Chuyên đề ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100m CHO NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THPT VĨNH HÒA HƯNG BẮC – HUYỆN GÒ QUAO – TỈNH KIÊN GIANG

Sức mạnh là khả năng của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ. Nói cách khác có thể xác định sức mạnh là khả năng của con người thắng được trở lực bên ngoài tạo ra lực phản tác dụng chống lại nó do sự cố gắng của cơ bắp. Trong trường hợp hoạt động để thắng lực chống đối bên ngoài, lực có hướng ngược chiều với chuyển động, trong hoạt động nhượng bộ lực tác động trên đường đi của chuyển động, sức mạnh phân thành ba hình thức chính.

 - Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh mà vận động viên có thể thực hiện khi co cơ tối đa và theo ý muốn năng lực này được áp dụng cho các môn thể thao cử tạ, vật,.

 - Năng lực sức mạnh nhanh là khả năng của hệ thần kinh cơ khắc phục các lực cản với tốc đô co cơ cao, sức mạnh nhanh xác định thành tích các môn thể thao không chu kỳ. Sức mạnh nhanh cũng có ý nghĩa đối với việc đạt tốc độ như khi giậm nhảy trong nhảy xa, đối với khả năng tăng tốc của vận động viên chạy ngắn.

 - Năng lực sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của vận động viên khi vận động với thời gian kéo dài trong khi sử dụng sức mạnh.

 

doc29 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 9456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100m CHO NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THPT VĨNH HÒA HƯNG BẮC – HUYỆN GÒ QUAO – TỈNH KIÊN GIANG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
chạy lao sau xuất phát: Từ 10-15m từ khi chân trước rời khỏi bàn đạp chạy lao về trước
	Nhiệm vụ: Để nhanh chóng bắt được tốc độ cao và phát huy được hết tốc độ.
	- Giai đoạn chạy giữa quãng: Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành tích lần chạy, khi kết thúc giai đoạn chạy lao và đến cách vạch đích 10-15m.
	Nhiệm vụ: Phát huy và duy trì tốc độ cao nhất trên cả quảng đường.
	- Giai đoạn về đích: Cách đích khoảng 10m đến khi hoàn thành đánh đích và dừng lại hoàn toàn.
	Để đạt thành tích cao trong chạy cự ly ngắn người tập phải phụ thuộc vào sự chuẩn bị kỹ - chiến thuật một cách hợp lý, kỹ thuật thể thao hoàn thiện là sự tổng hợp các phương thức được thực hiện qua các bài tập thể thao một cách có hiệu quả nhằm mục đích đạt được kết quả tốt hơn.
	Kỹ thuật được coi là hợp lý tuân theo các quy luật sinh cơ và sinh lý, với kỹ thuật hợp lý ấy sẽ cho phép thực hiện động tác và các hoạt động khác một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.
	Hiệu quả của các quá trình học tập , người tập phụ thuộc vào sự kết hợp tối ưu những quá trình nâng cao trình độ thể chất và nắm vững kỹ thuật thể thao, kỹ năng và kỹ xảo vận động được hình thành trên nền tảng sự phát triển đi lên của các tố chất, các bài tập , đó là điều kiện để đạt thành tích trong học tập. Vì vậy các bài tập chính là nền tảng để nâng cao thành tích cho chạy cự ly ngắn.
3.4 Đặc điểm tâm sinh lý của môn chạy cự ly ngắn ở học sinh thcs lứa tuổi 
13 - 14:
3.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi ở học sinh THCS:
	Việc học tập ở hoc sinh THCS chiếm vị trí to lớn về tâm lý, các em gặp một số hoàn cảnh mới, nhiều môn học mới các em bắt đầu cố gắng tự tập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ và có ý thức với hoạt động của mình, nguyện vọng đó sẽ giúp các em tích cực hơn trong hoạt động, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sáng tạo trong hoạt động, tuy nhiên nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em phát triển theo nhiều hướng không đúng, sẻ dẫn đến kết quả không tốt như: Học đòi, cáu kỉnh, thô lỗ .Hứng thú đã được xác định rõ rệt hơn mang tính chất bền vững sâu sắc và phong phú hơn, hứng thú của các em rất năng động, các em sẵn sàng đi vào các lĩnh vực tri thức mình ưa thích.
