Chuyên đề Xây dựng mô hình về ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm

Tìm hiểu nghiên cứu chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của ngành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, từ đó xác định loại hình hoạt động trên cơ sở hướng về “Ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm”:

Điều tra, khảo sát nắm vững tình hình TDTT về điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu nguyện vọng, xu hướng phát triển và những khó khăn yếu kém của nhà trường, từ đó xác định các loại hình hoạt động cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao.

Thống nhất chủ trương trong BGH, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền và các đoàn thể các ngành, các cấp trong nhà trường.

Xác định quy mô tổ chức hoạt động trên cơ sở nhu cầu nguyện vọng, khả năng của cán bộ, giáo viên, học sinh và điều kiện cơ sở vật chất phương tiện hiện có, cố gắng tạo nguồn kinh phí bằng nhiều phương pháp khác nhau biến chủ trương thành hiện thực.

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Chuyên đề Xây dựng mô hình về ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ại khóa như tập thể dục giữa giờ, hội khỏe phù đổng, hội thao truyền thống, giải điền kinh của ngành, thi đấu các môn thể thao tự chọn, kiểm tra thể lực HS. 
Nhằm tăng cường các biện pháp thực hiện tốt chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện HS tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 tùy theo tình hình thực tế và điều kiện cơ sở vật chất ở các trường học mà tổ chức nhiều hình thức đa dạng phong phú như các môn trò chơi dân gian, hoạt động cắm trại, dã ngoại, viếng nghĩa trang, tham quan di tích lịch sử, qua đó nhằm rèn luyện thể chất, giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực tinh thần chủ động sáng tạo ý thức vươn lên trong học tập của các em HS, đồng thời rèn luyện kỹ năng sống, tạo môi trường sinh hoạt tập thể sân chơi bổ ích và lành mạnh. 
Thiết nghĩ những hoạt động trên rất cơ bản diễn ra liên tục hàng năm theo thời gian và kế hoạch chỉ đạo của ngành giáo dục. Nếu như ngày 27/3 hàng năm là ngày thể thao Việt Nam, theo chúng tôi tại các đơn vị cơ sở trường học cần có thêm ngày cụ thể chuyên biệt về lĩnh vực TDTT đó là xây dựng mô hình Ngày truyền thống TDTT mà ở đây chúng tôi xin nêu một số biện pháp thực hiện cụ thể tại trường THCS Đại Tâm, chuyên đề này xin tha thiết gởi thông điệp đến nhà quản lý giáo dục, quý thầy cô giáo, đặc biệt giáo viên TDTT là người chịu trách nhiệm thực hiện, tâm điểm của ngày là đỉnh cao công tác giáo dục thể chất, là những hoạt động một số môn thể thao thế mạnh ở cơ sở trường học. Thời gian, hình thức tổ chức, chương trình nội dung hoạt động trong ngày này tùy theo điều kiện cơ sở vật chất do cơ sở trường học đề ra sao cho thật sự sinh động hiệu quả thiết thực có sức thu hút nhiều người tham gia, tăng thêm sự yêu thích TDTT, qua đó tôn vinh những VĐV những người lập nhiều thành tích vì sự tiến bộ của hoạt động TDTT cơ sở...
Đề tài xây dựng mô hình về ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm nhằm thiết thực hưởng ứng chỉ thị 36-CT/TW của bộ chính trị về việc tổ chức “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức Tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân tập luyện TDTT rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Bởi vì chương trình khai mạc “ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm” sẽ trích dẫn lời của Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày cũng tập”.
Về mặt xã hội mô hình Ngày TDTT nhằm huy động sức mạnh tổng hợp các tổ chức cá nhân trong xã hội quan tâm nhiều hơn nữa, đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện hiệu quả phù hợp với địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. 
Đối với đơn vị cơ sở trường học xây dựng mô hình về ngày truyền thống TDTT tại Trường là một ngày có đi vào tiềm thức từ đó dần dần thích nghi và trở thành là nền nếp hàng năm, nhằm phát huy sự chủ động sáng tạo khơi dậy tiềm năng TDTT của cán bộ viên chức và học sinh, thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động TDTT, đẩy mạnh công nghệ về giáo dục thể chất, đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT vui chơi giải trí của các em đồng thời phát hiện tài năng TDTT. 
