Bài giảng Tuần 1 - Bài 1: Vẽ trang trí cái quạt giấy (tiếp)

. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS hiểu ý nghĩa của tranh cổ động.

- HS biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn.

 - Vẽ được một tranh cổ động.

II. CHUẨN BỊ

 1. Đồ dùng dạy - học

 a. Giáo viên:

 - Sưu tầm một số tranh cổ động (cỡ lớn) hoặc phóng tranh cổ động trong SGK.

 - Chuẩn bị tranh đề tài để so sánh với tranh cổ động.

 

doc68 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Bài 1: Vẽ trang trí cái quạt giấy (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ủ đô các năm 1969, 1981,1983,1984.
	+ Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: "Phố Nguyên Bình" (sơn dầu), "Trong phân xưởng nhuộm" (màu bột), " Thiếu nữ chải tóc" (sơn dầu), "Phong cảnh sông Đà" (sơn dầu), "Trước giờ biểu diễn" (sơn dầu) và rất nhiều tranh "Phố cổ Hà Nội".
	+ Ông là người luôn luôn trăn trở với nghệ thuật và vẽ rất nhiều. Tranh của ông tạo được sắc thái riêng biệt và giàu chất sáng tạo, được nhiều người yêu thích, học tập.
	- Kết luận: Với công lao và đóng góp cho nền MT hiện đại Việt Nam, Nhà nước đã tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật.
	b. Giới thiệu mảng tranh "Phố cổ Hà Nội".
GV:	+ Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã dành rất nhiều tâm sức để vẽ về HN. Ông vẽ phố triền miên, mê cuồng; ông đã vẽ nó trong mọi tâm trạng, bằng nhiều chất liệu và kích thước.
	+ Phố cổ HN rất đẹp trong đời thường và trong nghệ thuật. Ông đã phát hiện ra nó, say mê và khám phá, sáng tạo mảng đề tài này suốt gần nửa thế kỉ. Danh từ "Phố Phái" được người yêu mến nghệ thuật dành riêng cho ông.
	+ Nội dung đề cập thường là những khung cảnh phố vắng với đường nét xô lệch, mái tường rêu phong.
	+ Màu trong tranh đơn giản nhưng đằm thắm và sâu lắng. Đường nét được sử dụng không đơn thuần chỉ là những đường chu vi mà khi đậm chắc, khi run rẩy theo tình cảm của họa sĩ.
	+ Tranh của họa sĩ đã gợi cho mọi người xem tình cảm mến yêu đối với Hà Nội cổ kính.
	- Dựa vào những bức tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái trong SGK trang 120, 121 và tranh sưu tầm về phố cổ HN để phân tích và minh họa.
	- GV kết luận:
	+ "Phố cổ Hà Nội" là một mảng đề tài quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Bùi Xuân Phái và được đông đảo người yêu mến nghệ thuật yêu thích.
	+ "Phố cổ Hà Nội" có một vị trí đáng kể trong nền MT đương đại Việt Nam.	
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	? Tóm tắt tiểu sử của ba họa sĩ: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái?
	? Cho biết các tác phẩm tiêu biểu của 3 họa sĩ (cho biết tên tranh, chất liệu)?
 D Bài tập về nhà
	- HS đọc lại bài và xem các tranh minh họa.
	- Tìm lại tranh của các họa sĩ đã giới thiệu trong bài.
	- Xem trước bài mới.
Tuần 15 - Bài 15: Vẽ trang trí
 Tạo dáng và trang trí mặt nạ 
Ngày soạn: 11/12/2006. 
I. Mục tiêu bài học
 	- HS phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo.
	- HS ôn lại kiến thức và kĩ năng vẽ tranh.
	- Vẽ được bức tranh theo ý thích (tiết 1 vẽ hình, tiết 2 vẽ màu).
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên: Mặt nạ mẫu, một cốt mặt nạ bằng bìa cứng, giấy, màu trang trí.
	b. Học sinh: Giấy , bút chì, màu...
