Bài giảng Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 33 : Điều chế khí hiđro – phản ứng thế

- Cho học sinh đọc cách điều chế hiđro trong công nghiệp.

- Giới thiệu mô hình điều chế khí hiđro bằng cách điện phân nước.

 (xem phim).

- Viết phương trình phản ứng.

- Nhận xét

- Giới thiệu mô hình điều chế khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 33 : Điều chế khí hiđro – phản ứng thế, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 26
Tiết 52
Bài 33 : ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ
––––––––––––––––––
I/ Mục tiêu bài hoc: Học sinh biết được :
 1/ Về kiến thức : 
- Cách điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
- Viết được phương trình điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Cách thu khí hiđro .
- Hiểu khái niệm phản ứng thế. 
2/ Về kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng làm thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.
- Rèn luyện kỉ năng viết phương trình phản ứng.
3/ Thái độ : yêu thích bộ môn và tin vào khoa học 
II/ Phương pháp : 
 -Thực nghiệm, chứng minh, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III/ Chuẩn bị :
1/ Giáo viên : 
- Dụng cụ thí nghiệm cho học sinh ( 5 nhóm )
 + Ống nghiệm
 + Kẽm viên
 + Nút cao su
 + Ống thủy tinh thu khí 
 + Đèn cồn
 + Que tre
 + Khai nhựa
 + Giá nghiệm
 + Ống nhỏ giọt
 + Cốc 100ml đựng dung dịch ZnCl2
 + Cốc 100ml đựng nước.
- Hóa chất : dung dịch HCl, kẽm viên.
- Dụng cụ - hóa chất của giáo viên giống như của học sinh.
- Soạn bài : giáo án thường, giáo án điện tử . 
2/ Học sinh : Soạn bài 33 : Điều chế khí hiđo – phản ứng thế, xem lại các loại phản ứng đã học.
IV/ Kiểm tra bài cũ : (slide 1)
* Câu hỏi :
- Phản ứng oxi hóa – khử là gì ?
- Hãy xác định chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử trong phản ứng sau:
 CuO + H2 t0 Cu + H2O
*Trả lời : 
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa.
- Chất khử : H2 , chất oxi hóa : CuO
V/ Hoạt động dạy và học : 
1/ Giới thiệu bài : Khí hiđro là chất khử và có nhiều ứng dụng quan trọng khác. Vậy khí hiđro được điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào? Phản ứng điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng gì ? → Giáo viên ghi bài : Điều chế khí hiđro – phản ứng thế.
2/ Nội dung bài dạy và học :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách điều chế khí hiđro và cách thu khí hiđro?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài
Ghi
chú
- Cho học sinh đọc SGK.
- Giới thiệu dụng cụ và hóa chất.
- Hướng dẩn cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm.
* Hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm: Trình chiếu ( cho 2-3ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa 4-5 viên Zn) → Nhận xét hiện tượng xảy ra?
→ Cho các nhóm khác nhận xét.
- Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí ( chờ 45 giây cho khí thoát ra đẩy hết không khí trong ống nghiệm) đưa que đóm còn tàn đỏ (than hồng) vào đầu ống dẫn khí → Nhận xét hiện tượng xảy ra?
→ Cho các nhóm khác nhận xét
- Đưa que đóm đang cháy (có ngọn lửa) vào đầu ống dẫn khí → Nhận xét hiện tượng xảy ra ?
→ Cho các nhóm khác nhận xét
* Khí thoát ra là khí gì?
- Lấy 2 giọt dung dịch sau phản ứng cô cạn 
 → Nhận xét hiện tượng? 
 - Cho các nhóm nhận xét
 - Giới thiệu chất sau phản ứng là kẽm clorua (ZnCl2)
→ Viết phương trình phản ứng ?
Nhận xét:
* Có thể thay thế dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4loãng và thay thế Zn bằng Fe,Al để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
* Có thể điều chế hiđro với dụng cụ khác (bình kíp)
- Cho học sinh quan sát hình. Giới thiệu nguyên tắc hoạt động của dụng cụ.
- Giới thiệu bình kíp đơn giản