Trong thời gian nghiên cứu chuyên đề chúng tôi đã tham khảo ý kiến các đồng nghiệp giới chuyên môn có nhiều kinh nghiệm để trao đổi thống nhất, sau khi chọn chuyên đề được đồng nghiệp đánh giá về tính khả thi, tính hiệu quả của nó, căn cứ vào mục đích ý nghĩa và tình hình nghiên cứu, con đường và điều kiện thực thi, dự báo kết quả, kinh phí.. và có định hướng trước về tầm quan trọng của chuyên đề này. Với lý do trên chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu chuyên đề “Xây dựng mô hình về ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm” vì nó rất cần thiết trong công việc giáo dục thể chất hiện nay.
PHẦN II
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TRUYỀN THỒNG TDTT 
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Tìm hiểu nghiên cứu chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của ngành nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, từ đó xác định loại hình hoạt động trên cơ sở hướng về “Ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm”:
Điều tra, khảo sát nắm vững tình hình TDTT về điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu nguyện vọng, xu hướng phát triển và những khó khăn yếu kém của nhà trường, từ đó xác định các loại hình hoạt động cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao.
Thống nhất chủ trương trong BGH, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền và các đoàn thể các ngành, các cấp trong nhà trường.
Xác định quy mô tổ chức hoạt động trên cơ sở nhu cầu nguyện vọng, khả năng của cán bộ, giáo viên, học sinh và điều kiện cơ sở vật chất phương tiện hiện có, cố gắng tạo nguồn kinh phí bằng nhiều phương pháp khác nhau biến chủ trương thành hiện thực.
Bước 2: Lập kế hoạch hoạt động
1. Xác định mục đích yêu cầu:
Trên cơ sở các đặc điểm của học sinh, tính chất ý nghĩa của “Ngày truyền thống TDTT tại cơ sở trường học” mà xác định mục đích yêu cầu cho phù hợp nhằm định hướng cho toàn bộ các hoạt động sau này. Khi xác định mục đích yêu cầu phải chú ý đến hiệu quả giáo dục, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xây dựng. 
2. Xây dựng cơ sở nội dung hoạt động:
Thỉnh thị ý kiến của BGH và sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng nhà trường, Họp tổ bộ môn, phác thảo nội dung chương trình dự kiến xác định thời gian cụ thể tổ chức “Ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm” trong năm học sao cho phù hợp với tình hình thực tế đơn vị và biên chế năm học, kiến nghị một số giải pháp về nội dung chương trình thực hiện.
Tại Hội nghị viên chức lao động vào đầu năm học, chuyên đề này được đưa ra hội nghị thảo luận dân chủ sau đó biểu quyết đi đến thống nhất thành chỉ tiêu năm học và chính thức đưa vào kế hoạch năm học của trường. thống nhất lấy ngày chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 3 hàng năm làm ngày truyền thống TDTT tại trường THCS Đại Tâm” (năm học 2009- 2010 tổ chức lần thứ nhất lấy ngày 21/3/2010), trên cơ sở đó xác định thời gian cụ thể mang tính pháp lý đối với mọi thành viên nhà trường thực hiện.
Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị viên chức lao động, kế hoạch này được đưa vào kế hoạch năm học của từng bộ phận trong trường như tổ bộ môn Thể dục, đoàn thể có liên quan như Chi hội CTĐ, Y tế học đường, Công đoàn, Chuyên môn, Liên đội TNTP HCM, Chi đoàn TNCS HCM. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp triển khai đến học sinh đồng thời lồng ghép vào kế hoạch năm học công tác chủ nhiệm 
3. Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban nhằm cụ thể hoá nội dung chương trình của chuyên đề:
Ban chỉ đạo: 
Hiệu trưởng: 	Trưởng ban
P hiệu trưởng: 	phó trưởng ban tổ chức 
Tổ trưởng tổ TDTT:	phó trưởng ban chuyên môn
Tổng phụ trách Đội: 	thành viên Ban chỉ đạo
 Chủ tịch CĐCS: 	thành viên Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm quán xuyến điều hành chung, điều hành các tiểu ban nhằm thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch đã được vạch ra. Các thành viên phụ trách các nội dung công việc, các tiểu ban nhằm thực hiện các nội dung hoạt động có hiệu quả, tổng kết phát giải thưởng, họp rút kinh nghiệm và một số công việc liên quan.
