Bài giảng Tuần 18 - Tiết 18: Kí hoạ (tiết 1)

Bài vẽ thể hiện được đặc trưng của thể loại tranh đề tài, tranh vẽ có chiều sâu, thể hiện đúng và được luật xa gần, hình ảnh có chọn lọc tạo được không gian sâu trong tranh.

4. Tính sáng tạo:

 Bài vẽ có tính sáng tạo, không sao chép lại những bài trong sách hoặc của bạn, trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá nhiều hoặc bị nhàu nát giấy vẽ.

III. Biểu điểm:

 Tuỳ theo mức độ hoàn thành của bài vẽ và các yêu cầu mà cho điểm hợp lí.

1. Nội dung: 3 điểm

2. Bố cục: 3 điểm

3. Thể hiện: 2 điểm

4. Tính sáng tạo: 2 điểm

 

doc30 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 18 - Tiết 18: Kí hoạ (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ng 
? Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Đỗ Cung 
? Khái quát về cuộc đời của HS Diệp Minh Châu
? Kể tên những tác phẩm của ông mà em biết 
?Nêu vài nét về bức tranh "Bác Hồ Với thiếu nhi 3 miền Trung- Nam -Bắc"
1. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh 
* (1892-1984), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh 
- TN CĐMTĐD và nổi tiếng về tranh lụa. *Tác phẩm : 
- Chơi ô ăn quan
- Lên Đồng 
*Miêu tả cuộc sống của nhân dân bình dị chất phác, chân thực.
*Nghệ thuật : Tranh là sự kết hợp bút pháp trang trí phương Đông và kĩ thuật dựng hình châu Âu pha lẫn nét đẹp hiện đại và duyên dáng á Đông.
*Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2. Tô Ngọc Vân 
*Sinh năm 1906, Hà Nội quê ở Văn Giang, Hưng Yên , TN CĐMTĐD và làm Hiệu Trưởng trường Mĩ thuật kháng chiến.
ông vẽ về đề tài thiếu nữ, Hà Thành duyên dáng, đài các, những chiến sĩ chất phác, dũng cảm.
*Nghệ thuật: Bút pháp thoáng nét bút mềm mại đáng yêu, diễn tả được chiều sâu tâm hồn của nhân vật.
*Tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Nghỉ chân bên đồi, Con trâu quả thực...
*Năm 1996- ông được truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. 
3. Nguyễn Đỗ Cung 
 (19/12/1977) Làng Xuân Tảo-Từ Liêm- Hà Nội.
- TN MTĐD tham gia kháng chiến,và mở lớp đào tạo các hoạ sĩ trẻ.
*Tác phẩm : Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, Khai hội 
* được nhà nướoc trao tặng giải thưởng HCM về văn học Nghệ thuật.
4. Diệp Minh Châu
(19/19/2002) -Nhơn Thạnh, Bến Tre, TNCĐMTĐD và là hoạ sĩ tiêu biểu nhất trong lớp hoạ sĩ trẻ miền Nam đi theo kháng chiến.
*Tác phẩm: Võ Thị Sáu, Hương Sen, Bác Hồ với thiếu nhi 3 miền Trung Nam Bắc...
+Bức tranh vẽ bằng máu diền tả cuộc gặp gỡ của HCM với các cháu thiếu nhi .
*Đượoc trao tặng giải thưởng HCM về Văn học- nghệ thuật.
4.Củng cố - Đánh giá 
? Nêu hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của các hoạ sĩ trên
? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
____________________________________________
Ngày tháng 2 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
 Ngày soạn: 15/2/2009 
 Ngày dạy: /2/2009 
Tuần 22 – Tiết 22
Trang trí đĩa tròn 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
*Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng
*Kỹ năng : Vẽ trang trí được một đĩa tròn cơ bản và một đĩa tròn ứng dụng.
*Thái độ: Yêu quý đồ vật, trân trọng nghệ thuật trang trí của cha ông. 
II. Chuẩn bị
- Tranh trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng
- Vật mẫu thật. bài mẫu của HS năm trước
- Các bước bài vẽ trang trí đĩa tròn
- Bài mẫu của GV 
III. Tiến trình lên lớp
1. Quan sát nhận xét 
GV treo ĐDDH lên bảng 
? Em hãy cho biết 2 loại đĩa tròn trên bảng thuộc loại đĩa tròn nào 