 2. Phương pháp dạy:
	- Phương pháp gợi mở.
	- Phương pháp thực hành.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ
 C Giảng bài mới
 1. Họat động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
	- Giới thiệu một số hình mặt nạ và yêu cầu HS quan sát SGK trang 122á125:
	? Mặt nạ được trang trí dùng để làm những việc gì, Mô tả một số loại?
HS:	- Mặt nạ được dùng trong các ngày vui như: Lễ hội, hóa trang.
	- Có nhiều loại mặt nạ: Mặt nạ người, mặt nạ thú... được trang trí đẹp.
	+ Các loại mặt nạ: Mặt nạ thú, mặt nạ người.
	? Cấu tạo chung của các loại mặt nạ?
	+ Hình dáng mặt nạ: Dạng vuông, tròn, ô van, ... mỗi loại vừa với từng khuôn mặt người đeo. Hình dáng cách điệu cao thể hiện đặc điểm nhân vật: Hiền lành, dữ tợn, hung ác hay vui tính, hài hước...
	+ Trang trí mặt nạ:Mảng hình và đường nét sắp đặt cân xứng, mảng màu phù hợp với tính chất các loại mặt nạ.
	- GV tóm tắt: Tạo dáng và trang trí mặt nạ tùy thuộc vào ý định của mỗi người sao cho tính hấp dẫn, gây cảm xúc mạnh cho người xem.
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
	- Yêu cầu HS quan sát phần hướng dẫn trang 124, 125 trong SGK.
	a. Tạo dáng:
	+ Tìm hình phù hợp với các khuôn mặt (to, nhỏ, dài, ngắn), dạng hình vuông, tròn, ô van hoặc chữ nhật,...
	+ Tạo dáng cho giống nhân vật định biểu hiện: Người hay con vật 
	+ Cách điệu các chi tiết.
	b. Trang trí:
	+ Tìm mảng hình, đường nét và màu sắc cho phù hợp với tính cách nhân vật định miêu tả (hiền từ, vui vẻ hay độc ác, nham hiểm...).
	+Tìm màu: 	Màu sắc phù hợp với nhân vật (người hay con vật) và tính cách của chúng. Ví dụ: Con ếch màu xanh, con thỏ màu nâu hoặc trắng thể hiện sự hiền từ, tốt bụng. Con cáo màu da cam, đen thể hiện sự nham hiểm.	Vẽ màu đều, kín mảng hình trên mặt nạ.
	? Trang trí mặt nạ thuộc thể loại trang trí nào, cần chú ý các điểm gì trong các nội dung sau: Mục đích sử dụng, kĩ thuật, chất liệu, đặc điểm, cấu tạo?
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- HS chọn loại mặt nạ theo ý thích. Dựa vào kiến thức bài 13 "Tỷ lệ khuôn mặt người" trang 113 - SGK.
- Có thể phác mảng tạo dáng và cắt thành hình trước rồi ướm khuôn mặt cho vừa.
- Kẻ trục, phác mảng hình, cân xứng.
- GV theo dõi HS làm bài.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- Treo mặt nạ của một số HS đã trang trí xong lên bảng (hoặc để HS cầm, đứng trước lớp.
	- GV cùng HS trao đổi, nhận xét, đánh giá.
 D Bài tập về nhà
	Chuẩn bị bài sau.
Tuần 16 - Bài 16 - 17: Vẽ tranh
Đề tài tự do
Ngày soạn: 18/12/2006 
I. Mục tiêu bài học
 	- HS phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo.
	- HS ôn lại kiến thức và kĩ năng vẽ tranh.
	- Vẽ được bức tranh theo ý thích (tiết 1 vẽ hình, tiết 2 vẽ màu).
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên: Chuẩn bị đề bài kiểm tra
	b. Học sinh: Giấy , bút chì, màu... Ôn tập lại phương pháp VTĐT.
 2. Phương pháp dạy:
	- Phương pháp gợi mở.