	Do vậy việc giảng dạy TDTT tạo cho các em hiểu được ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã hội giúp các em tự giác tích cực tập luyện trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại khóa, ở lứa tuổi này các em rất thích hoạt động các môn thể thao và thường quan tâm đến các sự kiện thể thao diễn ra và buồn khi đội mình bị thua. Lứa tuổi này xúc cảm diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kích động, kém tự chủ nhưng các em có những quan hệ bạn bè thân thiết, gần gủi nhau trên cơ sở cùng chung hứng thú, các phẩm chất ý chí ở lứa tuổi này cũng được phát triển nhưng những nét ý chí của tính cách như can đảm, dũng cảm và những phẩm chất mà các em rất quý trọng, các em rất sợ mang tiếng là trẻ con, mình là yếu đuối.
	Như vậy: Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, là một lứa tuổi rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt hiếu động của các đặc tính nhân cách, các em luôn muốn thử sức mình theo các đàn anh, đàn chị ,nên hành vi của các em luôn hăng hái tích cực. Do đó cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở tính tích cực, phát huy sáng tạo biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động cho các em tạo điều kiện phát triển tốt khả năng của các em.
 3.4.2. Đặc điểm sinh lý trong chạy cự ly ngắn:
 HỆ THẦN KINH:
	Não bộ đang thời kỳ hoàn chỉnh hoạt động của hệ thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế, do vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thì thần kinh chống mệt mõi và dễ phân tán sự chú ý. Do đó nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức dạy học phải linh hoạt không cứng nhắc đơn điệu, giảng giải và làm mẩu có trọng tâm chính xác, đúng lúc, đúng chổ. Ngoài ra cần tăng cường tập luyện TDTT ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện.
	HỆ VẬN ĐỘNG:
	Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện, do đó giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kiềm hãm sự phát triển về chiều dài.
	Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài thiết diện cơ chậm phát triển nhưng đến 6- 18 tuổi thì thiết diện cơ phát triển nhanh đặc biệt là các cơ co. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi, vì vậy cần chú ý phát triển tăng cường cơ bắp và phát triển toàn diện.
	 Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch, sức co bóp còn yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định, nếu khi hoạt động quá nhiều quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi, vì vậy tập luyện TDTT thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần được thích ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng sau này. Nhưng trong quá trình tập luyện TDTT cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng dần yêu cầu trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột.
 	 Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé, vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển các cơ hố hấp, hướng dẫn các em phải biết thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc hoạt động được lâu và có hiệu quả.
 - Trong các hoạt động TDTT, tốc độ và sức nhanh có liên quan mật thiết với nhau, mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng đến sức nhanh.
 	 - Như vậy cơ sở sinh lý để phát triển đến sức nhanh là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung khu thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ, để đạt được các yêu cầu nêu trên cần phải sử dụng các bài tập tầng số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài. Tuy nhiên muốn tạo điều kiện tốt cho phát triển sức nhanh có cơ sở khoa học ,chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế sinh lý của tố chất chạy cự ly ngắn.
 - Tốc độ tối đa mà con người có thể đạt được một mặt phụ thuộc vào quá trình hưng phấn, và tốc độ hưng phấn phụ thuộc vào tốc độ dẫn truyền xung động và quyết định đến thời gian phản ứng.
	- Xung động thần kinh được truyền đi nhờ các thần kinh và khớp thần kinh cơ, với sự tham gia của Adrenalin và hócmon khác.
	- Adrenalin làm tăng khả năng hưng phấn dẩn đến tăng độ linh hoạt của thần kinh
	- Quá trính biến đổi nhanh chóng giữa hưng phấn và ức chế làm cho các nơron vận động có khả năng xung động với tần số cao dẫn đến các đơn vị vận động thả lỏng nhanh.