Tiểu ban chuyên môn gồm tổ TDTT và các giáo viên dạy môn TDTT: Chịu trách nhiệm chính về soạn thảo các văn bản, điều lệ giải, xây dựng kế hoạch tập luyện, lập sơ đồ thi đấu, dự trù kinh phí, tổ chức bốc thăm, chuẩn bị cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ, nhân sự, chủ trì các cuộc họp chuyên môn, tổ chức thi đấu. 
Tiểu ban thông tin tuyên truyền gồm tổ trưởng chuyên môn, nhân viên bảo vệ: Gởi thông điệp cho mọi người về “Ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm”, có trách nhiệm phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng mở rộng các kênh thông tin như đài truyền thanh địa phương sở tại, phát thanh măng non của trường (nếu có), tiếp chuyển thông tin này đến các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học, Liên đội TNTP HCM, Chi Đoàn TN CS HCM.
Tiểu ban vận động gồm giáo viên chuyên trách phổ cập, trưởng Ban đại diện CMHS: Có trách nhiệm vận động thuyết phục các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nhà trường như mạnh thường quân, doanh nghiệp, nhà tài trợ, sự ý thức tự nguyện đóng góp của nội bộ CB- GV- NV trường để tranh thủ nguồn kinh phí cho việc tổ chức, qua đó với mục đích xã hội hoá công tác TDTT, làm phong phú và ngày càng phát triển sự nghiệp TDTT và làm tiền đề cho những năm học sau. 
4. Xây dựng kế hoạch kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động:
Kinh phí hoạt động được huy động từ các nguồn sau đây:
- Từ nguồn quỹ do BGH phê duyệt, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, đóng góp của cán bộ GV, các đoàn thể, các tổ chức các ngành trong quá trình tổ chức chỉ đạo phối hợp và các hoạt động liên kết. 
Cơ sở vật chất: thiết kế 2 sân bóng chuyền theo luật bóng chuyền hiện hành, mua 10 quả bóng chuyền, lưới để tố chức thi đấu và tập luyện, 1 sân trò chơi kéo co đúng kích thước, 2 dây kéo co đúng quy cách, vôi bột, cờ trọng tài, trang bị hệ thống phát thanh, tổ y tế chăm sóc sức khoẻ VĐV như nước uống, thuốc dự phòng các thiết bị cần thiết cho việc bảo hiểm chấn thương TDTT, ban thi đua khen thưởng lập kinh phí cho giải thưởng và chế độ bồi dưỡng trọng tài.
Bước 3: Tổ chức thực hiện 
Đây là bước quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ công việc. Sau khi đã chuẩn bị chu đáo các nội dung hoạt động, tiến hành thiết kế chương trình thực hiện chặt chẽ, khoa học, cụ thể và hết sức linh hoạt. Trong quá trình thực hiện cần tôn trọng tính chủ động, sáng tạo, tích cực của mọi thành viên, tuân thủ theo kế hoạch được đề ra từ đầu, nhưng trong trường hợp và hoàn cảnh cụ thể cần có sự điều chỉnh xử lý những vấn đề phát sinh, kiểm tra giám sát chặt chẽ, từ khâu thực hiện đến khâu tổng kết đánh giá kết quả. Thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm chắc tình hình, giải quyết từng bước có hiệu quả các khó khăn nảy sinh, cố gắng phát huy khả năng, năng khiếu của mọi thành viên, tạo điều kiện để những nội dung chính được thực hiện có hiêụ quả. Khai thác sử dụng tối đa năng lực các tiểu ban, các GV TDTT và thành viên tích cực trong quá trình thực hiện, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tham gia nhiệt tình sáng tạo và tự giác trong những hoạt động họ ưa thích.
Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả
Đây là một công việc không thể thiếu khi tổ chức các chương trình hành động. Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ khâu chuẩn bị cho đến kết thúc các nội dung hoạt động nhằm đánh giá thực chất những ưu, khuyết điểm để từ đó tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo hiệu quả hơn, Thông qua đánh giá kết quả nhắm biểu dương những thành tích đạt được của các cá nhân và tập thể, xây dựng khối đoàn kết, nhất trí cao trong cán bộ, giáo viên, học sinh.