?Phân biệt sự khác nhau của 2 loại đĩa tròn đó về bố cục, hoạ tiết và màu sắc
*GV kết luận về đĩa tròn 
+ 2 loại đĩa tròn cơ bản và đĩa tròn ứng dụng
*Về bố cục
TT ứng dụng
-Tự do,phá thế,không theo nguyên tắc nào 
TT cơ bản
-Theo nguyên tắc đối xứng, xen kẻ,lặp lại. 
*Về hoạ tiết
*Màu sắc
-Tự do, hình vẽ tuỳ thích
-Tự do, phù hợp với sở thích
-Theo một nguyên tắc nhất định
-Hài hoà, tối sáng rõ ràng làm rõ hoạ tiết trung tâm.
2. Cách trang trí 
? Một bài vẽ trang trí thông thường gồm có mấy bước 
GV HD cho Hs xem các bước bài trang trí đĩa tròn cơ bản và đĩa tròn ứng dụng 
*GV cho HS xem một số bài trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng của HS năm trước và một số đĩa thật
1.Tìm bố cục 
2.Vẽ hoạ tiết 
3.Tô màu
 B 1 B 2 B3
3. Thực hành 
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-vẽ trang trí một đĩa tròn có đường kính 16 cm (cơ bản )
-Chất liệu: màu nước hoặc màu sáp 
4.Củng cố - Đánh giá 
? Em có nhận xét gì bố cục bài trang trí 
? Hình vẽ, hoạ tiết trong đĩa tròn như thế nào
? Màu sắc của các đĩa tròn trên ra sao
- GV động viên khuyến khích các em vẽ kém, tuyên dương những em vẽ tốt.
5. Dặn dò - Vẽ trang trí một đĩa tròn ứng dụng.
-Chuẩn bị bài 23 - 24 vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát
- Mỗi tổ chuẩn bị một cái ấm tích và cái bát. 
- Phác nét 
- Chuẩn bị màu chì, giấy, tẩy
_____________________________________
Ngày tháng 2 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 21/2/2009 
 Ngày dạy: /2/2009 
Tuần 23 - Tiết 23. Vẽ theo mẫu
Cái ấm tích và cái bát 
(Tiết 1- Vẽ hình )
I. Mục tiêu
*Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cấu trúc, hình dáng của cái ấm tích và cái bát 
*Kỹ năng : Hs Vẽ được hình gần với mẫu
 *Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, đường nét.
II. Chuẩn bị
- Tranh mẫu về ấm và bát 
- Các bước bài vẽ ấm tích và cái bát, tranh của HS năm trước 
III. Tiến trình dạy học
1. Quan sát nhận xét 
Gv cho Hs lên đặt mẫu 
? Em hãy nhận xét về cách đặt mẫu của bạn và nêu khung hình chung của mẫu là khung hình gì 
? Nêu vị trí của các vật mẫu 
? So sánh chiều ngang và chiều cao của cái bát
? Cái ấm gồm có mấy phần
? Thân ấm hình gì
? Cổ ấm, vòi ấm, vai ấm hình gì
? Miệng ấm hình gì 
? Quai ấm như thế nào 
? Cho biết trong 2 vật mẫu, vật nào sáng hơn
? ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng nào 
- Cách đặt mẫu phù hợp
- Khung hình chung của mẫu là khung hình vuông
- Cái bát đứng trước, ấm đứng sau
- Chiều cao bằng 3/4 chiều ngang
- 3 phần:
+ Thân ấm hình trụ
cổ ấm hình chóp cụt, vòi ấm cong không đều, vai ấm hình chóp cụt
+ Miệng ấm hình e lip
+ Quai ấm cong
+ Cái bát sáng hơn cái ấm
+ Từ phải sang trái
2. Cách vẽ
+ Gv : Hãy nêu cách vẽ bài cái ấm tích và cái bát.
*Gv cho HS xem những vẽ mẫu của HS năm trước.
B1: Dựng khung hình chung và riêng (cái ấm, bát)
B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận (Bát bằng mấy phần của ấm, vòi ấm , cổ ấm ...)
B3: Vẽ hình bằng nét thẳng
B4: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài.
3. Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu HS quan sát mẫu và vẽ 
- GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
- Khuyến khích động viên các em
- Vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát 
- Chất liệu: Chì 
IV.Củng cố - Đánh giá 
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét về :
? Bố cục của bài vẽ 
? Hình vẽ như thế nào
? So sánh với mẫu thật 
-Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
-Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em vẽ kém 
V.Dặn dò 
- Xem bài 24 - vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát
- Tập vẽ đậm nhạt 
- Chì, tẩy 
_____________________________________
Ngày tháng 2 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 21/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
Tuần 24 - Tiết 24. Vẽ theo mẫu
Cái ấm tích và cái bát
(Vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu
*Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách vẽ đậm nhạt 
*Kỹ năng : Hs đậm nhạt cái ấm tích và cái bát
 *Thái độ: Yêu quý vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, đường nét.
II. Chuẩn bị
- Như tiết 23
III. Tiến trình dạy học
- Kiểm tra bài hình của các em 
1. Quan sát nhận xét
GV yêu cầu HS đặt mẫu như T1 (sau đó điều chỉnh mẫu sao cho phù hợp với ánh sáng 
? ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng nào
? Cái bát và ấm, cái nào sáng hơn
? Độ đậm nhất trên bát có bằng độ đậm nhất trên ấm không
? Bóng đổ từ mẫu lên nền và từ bát lên ấm như thế nào 
*GV kết luận bổ sung
*Hướng phải sang trái
*Cái bát sáng hơn
+ Độ đậm nhất trên ấm đậm hơn độ đậm nhất trên bát
+ bóng đổ đậm và nhạt dần từ trong ra ngoài
2. Cách vẽ
? Nhắc lại các bước bài vẽ theo mẫu đậm nhạt thông thường
*Gv cho HS xem bài đậm nhạt mẫu của năm trước.
B1. Phân mảng (Đậm nhạt các bộ phận)
B2: Vẽ một lớp đậm nhạt chung (So sánh độ đậm nhạt của 2 vật mẫu để vẽ đậm nhạt cho đúng.)
B3: Vẽ đậm nhạt chi tiết các bộ phận chung sau đó vẽ các bộ phận riêng.(Chú ý lấy điểm sáng nhất và so sánh độ đậm của bóng đổ của mẫu lên mẫu, của mẫu lên nền, nhấn đậm nhạt của vật mẫu cho bài trong trẻo thêm.
3. Thực hành 
GV ra bài tập, yêu cầu HS vẽ vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
- Khuyến khích động viên các em
- Vẽ theo mẫu đậm nhạt cái ấm tích và cái bát 
- Chất liệu: Chì đen
4. Củng cố - Đánh giá 
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét, đánh giá về:
? Độ đậm nhạt của bài vẽ (ấm, bát đã được hay chưa)
? Phông nền như thế nào
? So sánh với mẫu thật 
- Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
- Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em vẽ kém 
5. Dặn dò 
-Xem bài 25- Đề tài trò chơi dân gian -Kiểm tra 1 tiết
-Phác nét, giấy chì màu tẩy.
_____________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 08/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
Tuần 25 - Tiết 25
Kiểm tra 1 tiết
I. Đề ra: Vẽ tranh đề tài Trò chơi dân gian
Khuôn khổ: Vẽ trên khổ giấy A4
Thời gian: 45 phút
II. Yêu cầu:
Bài vẽ phải đạt các yêu cầu sau:
1. Nội dung:
 Bài vẽ thể hiện đúng nội dung yêu cầu của đề tài, thể hiện được yêu cầu của một bức tranh đề tài, có hình ảnh đẹp thể hiện được đặc trưng của một số trò chơi mà HS đã thấy, đã chơi. 
2. Bố cục:
 Bài vẽ có bố cục chặt chẽ, hình ảnh có chính có phụ, hình ảnh sắp xếp có trọng tâm, hình ảnh chính nổi bật
3. Thể hiện:
 Bài vẽ thể hiện được đặc trưng của thể loại tranh đề tài, tranh vẽ có chiều sâu, thể hiện đúng và được luật xa gần, hình ảnh có chọn lọc tạo được không gian sâu trong tranh.
4. Tính sáng tạo:
 Bài vẽ có tính sáng tạo, không sao chép lại những bài trong sách hoặc của bạn, trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá nhiều hoặc bị nhàu nát giấy vẽ.
III. Biểu điểm:
 Tuỳ theo mức độ hoàn thành của bài vẽ và các yêu cầu mà cho điểm hợp lí. 
1. Nội dung: 3 điểm
2. Bố cục: 3 điểm