	- Ức chế cục bộ hạn chế sự lan tỏa hưng phấn từ đó hạn chế được các hoạt động không cần thiết trong quá trình hoạt động.
	- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động phụ thuộc vào thời kỳ tìm tàng và tốc độ dẩn truyền xung động trong các dây thần kinh.
	- Khi có kích thích tác động lên người tập có thể xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ và tín hiệu được truyền vào hệ thần kinh trung ương nhờ con đường hướng tâm, tín hiệu được truyền qua các tổ chức lưới tại đó cơ quan phân tích và tổng hợp tín hiệu đưa ra phản ứng trả lời phù hợp và theo đường ly tâm truyền từ hệ thần kinh trung ương tới các cơ gây hưng phấn và có hoạt động tích cực đáp lại kích thích tập luyện sẻ làm tăng tốc độ dẫn truyền xung động, tăng độ linh hoạt thần kinh, phản ứng cơ thể đáp lại phù hợp và kịp thời, cơ thể sẽ nhanh nhẹn hơn.
	- Mức độ hoạt động của cơ được quy định bởi hai nhân tố:
 	 + Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sừng trước tủy sống đến cơ.
	 + Phản ứng của cơ: Là lực cơ sinh ra để đáp lại xung đột thần kinh, phản ứng của các cơ nhanh hay chậm phụ thuộc vào xung động thần kinh, do cơ sinh ra phụ thuộc vào thiết diện sinh lý của cơ và đặc điểm cấu trúc của nó, ảnh hưởng dinh dưỡng của thần kinh qua hệ thống adrenalin giao cảm, độ dài của cơ tạm thời bị kích thích vào một số nhân tố khác, cơ chế chỉ đạo cho phép thay đổi tức thời mức độ hoạt động của cơ là đặc điểm của xung động ly tâm, sự thay đổi mức độ hoạt động của cơ, hoạt động bằng hai cách:
Huy động số lượng khác nhau các đơn vị vận động tham gia vào hoạt động.
 Thay đổi tần số xung động ly tâm trong căng cơ tối đa trong đó có thể có từ 5 đến 40 xung động.
	 - Nếu lực do cơ phát huy chỉ vào khoảng 20% đến 80% khả năng tối đa của nó thì cơ thể đều hòa số lượng sợi cơ có ý nghĩa cơ bản điều đó có ý nghĩa nếu lực kích thích nhỏ(trọng lượng nhỏ) thì chỉ có ít sợi cơ hoạt động tích cực. Trong trường hợp lực do cơ phát huy đạt trị số tối đa cơ thể xảy ra một cách điều hòa thứ 3 đồng bộ hóa hoạt động tích cực các sợi cơ ở những người không tập luyện không quá 20% xung động đồng bộ với nhau. Do vậy hạn chế khả năng phối hợp, hạn chế lực phát sinh, hạn chế tốc độ, cùng với sự phát triển của trình độ tập luyện khả năng đồng bộ và khả năng phối hợp tăng lên rất nhiều.
	- Khả năng co nhanh của cơ chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh, sự phối hợp của các cơ, dinh dưỡng và adrenalin trong cơ ở nhóm cơ Iia, Iib, lượng ATP và CP nhiều hơn các nhóm khác. Đây là năng lượng chủ yếu cho cơ hoạt động trong điều kiện yếm khí nên các nhóm cơ này có khả năng co nhanh hơn, tập luyện làm cho lượng ATP và CP và các men phân giải tổng hợp chúng tăng lên (theo một số nhà nghiên cứu trọng lượng ATP và CP có thể tăng từ 10% đến 30%).
	- Cơ hoạt động làm biên độ cơ giảm, đàn tính cơ tăng, số lượng sợi cơ tham gia vận động tăng lên, cơ sẽ phản ứng nhanh hơn, nếu cơ tăng nhanh trong thời gian dài sẽ làm cạn dinh dưỡng tăng lượng axit lactic làm cơ chóng mỏi. Do vậy cần phải thả lỏng cơ, mức độ thả lỏng tốt khả năng vận động tăng nhanh hơn.
