Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm

 a. Thực trạng :

 - Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chất lượng chưa cao.

 - Học sinh biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó. Tuy nhiên vẫn còn vài học sinh trong lớp đọc thông chưa tốt. Việc đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít nên không nêu được ý chính của bài, chưa biết đọc diễn cảm toàn bài văn. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng, nghỉ như nhau hoặc không nghỉ, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC DIỄN CẢMI. Thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5	a. Thực trạng :	- Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. 	- Học sinh biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó. Tuy nhiên vẫn còn vài học sinh trong lớp đọc thông chưa tốt. Việc đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít nên không nêu được ý chính của bài, chưa biết đọc diễn cảm toàn bài văn. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng, nghỉ như nhau hoặc không nghỉ, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm.I. Thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5	b. Nguyên nhân :	- Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chữ viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:	+ Lỗi âm đầu, âm cuối : tr/ch, s/x, r/d/g, th/h, n/ng, t/c, ... 	+ Lỗi âm chính, vần : â/ă, ơi/ơ, ươ/ơ (bườm/bờm), ôi/ui (tôi/tui), ...	+ Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví dụ : suy nghĩ/ suy nghỉ	....................	- Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết.	- Do các em lười đọc sách, không chịu khó rèn đọc.	- Các em chưa cảm nhận được nội dung bài đọc.	b. Nguyên nhân : - Giáo viên sửa lỗi phát âm, hướng dẫn ngắt, nghỉ cho học sinh chưa tốt. Giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ chưa giúp học sinh nắm vững nội dung bài đọc. Còn ở các lớp cuối cấp (lớp 4, 5), giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa có biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm.- Giáo viên đọc diễn cảm chưa tốt.- Giáo viên thiếu quan tâm học sinh. II. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 :	1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt, khéo léo :	Đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4, 5 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau: a) Luyện đọc đúng :- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp.- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh với tâm thế sẵn sàng đọc nối tiếp.- Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng: a) Luyện đọc đúng :+ Vòng 1 : Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đúng và đọc rành mạch.+ Vòng 2 : Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.+ Vòng 3 : Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở.	Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm.b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm) : - Đối với loại hình văn bản nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài(Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu.b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm) :- Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhậ được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản) khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh Tiểu học.c) Các hình thức luyện đọc : Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp, theo nhóm).- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần.Ví dụ : Đọc đồng thanh để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học.- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc). 2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài :- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.	Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn, của bài. 	Ví dụ : Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. 2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài :- Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK hay chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi. 	- Bằng nhiều hình thức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm). Giáo viên tạo điện kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến. 2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài :Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. 	Sau khi tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. 	Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý. 	 2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài :Ví dụ : Đoạn vừa rồi đọc với giọng điệu như thế nào ? Để nêu đặc điểm của nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Hoặc : Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài ? Qua nội dung của đoạn, em hãy xác định giọng đọc của đoạn ? Học sinh thảo luận và trả lời – Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.3. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm :	Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp.	Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của cô; ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào?...Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo của mình.	Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay. 4. Luyện tập thực hành đọc  diễn cảm văn bản :Tạo điệu kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm.- Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài : Cách luyện đọc này tạo điệu kiện cho tất cả học sinh đều được đọc. Theo các bước sau :+ Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ.+ Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó (nhắc lại).+ Học sinh xác định giọng đọc của câu văn.+ Học sinh đọc mẫu (Giáo viên đọc mẫu) – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích.+ Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân. 4. Luyện tập thực hành đọc  diễn cảm văn bản :- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ : Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh luyện đọc theo 	trình tự các bước : + Giáo viên (HS) đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc.+ Học sinh luyện đọc theo cặp.+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.- Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài :+ Giáo viên tiến hành các bước như trên.+ Học sinh đọc cá nhân – Giáo viên nhận xét đánh giá.4. Luyện tập thực hành đọc  diễn cảm văn bản :* Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc – Cụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân biệt được lời của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau:- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.- Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình (hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện).- Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên. 5. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập  cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi  học tập trong giờ Tập đọc :	Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp.	Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm (HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ : Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ* Tóm lại :	+ Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc.	+ Việc đọc mẫu diễn cảm của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các em học tập cách đọc của giáo viên.	+ Việc nắm nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là một yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc diễn cảm tốt.	+ Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau.	+ Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú cho học sinh.	+ Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà là một việc là cần thiết trong khâu đọc diễn cảm, bởi vì ở lớp thời gian học tập rất ít. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn.

File đính kèm:

  • pptRen_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh.ppt
Bài giảng liên quan