3. Thể hiện: 2 điểm
4. Tính sáng tạo: 2 điểm
____________________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 08/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
Tuần 26 - Tiết 26. TTMT
Vài nét về mĩ thuật Italia 
thời kì phục hưng 
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về sự ra đời của nền mĩ thuật phục hưng 
* Kỹ năng : Biết cách tư duy khái quát các giai đoạn phát triển mĩ thuật phục hưng 
* Thái độ: Trân trọng yêu mến các nền văn hoá nhân loại trong đó có mĩ thuật phục hưng.
II. chuẩn bị
- Mĩ thuật thế giới, tranh của Lê Ô na Đờ Vanh Xi 
- Đồ dùng dạy học MT7
III. Tiến hành 
1.Đặt vấn đề:
 Mĩ thuật ý thời kì phục hưng có mối quan hệ mật thiết với mĩ thuật cổ và mĩ thuật trung cố, đặc biệt là nền văn hoá Hy lạp, La Mã cổ đại. Các nước này đã từng phát triển đến đỉnh caovà đóng góp nhiều cho kho tàng mĩ thuật nhân loại. 
2. Triển khai bài :
1. Các giai đoạn phát triển của mĩ thuật ý thời kì phục hưng
- Trải qua hơn 10 thế kỉ chịu sự thống trị hà khắc của nhà thờ, thiên chúa giáo, NT châu Âu bị cấm đoán, hình tượng con người ít được xuất hiện trong các tác phẩm, hình vẽ bị khô cứng bởi những quy định ngặt nghèo của nhà thờ.
? Nêu sự ra đời của quốc gia Hy Lạp, La Mã
? Lúc này nước ý như thế nào 
? Em hiểu gì về khái niệm phục hưng 
? Người ta chia thời kì này làm mấy giai đoạn
? Nêu đặc điểm của giai đoạn này
? Đặc điểm nghệ thuật của hội hoạ giai đoạn này là gì 
? Trung tâm nghệ thuật đặt ở đâu 
? Kể tên những hoạ sĩ tiêu biểu của giai đọan này 
? Đặc điểm chính của nghệ thuật giai đoạn này là gì 
? Giai đoạn này có đặc điểm gì nổi bật
? Những hoạ sĩ tài năng của giai đoạn này là ai
? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của 3 hoạ sĩ nổi tiếng giai đoạn này
*Đây là 3 đại diện tiêu biểu của giai đoạn Đại Phục Hưng.
* Hy Lạp nằm bên bờ biển Địa Trung Hải có sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ từ rất sớm và điển hình, là quốc gia có thời kì hưng thịnh nhất về văn hoá trong thế giới cổ đại Phương Tây.
*La Mã là một miền Công Xã ở trung bán đảo ý, sau đó đánh chiếm Hy Lạp nhưng lại bị nghệ thuật của Hy Lạp chinh phục.
*Lúc này, ý đang là nước phát triển trở thành một quốc gia hùng mạnh, giai cấp tư sản đang lên, mang tư tưởng nhân văn mới, đề cao giá trị vật chất và tinh thần của con người.
1. Khái niệm: Phục hưng là hồi phục lại những giá trị văn hoá thời Hy Lạp, La Mã.
2.Các giai đoạn phát triển: 
a. Giai đoạn I. Đánh dấu những bước ngoặt cơ bản: Hoạ sĩ Xi ma buy và người học trò nổi tiếng Giốt Tô.
- Vẽ theo sự tích kinh thánh 
- Sử dụng chất liệu sơn dầu
*Khát khao một cuộc sống lí tưởng vươn tới cái đẹp hoàn thiện và hoàn mĩ.
b. Giai đoạn II. Giai đoạn Tiền Phục Hưng
- Thành phố Phơ lô răng xơ
- Điển hình là các hoạ sĩ Ma dắc xi ô và Bốt ti xen li .
- Dùng đề tài tôn giáo với các nhân vật trong thần thoại các đề tài lịch sử để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người thời bấy giờ.
c. Giai đoạn III. Giai đoạn Đại Phục Hưng 
- Là giai đoạn hưng thịnh nhất trong thời kì phục hưng là đỉnh cao của nghệ thuật sáng tạo, đạt đến sự cân bằng trong sáng và mẫu mực.
- Trung tâm nghệ thuật là Rô Ma 
- Hoạ sĩ: Lêôna đờ vanh xi, Mikenlăng giơ, Rafael 
+ Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng
+ Nàng Mônalida(Lê ô na đờ vanh xi)
+ Tạo thiên lập địa ,đa Vít(Mi kenlănggiơ)
+ Đức Mẹ Ma ri a, Nàng Ma Do na(Rafael)
+ Trường học Aten (Rafael).
2. Đặc điểm của mĩ thuật ý thời kì phục hưng
