Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học

1. Bài toán

vận dụng

các kiến thức về phép nhân và phép chia Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một bước tính, trong đó có các bài toán về :

a) Áp dụng trực tiếp phép nhân, phép chia.

b) Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần.

c) Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

d) So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.

 

doc116 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
h, gấp hình.
 Giải bài toán bằng một phép tính cộng, trừ, nhân, chia (trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị).
Lớp 3
5 tiết/tuần ´ 35 tuần = 175 tiết
Số học
Đại lượng
và đo đại lượng
Yếu tố
hình học
Giải bài toán
có lời văn
1. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000.
a) ứng dụng mở rộng tính cộng, trừ các số có ba chữ số, có nhớ không quá một lần. 
b) Bảng nhân và bảng chia 6, 7, 8, 9. Hoàn thiện các bảng nhân, chia 2, 3, 4, ..., 9. Giới thiệu về , , , . 
c) Phép nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số có nhớ không quá một lần. Phép chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số. Chia hết và chia có dư. Thực hành tính nhẩm (dựa vào các bảng tính đã học).
d) Làm quen với biểu thức và giá trị biểu thức. Thực hành tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
e) Tìm số chia chưa biết.
2. Các số đến 10 000 và các số đến 100 000.
a) Đọc, viết, so sánh các số. Các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
b) Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, trong phạm vi 10 000 và 100 000.
Phép nhân số có đến bốn hoặc năm chữ số với số có một chữ số có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, tích không quá 100 000. Phép chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số, chia hết hoặc chia có dư. 
c) Giới thiệu bảng số liệu thống kê đơn giản. Làm quen với chữ số La Mã.
1. Đơn vị đo độ dài : đề-ca-mét(dam),
héc-tô-mét(hm). Bảng đơn vị đo độ dài. Đo và ước lượng độ dài.
2. Đơn vị đo khối lượng : gam (g). Quan hệ giữa kg và g. Thực hành cân.
3. Đơn vị đo diện tích : xăng-ti-métvuông (cm2).
4. Ngày, tháng, năm. Xem lịch, xem đồng hồ (chính xác đến phút).
5. Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. 
1.Giới thiệu góc vuông và góc không vuông ; tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. 
2.Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
 Giới thiệu diện tích của một hình. Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
3.Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê ke. Vẽ đường tròn bằng compa.
1. Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản (so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị ; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn ; gấp hoặc giảm một số lần). 
2. Giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.
Lớp 4
5 tiết/tuần ´ 35 tuần = 175 tiết
Số học
Đại lượng
và đo đại lượng
Yếu tố
hình học
Giải bài toán
có lời văn
1. Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên.
a) Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu số tỉ. Hệ thống hoá về số tự nhiên và hệ thập phân.
b) - Phép cộng và phép trừ các số có đến sáu chữ số, có nhớ không quá ba lượt. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số, tích có không quá sáu chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên. Nhân một tổng với một số.
- Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá ba chữ số, thương có không quá bốn chữ số (chia hết hoặc chia có dư). 
c) Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
d) Tính giá trị của các biểu thức số có đến ba dấu phép tính. Tính giá trị của biểu thức chứa chữ dạng a + b ;
a - b ; a ´ b ; a : b ; a + b + c ; a ´ b ´ c ; (a + b) ´ c. Giải các bài tập dạng : “Tìm x biết x < a ; a < x < b” với a, b là các số bé.
2. Phân số. Các phép tính về phân số.
a) Khái niệm ban đầu về phân số. Đọc, viết các phân
số ; phân số bằng nhau ; rút gọn phân số ; quy đồng mẫu số hai phân số ; so sánh hai phân số.
b) Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số (trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100). Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số.
c) Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên (mẫu số của tích không vượt quá 100). Giới thiệu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số, nhân một tổng hai phân số với một phân số.
d) Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0.
e) Thực hành tính nhẩm về phân số trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị của các biểu thức có không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản. 
g) Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
3. Tỉ số.
a) Khái niệm ban đầu về tỉ số.
b) Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của
tỉ lệ bản đồ.
4. Một số yếu tố thống kê : Giới thiệu số trung bình cộng ; biểu đồ ; biểu đồ cột.
1. Đơn vị đo khối lượng : tạ, tấn,
đề-ca-gam(dag),
héc-tô-gam(hg). Bảng đơn vị đo
khối lượng.
2. Giây, thế kỉ. Hệ thống hoá các đơn vị đo thời gian.
1. Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau. Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi. 
2. Tính diện tích hình bình hành, hình thoi.
3. Thực hành vẽ hình bằng thước thẳng 
và ê ke ; cắt, ghép, gấp hình. 
1. Giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số. 
2. Giải các bài toán liên quan đến : Tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng ; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng ; tìm số trung bình cộng ; tìm phân số của một số ; các nội dung hình học đã học.
Lớp 5
5 tiết/tuần ´ 35 tuần = 175 tiết
Số học
Đại lượng
và đo đại lượng
Yếu tố
hình học
Giải bài toán
có lời văn
1. Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số. Một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.
2. Số thập phân. Các phép tính về số thập phân.
a) Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
b) Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba lần.
Phép nhân các số thập phân có tới ba tích riêng và phần thập phân của tích có không quá ba chữ số.
Phép chia các số thập phân, trong đó số chia có không quá ba chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân), thương có không quá bốn chữ số, với phần thập phân của thương có không quá ba chữ số.
Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, nhân một tổng với một số.
Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị biểu thức số thập phân có không quá ba dấu phép tính. 
c) Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
3. Tỉ số phần trăm. 
a) Khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
b) Đọc, viết tỉ số phần trăm. 
c) Cộng, trừ các tỉ số phần trăm ; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0.
d) Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
4. Một số yếu tố thống kê : Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
1. Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. 
2. Vận tốc. Quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.
3. Đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông (dam2), héc-tô-mét vuông (hm2), mi-li-mét vuông (mm2) ; bảng đơn vị đo diện tích. ha. Quan hệ giữa m2 và ha.
4. Đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối (cm3), đề-xi-mét khối (dm3), mét khối (m3). 
1. Giới thiệu hình hộp chữ nhật ; hình lập phương ; hình trụ ; hình cầu. 
2. Tính diện tích hình tam giác và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
 Giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán đơn giản về quan hệ tỉ lệ ; tỉ số phần trăm ; các bài toán đơn giản về chuyển động đều ; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống ; các bài toán có nội dung hình học.
III - chuẩn kiến thức, kĩ năng
lớp 1
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
I - Số học
1. Các số đến 100
1) Biết đếm, đọc, viết các số đến 10.
1) Ví dụ
a) Đếm từ 1 đến 10.
b) 
2) Biết đếm, đọc, viết các số 
đến 100.
2) Ví dụ
a) Đếm từ 1 đến 100.
b) Viết số và ghi lại cách đọc số trong phạm vi 100 (số có hai
chữ số), chẳng hạn :
 Viết (theo mẫu) :
 	Sáu mươi mốt : 61 	65 : sáu mươi lăm
 	Tám mươi tư : ... 	48 : ...
3) Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