	- Phương pháp thực hành.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
 B Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
 C Giảng bài mới
 1. Giáo viên: Yêu cầu HS tự do tìm một thể loại nào đó theo ý thích của mình để vẽ (phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt...).
 2. Học sinh: HS tự vẽ, không gò ép, tôn trọng sáng tạo cá nhân của mỗi em.
 3. Đánh giá kết quả học tập.
	- Đánh giá kết quả của các bài vẽ tự do rất khó khăn và phức tạp, vì bài vẽ tranh có nhiều thể lọai, nhiều đề tài với nhiều nội dung và cách thể hiện khác nhau.
	- Tiêu chí đánh giá cần bám sát vào mục tiêu và cách thể hiện về bố cục, hình vẽ và màu sắc.
	- Hướng dẫn HS nhận xét và tự xếp loại, chủ yếu là vẽ màu.
	- Nhận xét chung giờ học và kết quả bài vẽ, động viên HS học tập. Chọn một số tranh đẹp làm tư liệu.
 D Bài tập về nhà
	- Vẽ tranh theo ý thích khổ giấy 1/8 tờ A0.
Tuần 17 - Bài 18: Vẽ theo mẫu
Vẽ chân dung
Ngày soạn: 25/12/2006 
I. Mục tiêu bài học
	- HS hiểu thế nào là tranh chân dung.
	- HS biết cách vẽ tranh chân dung.
	- HS vẽ được tranh chân dung bạn hay người thân.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
	- Tranh, ảnh, chân dung (cỡ lớn) hoặc các hình minh họa trong SGK.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Tranh chân dung của HS các năm trước.
	b. Học sinh:
	- Tranh, ảnh chân dung (sưu tầm).
	- Giấy, bút chì, tẩy.
 2. Phương pháp dạy:
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp và quan sát.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ
 C Giảng bài mới
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
	- Giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung, yêu cầu HS quan sát cả trang 128-SGK
	? Nhận xét sự khác nhau giữa ảnh chân dung và tranh chân dung?
	? Nhận xét về đặc điểm của các nét mặt?
	? Nhận xét trạng thái tình cảm của mỗi người trong tranh?
 GV:	+ ảnh chân dung là sản phẩm được chụp bằng máy ảnh (ảnh thể hiện hầu hết các đặc điểm, từ hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt đến các chi tiết nhỏ...).
	+ Tranh chân dung là tác phẩm hội họa do họa sĩ vẽ (tranh chân dung chỉ thể hiện những gì điển hình nhất, giúp người xem có thể cảm nhận trực tiếp ngọai hình và tính cách).
	- Yêu cầu HS quan sát các tranh chân dung trong SGK trang 128á 133.
GV:	+ Tranh chân dung là tranh vẽ về một con người cụ thể nào đó.
	+ Có thể vẽ chân dung bán thân hoặc toàn thân: 
	* Chân dung bán thân: Vẽ khuôn mặt, vai hoặc khuôn mặt và một phần thân người. ở loại chân dung này người vẽ tập trung diễn tả các trạng thái tình cảm trên nét mặt của đối tượng như: Vui, buồn, bực tức, thờ ơ, hiền từ, phúc hậu hay nham hiểm, thâm độc... 
	* Chân dung toàn thân: Vẽ cả người. Loại chân dung này người vẽ chú ý diễn tả cả nét mặt và tư thế của đối tượng: Đứng, ngồi, đi, nhất là vị trí tư thế của đôi tay. Người vui, buồn... thường thể hiện rõ nhất trên nét mặt và đôi tay.
	* Chân dung nhiều người: Vẽ những người trong gia đình hay nhóm bạn bè 
	- Kết luận: Có nhiều loại tranh chân dung, vẽ chân dung phải chú ý nhiều đến nét mặt và sự biểu hiện tình cảm của nó. 
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung.
