS đọc SGK gTóm tắt đề bài.
-Phải biết số p hoặc nguyên tử khối (NTK)
-Với dữ kiện đề bài trên ta không thể xác định được số p trong nguyên tố X.
*Thảo luận nhóm- Bài giải :
+NTK của X = 2.14 = 28 đ.v.C 
+Tra bảng 1 SGK/ 42 g X là nguyên tố Silic (Si).
-Các nhóm đọc kĩ đề bài, tóm tắt, thảo luận nhóm.
-HS tra bảng 1 SGK/ 42:
a.A là nguyên tố lưu huỳnh (S).
b.Số e của S: 16.
c.NTK của S = 32 đ.v.C 
 NTK của H = 1 đ.v.C
 NTK của O = 16 đ.v.C
gVậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.
-Thảo luận nhóm:4’
Tên Ng tố
KHHH
S p
Số
e
S n
T.
số
hạt
N
T
K
Flo
F
9
9
10
28
19
Kali
K
19
19
20
58
39
Magie
Mg
12
12
12
36
24
Liti
Li
3
3
4
10
7
II.NGUYÊN TỬ
KHỐI 
- Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
-1 đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Kí hiệu là: đ.v.C 
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
VD: 
Cu = 64đvC
Na = 23 đvC
Hg = 201 đvC
Hướng dẫn hs học tập ở nhà: (5’)
-Học thuộc nguyên tử khối của các nguyên tố trong bảng 1 SGK/ 42.
-Làm bài tập: 4,5,6,7,8,SGK/ 20
IV. Rút kinh nghiệm:
 NS: 04/ 9/ 2011
Tiết 8 : ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: Biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
Trọng tâm
- Khái niệm đơn chất và hợp chất
- Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất 
- Khái niệm phân tử và phân tử khối
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 1.10 đến 1.13 SGK
2. Học sinh: Ôn lại các khái niệm về chất, hỗn hợp, nguyên tử , nguyên tố hóa học.
 Đọc bài 6 SGK / 22,23.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập (10’)
- Nguyên tử khối là gì ?
- Dựa vào bảng 1 SGK/ 42, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A, biết nguyên tử A nặng gấp 4 nguyên tử Nitơ.
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập 5,8 SGK/ 20
-Nhận xét và chấm điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn chất và hợp chất . (15’)
Hướng dẫn học sinh kẻ đôi vở để tiện so sánh 2 khái niệm.
-Treo tranh vẽ g Giới thiệu: Đó là mô hình tượng trưng của 1 số đơn chất và hợp chất.
gYêu cầu HS quan sát tranh : Mô hình tượng trưng mẫu các đơn chất và hợp chất rút ra đặc điểm khác nhau về thành phần giữa 2 mẫu đơn chất và hợp chất. 
-Vậy đơn chất là gì ? Hợp chất là gì ?
-Giới thiệu:
+Đơn chất được chia làm 2 loại: kim loại và phi kim. g Giới thiệu trên bảng 1 SGK/ 42 1 số kim loại và phi kim thường gặp và yêu cầu HS về nhà học thuộc.
+Hợp chất được chia làm 2 loại: vô cơ và hữu cơ.
-Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/ 26
-Yêu cầu HS trình bày đáp án của nhóm gNhân xét.
-Thuyết trình về đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất
Hoạt động 3 : Củng cố – luyện tập (15’) 
*Bài tập 1:Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
-Khí hiđro, oxi, clo là những     đều tạo nên từ 1     
-Nước, muối ăn, axít Clohiđric là những     đều tạo nên từ 2     trong thành phần hóa học của nước và axit đều có chung     còn muối ăn và axit lại có chung    
-HS 1: NTK của Nitơ: 14 đ.v.C 
NTK của A là: 14.4 = 56 đ.v.C
gA là sắt ( Fe)
-HS 2: giải bài tập 5 SGK/ 20 :
Nguyên tử Mg nặng gấp 2 lần nguyên tử C, nhẹ hơn S 0,75 lần và nhẹ hơn Al 8/9 lần.
-HS 3: giải bài tập 8 SGK/ 20
 Câu d đúng.
-Chia đôi vở theo chiều dọc
-Đơn chất : chỉ gồm 1 loại nguyên tử ( 1 nguyên tố )
-Hợp chất : gồm 2 loại nguyên tử trở lên ( 2 nguyên tố )
* Rút ra Kết luận: điền vào bảng : 
-Thảo luận theo nhóm 
+ Các đơn chất: b,f. Vì mỗi chất trên được tạo bởi 1 loại nguyên tử ( do 1 nguyên tố hóa học tạo nên )
+ Các hợp chất: a,c,d,e. Vì mỗi chất trên đều do 2 hay nhiều nguyên tố hóa học tạo nên
-HS thảo luận theo nhóm để giải bài tập trên.
Đáp án:
-Đơn chất ; nguyên tố hóa học.
-Hợp chất ; nguyên tố hóa học; nguyên tố Hiđro; nguyên tố Clo.
I. ĐƠN CHẤT. HỢP CHẤT 
1. Đơn chất
a. Định nghĩa:
- Là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
b. Phân loại:
+ Đơn chất kim loại
Ví dụ: Cu, Na, Fe
+ Đơn chất phi kim
Ví dụ: S, C, Cl2
c. Đặc điểm cấu tạo:
-Đơn chất kim loại:các nguyên tử sắp xếp khít nhau.
-Đơn chất phi kim:các nguyên tử liên kết với nhau.
2. Hợp chất
a. Định nghĩa:
- Là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
b. Phân loại:
+Hợp chất vô cơ
 Ví dụ: CaCO3. HCl
+Hợp chất hữu cơ
 Ví dụ: CH4, C2H5OH
c. Đặc điểm cấu tạo:
-Nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và thứ tự nhất định.
Hướng dẫn hs học tập ở nhà :(5’) 
-Học bài.
-Làm bài tập 1,2 SGK/ 25
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • doct07.doc
Bài giảng liên quan