3) Ví dụ. Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) :
a) Số 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị ; ta viết 87 = 80 + 7.
b) Số 59 gồm ... chục và ... đơn vị ; ta viết 59 = ... + ...
c) Tính nhẩm :
	30 + 6 = 36 	60 + 9 = ... 	20 + 7 = ...
	40 + 5 = ... 	70 + 2 = ... 	20 + 1 = ...
4) Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng.
4) Ví dụ. Viết số thích hợp vào ô trống :
5) Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
5) Ÿ Sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các dấu >, <, = khi so sánh hai số.
 a) Trong phạm vi 10.
 Ví dụ.	 	4 ... 5 	2 ... 5 	8 ... 10 
	 	? 	7 ... 5 	4 ... 4 	10 ... 9 
b) Trong phạm vi 100.
 Ví dụ.	 	 	34 ... 50 	72 ... 81
	 	? 	78 ... 69 	62 ... 62	
Ÿ Xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước (sử dụng các từ "bé nhất", "lớn nhất").
 Ví dụ
a) Khoanh vào số lớn nhất trong các số : 72 ; 68 ; 80.
b) Khoanh vào số bé nhất trong các số : 79 ; 60 ; 81.
Ÿ Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé (nhiều nhất là 4 số).
 Ví dụ. Viết các số 72 ; 38 ; 64 :
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
6) Bước đầu nhận biết thứ tự các số trên tia số.
6) Ví dụ. Điền số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó :
2. Phép cộng 
và phép trừ 
trong phạm vi 10
1) Sử dụng các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ, nhận biết ý nghĩa của phép cộng. 
 1) Ví dụ. Viết phép tính thích hợp :
2) Thuộc bảng cộng trong phạm 
vi 10 và biết cộng nhẩm trong phạm vi 10.
2) Ví dụ
a) Tính nhẩm : 	5 + 3 = ... ;	2 + 8 = ... 
b) Tính :	 	2	 	5	 	6
	4	 	3 	 	4
	 	 ...	 	 ...	 	 ...
3) Sử dụng các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ, nhận biết ý nghĩa của phép trừ. 
3) Ví dụ. Viết phép tính thích hợp :
4) Thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 và biết trừ nhẩm trong phạm vi 10.
4) Ví dụ
a) Tính nhẩm : 7 - 4 = ... ;	10 - 5 = ...
b) Tính : 	9	 	7 	10
	 	4	 	5	 	 4
 	 ... 	 ... 	 ...
5) Bước đầu nhận biết về vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ.
5) Ví dụ. 	5 + 0 = 5 	0 + 5 = 5
	5 - 0 = 5 	5 - 5 = 0
6) Biết dựa vào các bảng cộng, trừ để tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
6) Ví dụ. 
... + 2 = 5 ; 	 	3 + ... = 6 ; 	 	7 - ... = 1 ; 	 	... - 1 = 5.
7) Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (tính theo thứ tự từ trái sang phải).
7) Ví dụ. Tính :
5 + 1 + 2 = ... ; 	9 - 3 - 2 = ... ; 	9 - 5 + 1 = ...
3. Phép cộng 
và phép trừ 
không nhớ 
trong phạm vi 100
1) Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ các số trong phạm vi 100.
1) Ví dụ. a) Tính :
	37	92	65	 89
	21	 4	32	 7
b) Đặt tính rồi tính : 	25 + 13 ; 	69 - 21.
2) Biết cộng, trừ nhẩm (không nhớ) :
Ÿ Hai số tròn chục.
Ÿ Số có hai chữ số với số có một
chữ số (trường hợp phép cộng, phép trừ ở cột đơn vị dễ thực hiện bằng nhẩm).
2) Ví dụ. Tính nhẩm :
Ÿ 20 + 30 = ... ;	90 -30 = ...
Ÿ 15 + 1 = ... ; 	38 - 2 = ... ; 	80 + 7 = ... ; 	95 - 5 = ...
II - Đại lượng và đo đại lượng
1. Độ dài
1) Biết xăng-ti-mét là một đơn vị để đo độ dài ; biết đọc, viết số đo độ dài trong phạm vi 100cm.
1) 	Nhận biết độ dài 1cm, biết viết và đọc các số đo.
2) Biết dùng thước thẳng có vạch thành xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn thẳng (trong phạm vi 20cm) rồi viết các số đo.
2) Ví dụ. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo :
3) Biết thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
3) Ví dụ. Tính (theo mẫu) :
20cm + 10cm = 30cm 	30cm + 40cm = ...
32cm + 12cm = ...	40cm - 20cm = ...
2. Thời gian
1) Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
2) Biết xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
3) Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
2) Ví dụ. Nhìn vào tờ lịch hôm nay và nêu được thứ, ngày, tháng. Chẳng hạn : Hôm nay là thứ hai, ngày 16 tháng 2.
3) Ví dụ. Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
III - Yếu tố Hình học
1) Bước đầu nhận biết các hình sau :
ã Hình tam giác
ã Hình vuông
ã Hình tròn
2) - Nhận ra hình vuông, hình tam giác, hình tròn từ các vật thật.
- Biết xếp, ghép hình đơn giản.
1) Ví dụ 1. Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm :
Ví dụ 2. Tô màu vào các hình : cùng hình dạng thì cùng một màu.
Ví dụ 1. Mặt cái trống có dạng hình tròn, mặt con súc sắc có dạng hình vuông, khăn quàng đỏ có dạng hình tam giác. 
Ví dụ 2. Ghép các hình dưới đây thành các hình mới (theo mẫu) :
3) Bước đầu nhận biết về điểm, đoạn thẳng.
3) Nhận ra, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.
 Ví dụ.	A Ÿ	Điểm A
4) Biết nối hai điểm để có đoạn thẳng.
 	M 	N
 	 Ÿ	 Ÿ
 	Đoạn thẳng MN
5) Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài không quá 10cm.
6) Biết nối các điểm để có hình tam giác, hình vuông.
6) Ví dụ. Nối các điểm để có 1 hình vuông và 2 hình tam giác.
	 Ÿ	Ÿ
	 Ÿ	Ÿ
7) Bước đầu nhận biết về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
7) Ví dụ. a) Đúng ghi Đ, sai ghi S :
- Điểm A ở trong hình tam giác 	c
- Điểm B ở ngoài hình tam giác 	c
- Điểm E ở ngoài hình tam giác 	c
- Điểm C ở ngoài hình tam giác 	c
- Điểm I ở ngoài hình tam giác 	c
 b) Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn, 2 điểm ở ngoài hình tròn (chưa yêu cầu ghi tên các điểm).
IV - giải bài toán có lời văn
Biết giải các bài toán về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng hoặc một phép trừ) và trình bày bài giải gồm : câu lời giải, phép tính, đáp số.
Ví dụ. a) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn ?
Bài giải
Tổ em có tất cả là :
6 + 3 = 9 (bạn)
Đáp số : 9 bạn.	
b) An có 5 quả cam, An cho bạn 2 quả cam. Hỏi An còn lại mấy quả cam ?
Bài giải
Số cam còn lại là :
5 - 2 = 3 (quả)
Đáp số : 3 quả cam.	
lớp 2
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
I - Số học
1. Các số trong phạm vi 1000
1) Biết đếm từ 1 đến 1000.
2) Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
1) Ví dụ. ? 
2) Ví dụ. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 198 ; 199 ; 200 ; ... ; ... .
b) 84 ; 86 ; 88 ; ... ; ... .
c) 510 ; 520 ; 530 ; ... ; ... .
3) Biết đọc, viết các số đến 1000.
3) Ví dụ. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm :
Đọc số
Viết số
Sáu trăm hai mươi ba
...........................
.....................................................................
315
Hai trăm mười
...........................
4) Biết xác định số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
4) Ví dụ. Viết số liền trước, liền sau của số cho trước :
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
...............................
625
............................
...............................
399
............................
................................
800
.............................
5) Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
5) Ví dụ. Nhận ra được trong số 847 có 8 trăm, 4 chục và 7 đơn vị.
6) Biết phân tích số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại.
6) Ví dụ. 	653 = 600 + 50 + 3 	hoặc : 700 + 10 + 4 = 714
7) Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có đến ba chữ số.
7) Ví dụ. 254 > 189 vì ở số trăm có 2 > 1.
254 < 261 vì số trăm cùng là 2, ở số chục có 5 < 6.
254 > 251 vì số trăm cùng là 2, số chục cùng là 5, ở số đơn vị có 4 > 1.
8) Biết xác định số bé nhất (hoặc lớn nhất) trong một nhóm các số cho trước.
8) Ví dụ
a) Khoanh vào số bé nhất :
395 ; 695 ; 357 ; 385.
 b) Khoanh vào số lớn nhất :
395 ; 695 ; 357 ; 385.
9) Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại (nhiều nhất là 4 số).
9) Ví dụ. Viết các số 285 ; 257 ; 279 ; 297 theo thứ tự :
a) Từ bé đến lớn.
b) Từ lớn đến bé.
2. Phép cộng 
và phép trừ
các số có đến
ba chữ số
1) - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 ;
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
 2) - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm ;
1) Ví dụ. Tính nhẩm :
8 + 8 = ............. ; 	12 - 4 = ...............
9 + 4 = ............ ; 	11 - 6 = ................
2) Ví dụ 1. Tính nhẩm :
300 + 200 = .......... ; 	100 + 800 = ..........
500 - 200 = ........... ; 	900 - 800 = ..........
- Biết cộng, trừ nhẩm số có ba chữ số với số có một chữ số hoặc với số tròn chục hoặc với số tròn trăm (không nhớ).
Ví dụ 2. Tính nhẩm :
423 + 4 = ........... ; 	527 - 3 = ..............