	- Trong điền kinh để nâng cao thành tích cho người tập, giáo viên cần chú ý phát triển sức nhanh của cơ, sức bền, khả năng thay đổi hưng phấn- ức chế và kết hợp nghỉ ngơi hợp lý ,trong khi tập phải chú ý đến cơ thể giải phẩu sinh lý của người tập với các bài tập nhằm nâng cao thành tích trong giảng dạy chạy cự ly ngắn.
 3.4.3. Đặc điểm của tố chất thể lực ở học sinh lứa tuổi 13 - 14:
	Tố chất thể lực là năng lực cơ bản về khả năng vận động của cơ thể con người như sức nhanh, sức mạnh, sức bền ,khéo léo, sự phát triển các tố chất thể lực thay đổi theo lứa tuổi.
	- Sức nhanh phát triển sớm chủ yếu là lứa tuổi trung học cơ sở.
	- Sức mạnh lớn hay bé phụ thuộc vào thiết diện của cơ, sức mạnh thể hiện dưới 12 tuổi ở nam, nữ sức mạnh chưa rỏ rệt, đến 14, 15 tuổi thì ở nữ sức mạnh hơn nam, 16, 17 tuổi thì nam lại phát triển hơn nữ.
	- Sức bền trong giai đoạn đầu của sự phát dục sinh trưởng của thiếu niên nhi đồng công năng tim, phổi còn yếu dẫn đến trao đổi khí yếu, khả năng yếm khí khá kém, khả năng chịu đựng lượng sức bền không cao.
	- Khéo léo và mềm dẻo không phải sinh ra là có ngay, mà phải qua một quá trình học tập và rèn luyện mới có được, có quan hệ mật thiết với khớp xương ,sự đàn hồi của dây chằng và sự linh hoạt của cơ khớp dưới sự chi phối của dây thần kinh cũng là giai đoạn phát triển tốt nhất.
 TỐ CHẤT NHANH:
 	Là năng lực thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất, sức nhanh được thể hiện ở hai hình thức, đơn giản và tổng hợp.
Theo hình thức đơn giản của tố chất nhanh gồm có:
Thời gian tiềm phục của phản ứng
Thời gian của một cử động đơn.
Tần số động tác.
	Theo hình thức tổng hợp của tố chất nhanh bao giờ cũng gắn liền với các tư thế động tác toàn vẹn, ví dụ như nhanh của một vận động viên quyền anh, xác định nhanh tổng hợp phải bằng các thiết bị máy móc đặc biệt.
	Sức nhanh luôn mang tính chất chuyên biệt, vì vậy muốn nghiên cứu tổng hợp phải xác định trên cơ sở hình thức đơn giản.
	Hệ phương pháp rèn luyện sức nhanh:
	Để phát triển nhanh đơn giản có thể tập các phản ứng cố định đáp lại các tính hiệu bất ngờ.
Ví dụ: Cho tập xuất phát thấp nhưng có lúc: Tiếng còi, ván phát lệnh, vỗ tay, tiếng hô của thầy,.
	Để phát triển phản ứng nhanh phức tạp tập thực hiện một số phản ứng khác nhau đáp lại tương ứng các tính hiệu bất ngờ xảy ra.
Ví dụ : Chạy nhanh, chạy chậm , chạy đổi hướng theo tiếng còi hoặc tiếng hô của người điều khiển các bài tập trên để tập nhanh theo thời gian tiềm phục của phản ứng.
Tập nhanh của một cử động và của tầng số động tác:
	- Để tập nhanh loại này chúng ta phải chú ý đến tốc độ thực hiện động tác và sức mạnh cần thiết để thực hiện tốc độ đó.
	- Phương tiện để phát triển sức nhanh thời gian tiềm phục của phản ứng là trò chơi vận động và các môn bóng còn phương tiện để phát triển tốc độ và tầng số động tác là cách tập để đảm bảo 3 yêu cầu.
	+ Kỹ thuật không phức tạp để có thể thực hiện với tốc độ giới hạn.
	+ Kỹ thuật buộc phải thực hiện với tốc độ cao.
