Bài giảng Tiết 9 : Đơn chất và hợp chất – phân tử (tiết 2)

Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (10’)

-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và thiết bị thí nghiệm.

-Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu nội dung các thí nghiệm phải tiến hành trong tiết học.

Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (20’)

. Thí nghiệm 1: Sự lan toả của Amoniac.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 9 : Đơn chất và hợp chất – phân tử (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NS: 11/ 9/ 2011
Tiết 9 :	 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (tt)
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: Biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
Trọng tâm
- Khái niệm đơn chất và hợp chất
- Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất 
- Khái niệm phân tử và phân tử khối
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 1.10 đến 1.13 SGK
2. Học sinh: Ôn lại các khái niệm về chất, hỗn hợp, nguyên tử , nguyên tố hóa học.
 Đọc bài 6 SGK / 22,23.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập (10’)
- Hãy định nghĩa đơn chất và hợp chất . Cho ví dụ
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập 1,2 SGK/ 25
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử (10’)
-Yêu cầu HS quan sát tranh 1.11 đến 1.13 , chú ý quan sát các phân tử H2 , O2 ,H2O trong 1 mẫu khí H2 , O2 và H2O 
 +Thành phần .
 +Hình dạng.
 +Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên.
-Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử.gVậy phân tử là gì ?
(Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử )
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân tử khối .(10’)
-Yêu cầu HS nhắc lại: Nguyên tử khối là gì ?
gTương tự như vậy, em hãy nêu định nghĩa về phân tử khối.
-Vậy phân tử khối được tính bằng cách nào? gBằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử chất đó.
Ví dụ 1:Tính phân tử khối của:
 a/ Oxi b/ Clo c/ Nước
+1 phân tử khí oxi gồm có mấy nguyên tử ?
+1 phân tử nước gồm những loại nguyên tử nào ?
-Nhận xét và sửa chữa.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập
 Hoạt động 4: Tìm hiểu trạng thái của chất (5’)
Yêu cầu HS quan sát 1.14 g Các chất tồn tại ở mấy trạng thái chính ?
-Mỗi mẫu chất là 1 tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử hay phân tử. Tùy điều kiện t0, p mà một chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hay khí.
gEm có nhận xét gì về khoảng cách giữa các phân tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái trên ? 
- 3 học sinh trả lời và làm bài tập 
-Quan sát tranh vẽ trong SGK/ 23.
gQuan sát, so sánh các phân tử của mỗi mẫu chất với nhau.
- Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất nói trên đều có số nguyên tử, hình dạng và kích thước giống nhau ( các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và trật tự nhất định)
- Trả lời và ghi vở 
-Hạt phân tử hợp thành mẫu chất là nguyên tử.
-Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C 
-Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C 
-> Ghi vở 
*Phân tử khối của:
+PTK của Oxi:[NTK của Oxi] .2 = 16.2 = 32 đ.v.C 
+PTK của Clo:[NTK của Clo] .2 = 35,5.2 = 71 đ.v.C 
+PTK của nước:[NTK của Hiđro] .2 + [NTK của Oxi] = 1.2 + 16 = 18 đ.v.C 
-Các chất tồn tại ở 3 trạng thái chính: rắn , lỏng và khí.
-Ở trạng thái rắn: các phân tử xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
-Ở trạng thái lỏng: các phân tử ở gần sát nhau và dao động trượt lên nhau.
-Ở trạng thái khí: các phân tử rất xa nhau và chuyển động hỗn độn về nhiều phía. 
-Trả lời các câu hỏi.
-Thảo luận nhóm để giải các bài tập 
III. Phân tử 
1. Định nghĩa:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
2. Phân tử khối
Là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
IV. Trạng thái của chất:
Mỗi mẫu chất là 1 tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử . Tùy điều kiện, một chất có thể ở 3 trạng thái : rắn, lỏng và khí . ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau
Hoạt động 5: Củng cố – luyện tập (8’)
- Phân tử khối là gì ?
- Phân tử khối được tính bằng cách nào ?
- Các chất tồn tại ở mấy trạng thái ?
- Làm bài tập 7 SGK/ 26 ngay tại lớp.
.Hướng dẫn hs học tập ở nhà: (2’)
- Học bài.
- Chuẩn bị theo nhóm: bông để làm thực hành.
- Bài tập về nhà: 4,5,6,8 SGK/ 26
IV.Rút kinh nghiệm:
 NS: 11/ 9/ 2010
Tiết 10: BÀI THỰC HÀNH 2
	 SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT 
I. Mục tiêu : 
Kiến thức: Biết được:
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Trọng tâm
- Sự lan tỏa của một chất khí trong không khí
- Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên : Hóa chất: Dung dịch Amoniac đậm đặc, thuốc tím, giấy quì, tinh thể iốt, giấy tẩm tinh bột
 Dụng cụ: Giá và ống nghiệm, cốc và đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn và diêm
 2. Học sinh : - Đọc SGK / 28.Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 ít bông.
 - Kẻ bản tường trình vào vở :
III. Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (10’)
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và thiết bị thí nghiệm.
-Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu nội dung các thí nghiệm phải tiến hành trong tiết học.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (20’)
. Thí nghiệm 1: Sự lan toả của Amoniac.
* Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
+ Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào mẩu giấy quì. gGiấy quì có hiện tượng gì ? g Kết luận.
+ Đặt giấy quì đã tẩm nước vào đáy ống nghiệm.
+ Đặt miếng bông tẩm dung dịch amoniac đặc ở miệng ống nghiệm.
+ Đậy nút ống nghiệm gQuan sát mẩu giấy quì gRút ra kết luận và giải thích.
b.Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kalipemanganat trong nước:
* Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
+ Đong 2 cốc nước.
+Cốc 1: bỏ 1-2 hạt thuốc tím gkhuấy đều.
 Cốc 2: bỏ 1-2 hạt thuốc tím – để cốc nước lắng yên.
g Quan sát g Nhận xét.
c.Thí nghiệm 3: Sự thăng hoa của Iốt
* Hướng dẫn :
+ Đặt 1 lượng nhỏ iốt vào đáy ống nghiệm.
+ Đặt 1 miếng giấy tẩm hồ tinh bột vào miệng ống nghiệm, nút chặt sao cho giấy tẩm tinh bột không rơi xuống và chạm vào tinh thể iốt.
+ Đun nóng nhẹ ống nghiệm.
gQuan sát và rút ra kết luận
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bản tường trình (10’)
-Yêu cầu HS làm bản tường trình vào vở.
-Thu vở HS chấm bài thực hành.
-Yêu cầu HS rửa và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
-Đặt chậu nước, bông lên bàn.
gNhận khay đựng dụng cụ và hóa chất từ GV.
-Đọc SGK/ 28.
-Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
+ Nhỏ 1 giọt dd amoniac vào giấy quì gGiấy quì chuyển sang màu xanh gDD Amoniac làm quì tím hóa xanh.
* Kết luận : Amoniac đã lan toả từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm gLàm giấy quì hóa xanh.
-Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
* Kết luận : màu tím của thuốc tím lan toả rộng ra .
-Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
*Kết luận: Miếng giấy tẩm tinh bột chuyển sang màu xanh do iốt thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi 
- Hoàn thành bản tường trình theo mẫu đã kẻ sẵn.
Hướng dẫn hs học tập ở nhà: (5’)
- Ôn lại các khái niệm cơ bản ở chương I
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doct09.doc
Bài giảng liên quan