? Chủ đề khai thác của các hoạ sĩ thời phục hưng là gì 
? Đặc điểm con người trong các phẩm hội hoạ có gì khác với con người trung cổ
+ Các nhà điêu khắc khai thác vè các chủ đề tôn giáo, các nhân vật trong thần thoại hoặc kinh thánh, để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người đương thời.
+ Tỉ lệ con người cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực
+ Diễn tả ánh sáng chiều sâu theo luật xa gần của không gian
+ Xu hướng nghệ thuật hiện thực, đạt đến đỉnh cao của sự mẫu mực.
IV.Củng cố - Đánh giá 
- Gv treo ĐDDH yêu cầu HS sắp xếp các hoạ sĩ theo từng thời kì 
1. Giai đoạn I qua từng giai đoạn Bốt ti xen li; Lê ô na; Giốt Tô; Mi ken lăng 
2. Giai đoạn II Ra fa el; Xi ma buy 
3. Giai đoạn III thể của một bạn 
- Gv đánh giá nhận xét bổ sung 
____________________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 21/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
Tuần 27 - Tiết 27. Vẽ tranh
Đề tài cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu
*Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm những di tích lịch sử những danh lam thắng cảnh của đất nước. 
*Kỹ năng : HS vẽ được tranh cảnh đẹp của quê hương
* Thái độ: Có ý thức trân trọng những giá trị văn hoá lịch sử những cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Bài vẽ của học sinh về đề tài cảnh đẹp đất nước
- Tranh của các hoạ sĩ
- Các bước bài vẽ tranh đề tài cảnh đẹp quê hương
III. Tiến trình lên lớp
1. Tìm và chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh
-? Hãy tìm và chọn ra những bức tranh có nội dung về cảnh đẹp đất nước
? Đây là cảnh ở đâu
? Kể tên những danh lam thắng cảnh mà em biết
? Bố cục những bức tranh đó như thế nào 
? Nhận xét về hình ảnh và hoạt động của con người trong các bức tranh đó
? Em sẽ chọn nội dung gì để thể hiện 
+ Cảnh ở thành phố và nông thôn 
+ Hs tự kể (Địa đạo Vĩnh Mốc,Thành cổ, cảng Nhà Rồng, Sông Bến Hải, Cầu Hiền Lương
+ Bố cục: Chặt chẽ hợp lí có đầy đủ mảng chính, mảng phụ
+ Hình vẽ sinh động, sáng tạo,chân thực, rõ nét,hoạt động phong phú và rõ ràng
+ Màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ.
2. Cách vẽ tranh
? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài
- GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ
Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước
* GV: Các em có thể chọn cho mình một nội dung để thể hiện
1. Tìm bố cục 
2. Vẽ hình 
3. Vẽ màu 
3. Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
- Vẽ 1 tranh về đề tài cảnh đẹp đất nước.
- Kích thước: 18 x 24
- Màu sắc: Tuỳ ý
IV. Củng cố - Đánh giá 
- GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
? Nội dung của các bức tranh trên(Cảnh đẹp miền nào)
? Bố cục của bài vẽ 
? Hình vẽ như thế nào 
? Màu sắc của bài vẽ ra sao 
V. Dặn dò 
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài 28-Trang trí đầu báo tường 
____________________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 27/3/2009 
 Ngày dạy: /4/2009 
Tuần 28 - Tiết 28. Vẽ tranh 
Trang trí đầu báo tường 
I. Mục tiêu
 *Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về trang trí đầu báo tường, biết cách trang trí đầu báo tường
*Kỹ năng : Trang trí được một đầu báo tường của lớp
* Thái độ: HS biết vận dụng TT đầu báo tường để trình bày được trong các công việc cụ thể như bảng quảng cáo, thành tích, trang trí sổ tay...
II. Chuẩn bị
- Tranh trang trí đầu báo tường 
- Minh hoạ một vài đầu báo đơn giản
- Các bước bài trang trí đầu báo tường
III. Tiến trình lên lớp 