- Cho học sinh xem hình cách thu khí H2.
+ Có thể thu khí hiđro bằng cách nào?
- Cách thu khí hiđro và khí oxi có gì giống và khác nhau?
- Tại sao khi thu khí hiđro phải để ống nghiệm miệng quay xuống và thu khí oxi thì để miệng ống nghiệm hướng lên?
Nhận xét
- Cho học sinh đọc cách điều chế hiđro trong công nghiệp. 
- Giới thiệu mô hình điều chế khí hiđro bằng cách điện phân nước.
 (xem phim).
- Viết phương trình phản ứng.
Nhận xét
- Giới thiệu mô hình điều chế khác.
- Học sinh đọc
- Chú ý
- Chú ý
- Học sinh làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng.
“Có bọt khí thoát ra”
Các nhóm nhận xét
- Học sinh làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng.
- không có hiện tượng
Các nhóm nhận xét
- Học sinh làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng.
“ Khí thoát ra bùng cháy”
Các nhóm nhận xét
- Khí hiđro
- Học sinh làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng.
Các nhóm nhận xét
- Có chất rắn màu trắng
- Viết PTPƯ
- Nhận xét
- Chú ý
- Học sinh quan sát
- Xem bình kíp
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời : khí H2 nhẹ hơn khí O2.
- 1 học sinh đọc
- Quan sát mô hình.
- Viết phương trình.
- Quan sát
I/ Điều chề khí hiđro:
 1/ Trong phòng thí nghiệm: 
a/ Thí nghiệm : 
Cho Zn tác dụng với dung dịch HCl.
b/ Phương trình phản ứng: 
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
* Kết luận: Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho kim loại : Zn, Fe... tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
c/ Cách thu khí hidro : 
- Đẩy nước
- Đẩy không khí
2/ Trong công nghiệp :
- Điện phân nước.
2H2O đp 2H2 ↑ + O2 ↑
- Dùng than khử oxi của nước trong lò khí than.
- Từ khí thiên nhiên hoặc khí dầu mỏ.
Slide 2,3,4
Slide 5,6,7,8
Slide 9,10
Hoạt động 2 : Tìm hiểu phản ứng thế là gì?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài
Ghi chú
* Nhắc lại các loại phản ứng đã học?
Gv nhận xét→ phản ứng thế.
Cho ví dụ :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2 
- Cho học sinh thảo luận nhóm (2 phút)
 + Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nào trong phân tử HCl?
 + Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nào trong phân tử H2SO4?
→ các phản ứng trên là phản ứng thế.
- Phản ứng thế là gì?
ànhận xét
-Học sinh trả lời
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm lần lượt trả lời
-Trả lời
II/ Phản ứng thế là gì?
1/ Ví dụ : 
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ 
Fe +H2SO4loãng→ FeSO4 +H2 ↑ 
2/ Phản ứng thế là gì? : 
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Slide 11
VI/ Củng cố dặn dò : (slide 12,13)
1/ Củng cố : 
Hóa chất nào dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm?
 Kim loại Zn, Fe dung dịch HCl, H2SO4 loãng
Viết phương trình điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm ?
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
- Viết phương trình điều chế khí hiđro trong công nghiệp bằng cách điện phân nước ?
 2H2O đp 2H2 ↑ + O2 ↑
Phản ứng thế là gì ? Cho ví dụ ?
 Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ 
2/ Dặn dò : 
Về nhà học bài.
Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 117.
 * Bài tập : Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì ?
 a/ Ca + O2 .→ CaO
 b/ H2 O .→ H2 + O2 
 c/ Zn + HCl .→ ZnCl2 + H2
 d/ CuO + H2 .→ Cu + H2O
Đáp án :
 a/ 2Ca + O2 → 2CaO à phản ứng hóa hợp
 b/ 2H2O đp 2H2 ↑ + O2 ↑à phản ứng phân hủy
 c/ Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 à phản ứng thế
 d/ CuO + H2 to Cu + H2 O à phản ứng oxi hóa – khử
 - Soạn trước bài : bài luyện tập 6.
VII/ Nhận xét tiết học:
* RÚT KINH NGHIỆM : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai-33_Dieu-Che-Hydro-Phan-Ung-The_Tiet-52.doc
Bài giảng liên quan