	+ Thời gian bài tập vừa phải để cuối thời gian không giảm tốc độ.
	- Phương pháp để tập phát triển sức nhanh chủ yếu dùng phương pháp lặp lại, chỉ bắt buộc lặp lại sau 2/3 hoặc đầy đủ thời gian hồi phục hoàn toàn.
+ Cường độ tập luyện phải ở mức giới hạn tối đa hoặc gần giới hạn.
+ Thời gian nghỉ giữa quảng có thể đi lại chậm hoặc ngồi tại chổ thả lỏng.
	+ Số lần lặp lại phải phù hợp với đặc điểm cá nhân chỉ lặp lại với mức còn giữ tốc độ cần thiết, nếu thấy giảm thì nghỉ, trong một buổi tập chỉ tập sức nhanh khi cơ thể còn đang khỏe (lúc đầu của buổi tâp).
	Lứa tuổi để phát triển sức nhanh là 13- 14 tuổi và đạt thành tích cao là 17- 25 tuổi, và tập luyện phải có hệ thống.
	Trong tập luyên sức nhanh có hiện tượng bị chặn tốc độ, để vượt qua có thể dùng các phương pháp giảm nhẹ lực đối kháng tăng sức nhanh, tập các cảm giác đúng về tốc độ .
	TỐ CHẤT MẠNH:
	Sức mạnh là khả năng của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ. Nói cách khác có thể xác định sức mạnh là khả năng của con người thắng được trở lực bên ngoài tạo ra lực phản tác dụng chống lại nó do sự cố gắng của cơ bắp. Trong trường hợp hoạt động để thắng lực chống đối bên ngoài, lực có hướng ngược chiều với chuyển động, trong hoạt động nhượng bộ lực tác động trên đường đi của chuyển động, sức mạnh phân thành ba hình thức chính.
	- Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh mà vận động viên có thể thực hiện khi co cơ tối đa và theo ý muốn năng lực này được áp dụng cho các môn thể thao cử tạ, vật,..
	- Năng lực sức mạnh nhanh là khả năng của hệ thần kinh cơ khắc phục các lực cản với tốc đô co cơ cao, sức mạnh nhanh xác định thành tích các môn thể thao không chu kỳ. Sức mạnh nhanh cũng có ý nghĩa đối với việc đạt tốc độ như khi giậm nhảy trong nhảy xa, đối với khả năng tăng tốc của vận động viên chạy ngắn.
	- Năng lực sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của vận động viên khi vận động với thời gian kéo dài trong khi sử dụng sức mạnh.
 TỐ CHẤT BỀN:
	Sức bền là khả năng hoàn thành một công việc nào đó mà hiệu xuất lao động không bị giảm xúc nói cách khác sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi.
	Sức bền còn được chia làm hai loại : Sức bền chung và sức bền chuyên môn, trong trường hợp này chúng tôi chỉ đề cập đến sức bền chung hay nói cách khác là sự chuyển đổi sức bền.
 TỐ CHẤT MỀM DẺO:
	Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn của cơ thể nhờ độ linh hoạt của các khớp. Chính vì thế mà biên độ động tác trở thành thước đo của tố chất mềm dẻo ngoài ra mềm dẻo còn hạn chế việc chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẻ gây khó khăn và hạn chế trong hoạt động thể dục thể thao. 
 	TỐ CHẤT KHÉO LÉO
	Là một tố chất có liên quan chặt chẻ với các tố chất khác và đặc biệt với ý chí người tập, khéo léo cũng là một tố chất đặc biệt, có những vận động viên rất khéo léo nhưng khi chơi phối hợp với đồng đội thì kém hoặc ngược lại.
* PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
	Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.2 Phương pháp phỏng vấn:
Sau khi hệ thống các bài tập từ tài liệu, chúng tôi dùng phiếu điều tra theo phân loại mức độ quan trọng của từng bài tập.
1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Tiến hành kiểm tra thành tích chạy 60m của học sinh nữ lớp 8 trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc - Gò Quao - Kiên Giang trước và sau thực nghiệm.