1. Quan sát- nhận xét 
? Gv cho hs xem một số tờ báo tường 
? Báo tường là gì 
? Trình bày bố cục của một đầu báo tường
? Tên tờ báo được viết như thế nào
? Màu sắc của tờ báo ra sao
? Hình minh hoạ nhằm mục đích gì
* GVkết luận 
Gv cho Hs xem một số tranh minh hoạ
+ Báo tường là tờ báo treo, dán trên tường ... cơ quan đơn vị, nhà máy... phản ảnh các hoạt động của đơn vị hay cơ sở đó.
+ Tên tờ báo: thường viết to hơn, rõ ràng hơn, chữ phăng hoặc chữ ba ton
+ Tên đơn vị , số báo, ngày tháng năm ra đời.
+ Hình minh hoạ nội dung, huy hiệu "Măng non, chim, hoa..."
2. Cách trang trí 
? Muốn trang trí một đầu báo tường ta phải làm gì 
? Nêu các bước bài vẽ trang trí 
GV minh hoạ trên ĐDDH
- GV giới thiệu cho HS xem một số tranh mẫu của HS năm trước.
B1:Tìm bố cục (mảng chính,mảng phụ)
B2: Vẽ hình minh hoạ và tên truyện
B3:Vẽ màu 
3. Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
- Gv có thể hướng dẫn trực tiếp lên bài HS.
- Vẽ trang trí một đầu báo tường mà em thích 
- Kích thước : Giấy A2
- Màu nước, hoặc màu bột
IV.Củng cố - Đánh giá 
- GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
? Nội dung của bài trang trí trên như thế nào?tên tờ báo đã phù hợp chưa 
? Bố cục của bài vẽ 
? Hình vẽ như thế nào , đã làm nổi rõ nội dung tờ báo hay chưa
? Màu sắc của bài vẽ ra sao 
V. Dặn dò 
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài 29 - đề tài an toàn giao thông 
- Sưu tầm tranh đề tài an toàn giao thông
- Soạn bài, phác thảo nét 
- Giấy, chì,màu, tẩy.
___________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
Tổ trưởng (kí duyệt)
Ngày soạn: 05/4/2009 
 Ngày dạy: /4/2009 
Tuần 29 - Tiết 29. Vẽ tranh 
Đề tài an toàn giao thông 
I. Mục tiêu
*Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về luật an toàn giao thông, thấy được ý nghĩa an toàn giao thông là bảo vệ tính mạng tài sản của mọi người.
*Kỹ năng : HS vẽ được tranh về an toàn giao thông theo ý thích
*Thái độ: Có ý thức chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Bài vẽ của học sinh về đề tài an toàn giao thông
- Tranh của các hoạ sĩ
- Các bước bài vẽ tranh đề tài an toàn giao thông.
III. Tiến hành 
1. Tìm và chọn nội dung đề tài
-? GV cho HS chơi trò chơi : sắp xếp các tranh ATGT sau theo 2 Nội dung 
- Chấp hành luật lệ
- Không chấp hành luật lệ
? Thế nào là ATGT
? Vẽ tranh ATGT là vẽ về nội dung gì 
? Nêu bố cục của các bức tranh sau
? Hình vẽ trong tranh như thế nào 
? Nhận xét về màu sắc của tranh ATGT
+ 1,3.5
+2, 4, 5,7,8
1. Khái niệm :
Là pháp lệnh của nhà nước để mọi người dân thực hiện góp phần XD kỷ cương đất nước và đảm bảo CS bình yên của mỗi con người.
- Phản ánh các hoạt động của các PTGT , những người XD và bảo vệ GT trên các tuyến đường GT.
2. Bố cục: chặt chẽ, hợp lí
- Hình vẽ sinh động
- Màu sắc linh hoạt, hài hoà.
2. Cách vẽ tranh
? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài
- GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ
? Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước
* GV: Các em có thể chọn cho mình một nội dung để thể hiện
1.Tìm bố cục 
2.Vẽ hình 
3. Vẽ màu 
3. Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
- Vẽ 1 tranh về đề tài ATGT 
- Kích thước: 18 x 25
- Màu sắc: Tuỳ ý
IV. Củng cố - Đánh giá 
- GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
? Nội dung của các bức tranh trên(Hoạt động GT gì)
-? Bố cục của bài vẽ 
-? Hình vẽ như thế nào 
- ?Màu sắc

File đính kèm:

  • doclop 7 ki 2.doc
Bài giảng liên quan