PHẦN III
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TDTT
TẠI TRƯỜNG THCS ĐẠI TÂM 
Đại Tâm, ngày 12 tháng 2 năm 2010
ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG NGÀY TRUYỀN THỐNG TDTT
TẠI TRƯỜNG THCS ĐẠI TÂM 
Điều 1: Mục đích ý nghĩa: Nhằm thiết thực chào mừng kỉ niệm 100 năm ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2010); 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (26/3/1931 – 26/3/2010). Nhằm động viên khuyến khích phong trào tập luyện môn bóng chuyền và môn trò chơi dân gian trong các nhà trường, tăng cường sự giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh trong học sinh nhà trường.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại và tuyên truyền về hoạt động ngày truyền thống TDTT trong năm học 2009 – 2010.
Nhằm lựa chọn những đội tuyển thay mặt cho học sinh Trường THCS Đại Tâm tham gia phong trào bóng chuyền học sinh trong huyện, chọn đội dự tuyển kế thừa cho môn bóng chuyền học sinh phổ thông.
Điều 2: Đối tượng và điều kiện tham gia giải.
2.1. Đối tượng: 
Là học sinh trường THCS Đại Tâm
2.2. Điều kiện tham gia giải: 
- Những học sinh có đạo đức tư cách tốt xếp loại hạnh kiểm từ loại khá trở lên, có đủ sức khoẻ, hiện đang học tại trường THCS Đại Tâm, đã tập luyện và tham gia thi đấu ở các lớp đều được quyền tham gia giải.
- Điều 3: Nội dung thể thức và luật thi đấu
3.1. Nội dung: 
3.1.1. Môn bóng chuyền: nam khối 6 – 7, nam khối 8 – 9, nữ khối 8 – 9
3.1.2 Trò chơi dân gian: Kéo co cho HS nữ
3.1.3 Trò chơi dân gian : đẩy gậy cho học sinh nam
3.2. Thể thức thi đấu:
Căn cứ vào số đội tham gia giải BTC sẽ thống nhất thể thức thi đấu của giải qua cuộc họp chuyên môn, các đội sẽ bốc thăm thi đấu loại trực tiếp một lần thua theo khối lớp 6- 7 và khối lớp 8 - 9. Trong quá trình tham gia giải đội nào thắng cuộc sẽ được tiếp tục thi đấu vào vòng trong theo sơ đồ thi đầu.
3.3. Luật: 
áp dụng luật bóng chuyền - luật kéo co – luật đẩy gậy hiện hành của UB TDTT và Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam ban hành.
Hiệp đấu và thời gian thi đấu môn kéo co:
Mỗi trận đấu được tiến hành trong 3 hiệp, đội nào thắng trước 2 hiệp thì đội đó thắng trận đấu, thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và 2 là 3 phút, thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và 3 là 5 phút
Kéo co mỗi đội gồm 8 VĐV chính thức 2 VĐV dự bị 
3.4. Trọng tài: 
Tổ trọng tài điều hành các trận đấu của giải do BTC quyết định.
Điều 4: Uỷ nhiệm ban tổ chức giải và các thủ tục đăng ký.
4.1. Ban Tổ chức giải: 
Bao gồm đại diện BGH, tổ bộ môn thể dục, nhân viên trường THCS Đại Tâm
4.2. Đăng ký thi đấu: Mỗi VĐV được đăng ký thi đấu 2 nội dung.
4.2.1/.Môn bóng chuyền: Mỗi đơn vị lớp đăng ký VĐV thi đấu 1 đội nam cho tất cả các lớp và 1 đội nữ (chỉ dành cho nữ khối 8 – 9). Thành phần mỗi đoàn gồm: 01 trưởng đoàn (GVCN), và 20 VĐV bóng chuyền (10 nam, 10 nữ) trong đó 6 VĐV thi đấu 4 VĐV dự bị
4.2.2/.Môn kéo co: (dành cho HS nữ)
4.2.3/.Môn đẩy gậy (dành cho HS nam)
Mỗi đơn vị lớp đăng ký 10 VĐV tham gia trò chơi 
Nội dung thi đấu : đồng đội nam 10 VĐV/ Đội, tổng số cân mỗi đội không quá 600kg 
Trong thi đấu của 01 trận không được thay thế VĐV, nếu trong 01 đội có VĐV bị chấn thương thì đội đó chỉ thi đấu với số VĐV còn lại. 