1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
	Phương pháp này chúng tôi ứng dụng các bài tập đã được lựa chọn vào đối tượng thực nghiệm (học sinh nữ lớp 8).
1.5. Phương pháp toán thống kê:
Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu thu được với sự hỗ trợ của chương trình MS-EXCEL. Chúng tôi sẽ tính các tham số cơ bản sau:
 Số trung bình cộng: 
Trung bình cộng là tỉ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đối tượng quan sát, được tính theo công thức:
=
 Độ lệch chuẩn: (n>30)
 Độ lệch chuẩn nói lên mức độ phân tán hay tập trung của các trị số xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức: 
 ==
Trong đó : là độ lệch chuẩn
 Hệ số biến thiên: Cv %
 	Hệ số biến thiên là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng, được tính theo công thức:
 	Cv=*100%
Trong đó: Cv là hệ số biến thiên
Sai số tương đối:
Chỉ số là chỉ số đánh giá về tính đại diện của số trung bình mẫu đối với trung bình tổng thể, được tính theo công thức:
= với S=
Trong đó: là sai số tương đối của số trung bình
 t05 là giá trị giới hạn chỉ số t-Student ứng với xác suất p = 0.05
 Chỉ số t-Student (hai mẫu liên quan và hai mẫu độc lập)
Là chỉ số dùng để so sánh hai số trung bình quan sát của hai mẫu độc lập 
t= t=
 Nhịp độ tăng trưởng (S.Brody):
Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu là tỉ lệ gia tăng theo phần trăm giữa lần đo thứ hai với lần đo thứ nhất trên một đối tượng và được tính theo công thức của S.Body (1927)
W%=%
Trong đó: W là nhịp độ tăng trưởng 
 x1 là mức ban đầu của chỉ tiêu quan sát
 x2 là mức lần sau của chỉ tiêu quan sát.
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
 Trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc - Gò Quao - Kiên Giang.
2.2. Dụng cụ và kinh phí:
Đồng hồ bấm giờ
Bàn đạp
Ván phát lệnh
Sân tập thể dục
Kinh phí tự túc
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
	Căn cứ vào mục đích và mục tiêu của đề tài, chúng tôi dự kiến đề tài sẻ đạt được những kết quả như sau:
3.1. LỰA CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH GIẢNG DẠY CHẠY 60M CHO HỌC SINH NỮ LỚP 8 TRƯỜNG THPT VĨNH HÒA HƯNG BẮC - GÒ QUAO - KIÊN GIANG.
	Để đánh giá thành tích chạy 60m của học sinh nữ lớp 8, vấn đề đặt ra đầu tiên đối với nhà sư phạm là phải có các chỉ tiêu đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành theo các bước sau:
	3.1.1. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích giảng dạy chạy 60m cho học sinh nữ lớp 8 trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc - Gò Quao - Kiên Giang :
	Để có cơ sở khoa học cho việc xác định các bài tập cụ thể nhằm nâng cao thành tích giảng dạy chạy cự ly 60m cho học sinh nữ lớp 8 Trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc, chúng tôi tham khảo ý kiến của một số giáo viên thể dục có kinh nghiệm và dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của trường cũng như điều kiện tập luyện của học sinh. Chúng tôi nhận thấy rằng thành tích chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật chạy cự ly ngắn, thể lực chung và chuyên môn. Qua đó chúng tôi lựa chọn một số bài tập nhằm năng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn 60m cho học sinh nữ lớp 8 trường THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, Kiên Giang, với một số bài tập cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m:
STT
Tên bài tập
1
Tại chổ đánh tay trước sau
2
Chạy nâng cao đùi di chuyển
3
Chạy nâng cao đùi tại chổ
4
Bậc cao gối chạm ngực
5
Lò cò từng chân
6
Chạy đạp sau
7
Bậc xa liên tục
8
Chạy tốc độ cao 60m
9
Nhảy bật bục cao 35cm
10
Chạy xuất phát thấp 30m
11
Ngồi xuống đứng lên trên một chân
12

File đính kèm:

  • docskkn phong.doc