	- Yêu cầu HS tham khảo hướng dẫn cách vẽ trang 129, 130 - SGK
	? Kiến thức cũ đã học có bài nào giúp chúng ta làm bài tập hôm nay?
HS:	Dựa vào kiến thức bài 13 "Tỷ lệ khuôn mặt người" trang 113 - SGK.
 GV:	Vẽ chân dung cũng tiến hành các bước như các bài vẽ theo mẫu, không vẽ từ chi tiết, bộ phận, mà nên vẽ bao quát trước, chi tiết sau.
	+ Vẽ phác hình khuôn mặt: Hình dáng bề ngoài khuôn mặt, cổ, vai... vào trang giấy cho cân đối.
	+ Vẽ phác trục đường dọc. Vị trí của trục đường dọc không như nhau, phụ thuộc vào tư thế của mặt: Mặt nhìn chính diện: Đường trục dọc ở chính giữa và là đường thẳng; Mặt quay sang phải, sang trái: Đường trục dọc sẽ lệch sang phải hay sang trái và là đường cong (theo hình cong của mặt).
	+ Tìm tỷ lệ bộ phận: Dựa vào đường trục dọc để tìm tỷ lệ các phần: Tóc, trán, mặt, mũi, miệng, tai.
	+ Phác các đường ngang để so sánh tỷ lệ các phần. Các đường ngang này cũng thay đổi theo thế của nét mặt: Đường thẳng ngang khi mặt nhìn thẳng; Đường cong lên khi mặt ngẩng lên; Đường cong xuống khi mặt cúi xuống; Khi mặt ngẩng lên hay cúi xuống thì tỷ lệ các bộ phận thay đổi: Mặt ngẩng lên thì phần cằm dài, phần mũi và trán ngắn hơn. Mặt cúi xuống thì phần trán dài, phần cằm, mũi ngắn lại.
	+ Tìm chiều rộng của mắt, mũi, miệng... Dựa vào tỷ lệ đã phác, vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. Cố gắng tả được đặc điểm của nhân vật...
	- GV yêu cầu HS quan sát mặt bạn để củng cố kiến thức.
 3. Hoạt động 3: Học sinh làm bài.
	- GV theo dõi kèm cặp HS yếu.
	- Yêu cầu HS tập vẽ chân dung và chú ý thể hiện các trạng thái: Vui, buồn, bực tức, suy nghĩ... trên khuôn mặt.
	- GV cho 3, 4 HS lên bảng vẽ chân dung bạn.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	 Hướng dẫn HS nhận xét các hình vẽ chân dung trên bảng về hình dáng, tỷ lệ và các trạng thái tình cảm trên nét mặt.
 D Bài tập về nhà
	- Quan sát nhận xét khuôn mặt của người thân để tập vẽ.
	- Sưu tầm tranh chân dung.
	- Chuẩn bị bài sau.
+ - Bài 19: Vẽ theo mẫu
 Vẽ chân dung bạn
I. Mục tiêu bài học
	- HS biết cách vẽ chân dung.
	- Vẽ được chân dung bạn.
	- Thấy vẻ đẹp của chân dung.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
	- Sưu tầm 3, 4 tranh chân dung thiếu nhi (trai, gái).
	- Bài vẽ chân dung của HS các năm trước.
- Hình gợi ý cách vẽ chân dung. 
	b. Học sinh:
	- Sưu tầm tranh, bài vẽ chân dung.
	- Giấy, bút chì, màu vẽ.
 2. Phương pháp dạy:
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo kết quả truy bài.
 C Giảng bài mới:
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
	- Giới thiệu một số tranh chân dung. HS nhận xét: 
	+ Các loại chân dung: Chân dung toàn thân, chân dung bán thân.
+ Cách vẽ chân dung: Vẽ hình và vẽ màu.
- Giới thiệu qua một số tranh và nhắc HS quan sát SGK trang 132, sau đó quan sát lẫn nhau.
? Trình bày đặc điểm khuôn mặt bạn ngồi cạnh?
? ấn tượng về chân dung bạn thân nhất của em là gì?