423 + 10 = ......... ; 	527 - 10 = ............. 
423 + 200 = .......... ; 	527 - 200 = ...........
3) Biết đặt tính và tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
3) Ví dụ. Đặt tính rồi tính :
38 + 47 ; 	41 - 25 ; 	29 + 6 ; 	71 - 9.
4) Biết đặt tính và tính cộng, trừ (không nhớ) các số có đến ba chữ số.
4) Ví dụ. Đặt tính rồi tính :
345 + 422 ; 	674 - 353.
5) Biết tính giá trị của các biểu thức số có không quá hai dấu phép tính cộng, trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu với các số có không quá hai chữ số) không có nhớ.
5) Ví dụ. Tính :
 a) 35 + 10 + 2 = ..........
 b) 42 - 12 - 8 = ............
 c) 36 + 12 - 28 = ...........
6) Biết tìm x trong các bài tập dạng :
x + a = b ; 	a + x = b ;
x - a = b ; 	a - x = b.
(với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
6) Ví dụ. Tìm x :
 a) x + 5 = 15 ; 	b) x - 8 = 12 ; 	c) 35 - x = 12.
3. Phép nhân
và phép chia
1) Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5.
1) Ví dụ. Nêu đúng kết quả phép nhân, phép chia trong bảng đã học.
2) Biết nhân, chia nhẩm trong các trường hợp sau :
- Các phép nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học (bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5).
2) Ví dụ 1. Tính nhẩm :
 a) 2 ´ 7 = ........... ; 	3 ´ 6 = ...........
 	 4 ´ 8 = ........... ; 	5 ´ 9 = ...........
b) 14 : 2 = ............ ; 	18 : 3 = .............
	32 : 4 = ............ ; 	45 : 5 = .............
- Nhân, chia số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có một chữ số (trong trường hợp đơn giản)
 Ví dụ 2. Tính nhẩm :
	40 ´ 2 = .............. ; 	200 ´ 3 = ..............
	80 : 2 = ............... ;	600 : 3 = ...............
3) Biết tính giá trị của các biểu thức có không quá hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học).
3) Ví dụ. Tính : 
	5 ´ 4 + 9 = ............... ;	15 : 3 + 2 = .............
	4 ´ 3 - 7 = ................ ;	20 : 4 - 3 = .............. 
4) Biết tìm x trong các bài tập dạng :
x ´ a = b ; a ´ x = b ; x : a = b.
(với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi các bảng tính đã học).
4) Ví dụ. Tìm x :
 a) x ´ 3 = 12 ; 	b) x : 3 = 5.
4. Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị
1) Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan), biết đọc, viết :
 ; ; ; .
1) Ví dụ
 	Đọc : một phần bốn (một phần tư).
 	Viết : . 
2) Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.
2) Ví dụ
a) Tô màu số ô vuông của mỗi hình : 
b) Khoanh vào một phần ba số ngôi sao :
II - Đại lượng và đo đại lượng
1. Độ dài
1) - Biết đề-xi-mét (dm), mét (m), mi-li-mét (mm), ki-lô-mét (km) là các đơn vị đo độ dài.
- Ghi nhớ được :
1m = 10dm, 	1dm = 10cm,
1cm = 10mm, 	1m = 100cm,
1m = 1000mm, 	1km = 1000m.
1) Vận dụng trong khi làm các bài tập.
Ví dụ. a) 2m = ... dm 	b) 	1dm ... 9cm
	 ? 	3dm = ... cm 	?	90cm ... 1m
	1m = ... cm 	100cm ... 1m
2) Biết sử dụng thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét để đo độ dài.
2) Ví dụ. Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi điền số thích hợp vào ô trống :
3) Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
3) Ví dụ. Điền cm hoặc m vào chỗ chấm cho thích hợp :
 a) Độ dài mép bảng đen ở lớp khoảng 3 .............
 b) Bút chì dài khoảng 19 ................
 c) Cột nhà cao khoảng 4 ................
 d) Gang tay của em dài khoảng 15 ................
2. Khối lượng
1) Biết ki-lô-gam (kg) là đơn vị đo khối lượng.
2) Biết sử dụng một số loại cân thông dụng để thực hành đo khối lượng.
1) và 2) Ví dụ
 a) 	b)
 c)
 	Bạn Hồng cân nặng
	bao nhiêu ki-lô-gam ?
3. Giới thiệu về
lít (l)
Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca
1 lít để đong, đo nước, dầu,...
4. Thời gian
1) Biết một ngày có 24 giờ ; một giờ có 60 phút.
2) Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
3) Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy (trong tuần lễ).
2) Ví dụ. Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
3) Ví dụ. Đây là tờ lịch tháng 10 :
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ Năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ

File đính kèm:

  • docFile1.doc