HS:	Khuôn mặt chung... Mắt ... Mũi ... Miệng ... 
	 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung.
	? Kiến thức cũ đã học có bài nào giúp chúng ta làm bài tập hôm nay?
HS:	Dựa vào kiến thức bài 13 "Tỷ lệ khuôn mặt người"và bài 18 "Vẽ chân dung".
- Nhắc HS tham khảo SGK hướng dẫn cách vẽ trang 132, 133.
	? Nhắc lại cách vẽ chân dung đã học ở bài 18?
HS:	+ Vẽ phác hình dáng bề ngoài của mặt, cổ, vai cho cân đối với trang giấy. Chú ý đến tư thế của mặt: Nhìn chính diện, quay nghiêng, ngẩng lên hay cúi xuống ... và vẽ trục dọc.
	+ Vẽ nét chia khoảng cách của tóc, trán, mũi, mắt...
	+ Vẽ phác nét mắt, mũi, miệng, tai...
GV:	Phân chia các khoảng cách dài, ngắn, rộng, hẹp, dày, mỏng của tai, mắt, mũi, miệng cho hợp lí, vì tỷ lệ của chúng là đặc điểm của nhân vật.
HS:	Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho đúng. Chú ý đến độ đậm nhạt của nét.
	- Giới thiệu một số chân dung mẫu vẽ màu:
	? Nhận xét về cách vẽ?
HS:	+ Màu của tóc.
	+ Màu da: Mặt, tai, cổ.
	+ Màu của áo.
	+ Màu của nền.
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
	- GV nêu yêu cầu của bài tập:
	+ Vẽ chân dung bạn bằng chì.
	+ Quan sát và vẽ theo hướng dẫn.
	- GV quan sát và giúp HS làm bài:
	+ Vẽ hình khuôn mặt cân đối với hình trang giấy.
	+ Tìm tỷ lệ các phần: Tóc, trán, mũi... tìm tỷ lệ mắt, mũi, miệng ...
	+ Vẽ nét chi tiết gần với mẫu.
	- HS quan sát và vẽ theo cảm nhận riêng.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- Hướng dẫn HS nhận xét một số bài mẫu vẽ về:
	+ Hình dáng chung.
	+ Đặc điểm nhân vật.
	- HS nhận xét và tự xếp loại.
 D Bài tập về nhà
	- Sưu tầm tranh chân dung.
	- Vẽ chân dung người thân. Vẽ màu theo ý thích.
	- Chuẩn bị bài sau. 	
- Bài 20: Thường thức mỹ thuật
Sơ lược về mĩ thuật hiện đại Phương tây
 từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
I. Mục tiêu bài học
	- HS hiểu được sơ lược về giai đoạn phát triển mĩ thuật hiện đại phương Tây.
	- Bước đầu làm quen với một số trường phái hội hoạ hiện đại như: Trường phái ấn tượng, trường phái Dã thú, trường phái Lập thể...
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
	- Bộ ĐDDH MT8.
	- Sưu tầm tranh, ảnh về giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
	b. Học sinh:
 2. Phương pháp dạy: 
Sử dụng các phương pháp dạy học như các bài 2, 5, 10, 14 Thường thức MT.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo cao kết quả truy bài.
 C Giảng bài mới
 	Giới thiệu bài
	+ Vào bài trực tiếp theo nội dung hướng dẫn.
	+ Cho HS xem một số tranh về thời kì này.
	? Các em đã biết gì về nguồn gốc hoặc tên các tranh chưa?
GV:	+ Về lịch sử: Đây là giai đoạn có những biến chuyển sâu sắc ở châu Âu với các sự kiện lớn như: Công xã Pa-ri (1871), Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Cách mạng XHCN Tháng 10 Nga (1917).
	+ Về nghệ thuật: Những biến động về chính trị, xã hội đã tác động đến tâm lí con người. Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong triết học, văn học, nghệ thuật...đã diễn ra quyết liệt. Riêng trong mĩ thuật, đây cũng là thời kì chứng kiến sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các trào lưu nghệ thuật mới.
	+ Bài này giới thiệu một số trường phái mĩ thuật tiêu biểu của mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kỉ XIX đến thế kỉ XX.
 1. Hoạt động 1:
 	 a. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về trường phái hội họa ấn tượng.
 GV:	+ Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XIX, một nhóm các họa sĩ trẻ ở Pa-ri (Pháp) đã tỏ ra không chấp nhận lối vẽ kinh điển "khuôn vàng thước ngọc" của các họa sĩ lớp trước. Họ vẽ người và cảnh thực bên ngoài thay cho việc vẽ người mẫu ở trong phòng, rồi vẽ thêm cảnh ở đằng sau theo cách nghĩ của họa sĩ.
	+ Các bức tranh vẽ ngoài trời như "Bữa ăn trên cỏ" của họa sĩ Ma-nê (Manet) cùng các tác phẩm của các họa sĩ Pi-xa-rô (Pissaro), Mô-nê (Monet), Đờ-ga (Degas)... đã bị Phòng triển lãm Quốc gia Pháp từ chối không trưng bày và bị phê phán.
	+ Người ta lấy tên "ấn tượng" từ những bức tranh cùng tên ấn tượng mặt trời mọc của họa sĩ Mô-nê trong cuộc triển lãm của các họa sĩ trẻ tại Pa-ri năm 1874 để đặt tên cho trường phái mới này.
	- Phân tích những nét mới của trường phái hội họa ấn tượng, GV nhấn mạnh:
	+ Họa sĩ theo trường phái hội họa ấn tượng cho rằng màu sắc thiên nhiên luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào ánh sáng, khí quyển. Vì thế các họa sĩ rất chú trọng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời chiếu vào con người và cảnh vật.
	+ Về chủ đề: Hội họa ấn tượng dứt khoát đi vào cuộc sống đương đại, trước hết là những sinh hoạt của con người và phong cảnh thiên nhiên với bảng màu trong sáng.
	+ Một số tác phẩm tiêu biểu của trường phái này là: "Bữa ăn trên cỏ" của họa sĩ Ma-nê, "Nhà thờ lớn Ru-văng", "Hoa súng", "ấn tượng mặt trời mọc" của họa sĩ Mô-nê, "Người Pa-ri" của họa sĩ Rơ-noa (Renoir), "Ngôi sao" của họa sĩ Đờ-ga, "Bán khỏa thân" của họa sĩ Rơ-noa...
 b. Trường phái hội họa Tân ấn tượng.
	Một số họa sĩ chưa thật bằng lòng với những khám phá, sáng tạo của hội họa ấn tượng, họ tiếp tục tìm kiếm sâu hơn với những dấu ấn cá nhân riêng biệt. Đó là "trường phái Tân ấn tượng" mà đại diện là các họa sĩ Xơ-ra (G.Seurat) và Xi-nhắc (P.Signac).
	- Các họa sĩ theo trường phái này dùng những chấm màu nguyên chất (đỏ, váng, lam...) và kiên trì ngồi chấm hàng trăm, hàng ngàn chấm nhỏ cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
	- Các tác phẩm tiêu biểu: "Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng", "Sân khấu", "Tắm" của họa sĩ Xơ-ra, "Phòng ăn" của Xi-nhắc....
 c. Trường phái hội họa Hậu ấn tượng.
 Một số họa sĩ xuất hiện sau, muốn vượt qua những giới hạn của hội họa ấn tượng để tìm ra con đường khác. Đó là các họa sĩ Hậu ấn tượng. Tiêu biểu là các họa sĩ Pôn Xê-dan (Paul Cézanne), Pôn Gô-ganh (Paul Gauguin) và Vanh-xăng Van Gốc (Vincent Van Gogh).
- Trong lịch sử MT, các họa sĩ Hậu ấn tượng chiếm một vị trí quan trọng, tiên phong trong cách dung màu và kĩ thuật thể hiện, có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ họa sĩ sau này.
- Một số bức tranh tiêu biểu như: "Chiếc cầu bắc qua Mác-nu ở Crê-tê-ô", "Các cô gái tắm", "Chân dung tự họa" của họa sĩ Xê-dan; "Con ngựa trăng", Ngày thần", "Chúng ta từ đâu tới?", "Chúng ta làm gì?", "Chúng ta sẽ đi về đâu?" của họa sĩ Gô-ganh và "Hoa hướng dương", Quán cà phê đêm", "Canh đồng Ô-ve" của họa sĩ Van Gốc...
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiẻu vài nét về trường phái hội họa Dã thú.
 ? Vì sao gọi là Dã thú?
+ Năm 1905, trong cuộc triển lãm "Mùa thu" ở Pa-ri của các họa sĩ trẻ, một phong tranh đầy màu sắc rực rỡ đến chói mắt, có một bức tượng đồng nhỏ tạc theo phong cách nuột nà. Một nhà phê bình gọi đùa đây là bức tượng nằm trong chuồng dã thú và từ đó cái tên Dã thú được đặt cho trường phái hội họa mới này.
- Về đặc điểm của trường phái hội họa Dã thú:
	+ Dưới con mắt của họa sĩ theo trường phái Dã thú, hiện thực xã hội quá phức tạp, còn thiên nhiên thì muôn hình muôn vẻ. Cần phải làm cho hiện thực rối ren ấy trở nên gần gũi, dể hiểu đối với mọi người. Vì thế họ học cách nhìn thực tế qua đôi mắt hồn nhiên, tươi vui của trẻ thơ trong sáng tạo nghệ thuật.
	+ Các họa sĩ bỏ cách vẽ vờn khối, sáng tối trong tranh. Mối quan tâm chủ yếu của họ là việc chọn màu sắc: Những mảng màu nguyên sắc gay gắt, những đường viền mạnh bạo, dứt khoát.
	+ Tiêu biểu cho trường phái hội họa Dã thú là Ma-tít-xơ (Matisse) Vla-manh (Vlaminck), Van Đôn-ghen (Van Dongen), Mác-kê (Marquet), Đuy-phi (Du fy)...
	+ Các tác phẩm tiêu biểu là:"Thiếu nữ mặc áo dài trắng", "Cá đỏ" của họa sĩ Ma-tít-xơ; "Bến tàu Phê-Cum", Hội hóa trang ở bãi biển" của họa sĩ Mác-kê;"Sân quần ngựa", "Thuyền buồm ở Đô-vin" của họa sĩ Đuy-phi....
	- GV kết luận: Trường phái hội họa Dã thú sử dụng phép giản ước và cách dụng màu nguyên sắc với hi vọng sáng tạo ra một nền hội họa mới. Tranh của họ có ảnh hưởng tới các họa sĩ thế hệ sau này.
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về trường phái hội họa Lập thể.
 GV: Cả lớp theo dõi phần SGK giới thiệu trang137:
	+ Hội họa lập thể ra đời tại Pháp 1907, tiếp theo trường phái hội họa Dã Thú.
	+ Gọi là Lập Thể vì các họa sĩ dựa trên cơ sở của bản phác hình học để diễn tả tất cả: Cảnh vật, dung mạo con người, nhà cửa ... Các họa sĩ đi tìm một cách diễn tả mới, muốn "trốn thoát" khỏi sự lệ thuộc vào đối tượng miêu tả để tìm ra các hình cơ bản nhất, bản chất nhất của sự vật. Đó là hiện thực mà người ta chỉ cảm thấy và nhận biết chúng.
	- Có công sáng lập ra khuynh hướng hội họa Lập thể là họa sĩ Brắc-cơ (G.Bracque) và Pi-cát-xô (Picasso), họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các họa sĩ Hậu ấn tượng.
	? Quan sát SGK tran

File đính kèm:

  • docMT8.doc