- Bản đăng ký theo mẫu do giáo viên chủ nhiệm ký tên, xác nhận loại hạnh kiểm và đủ sức khoẻ thi đấu của y tế trường học.
- Đăng ký theo mẫu nộp cho ban tổ chức vào ngày 6/3/2010
 4.3. Thời gian và địa điểm tổ chức giải
- Thời gian thi đấu vòng loại từ ngày 8/3/2010 - 20/3/2010 (mỗi buổi từ 17 giờ, thi đấu chung kết bóng chuyền và trò chơi vào ngày 21/3/2010 (ngày truyền thống TDTT của trường THCS Đại Tâm)
- Địa điểm: Sân thi đấu 2 sân bóng chuyền trước và sau trường THCS Đại Tâm, sân thi đấu trò chơi tại sân trường THCS Đại Tâm.
- Lễ khai mạc vào lúc 7g00 ngày 21/3/2010 yêu cầu tất cả các đội bóng tham gia giải đều phải tập trung trong trang phục thi đấu đúng giờ để tham gia trận khai mạc. Các trận đấu theo lịch thi đấu, đội nào đến muộn quá 15 phút coi như bỏ cuộc và xử thua trận đó, các trận đấu bị hoãn vì lý do khách quan sẽ được tổ chức vào thời gian thích hợp có sự thống nhất BTC và các đội.
4.4 Họp chuyên môn và bốc thăm
Họp chuyên môn thông qua điều lệ giải ngày 2/3/2010, bốc thăm ngày 4/3/2010 (giờ HS ra chơi buổi sáng và buổi chiều)
4.5. Tổ chức các trận đấu của giải:
Trước mỗi trận đấu, tổ thư ký sẽ cung cấp những thông tin về nhân sự cho các đội kiểm tra chéo, nếu phát hiện có vấn đề gì vi phạm điều lệ sẽ đề nghị BTC xử lý. Nếu chấp nhận thành phần VĐV đăng ký thi đấu hợp lệ sẽ phải ký vào biên bản thoả thuận. Mọi ý kiến khiếu nại về nhân sự sẽ không được chấp nhận giải quyết.
Điều 5: Kinh phí và chế độ bồi dưỡng
5.1. Kinh phí tổ chức: Kinh phí về cơ sở vật chất, chế độ bồi dưỡng do kinh phí hỗ trợ của BGH, Công đoàn, kinh phí các đội tham gia từ sự vận động đóng góp tự nguyện của tập thể hoặc cá nhân. 
5.2. Chế độ bồi dưỡng: 
- Tiền nước uống Ban tổ chức và trọng tài: 5.000đ x 1 buổi x 1 người
Điều 6: Khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại.
6.1. Khen thưởng: Ban tổ chức tính điểm như sau: 
Điểm đồng đội giải nhất: 60 điểm, giải nhì: 40 điểm, giải ba: 20 điểm
Điểm cá nhân (đẩy gậy) giải nhất: 30 điểm, giải nhì: 20 điểm, giải ba: 10 điểm
Điểm toàn đoàn được tính cộng tất cả điểm đồng đội, điểm cá nhân 
Nếu điểm toàn đoàn đồng điểm thì xếp ưu tiên như sau:
1/. Lớp có nhiều giải nhất đồng đội
2/. Lớp có nhiều giải thưởng môn bóng chuyền.
3/. Vi phạm điều lệ giải ít hơn
Tặng giấy khen tiền thưởng cho lớp đoạt giải nhất, nhì, giải ba đồng đội
Tặng cờ và tiền thưởng cho lớp đoạt giải nhất, nhì, giải ba toàn đoàn
6.2. Kỷ luật: Những hành vi của VĐV, cổ động viên vi phạm điều lệ giải, nội quy thi đấu, VĐV không đúng đối tượng, thiếu tôn trọng Ban tổ chức, trọng tài, đối thủ, khán giả v.v. gây mất trật tự công cộng, gây mất đoàn kết và khiếu nại vô căn cứ đều được xử lý nghiêm khắc từ cảnh cáo đến truất quyền thi đấu và thông báo toàn trường.
6.3 Khiếu nại: 
- Chỉ có trưởng đoàn mới có quyền khiếu nại với Ban tổ chức, ban trọng tài bằng văn bản khi phát hiện vi phạm điều lệ giải, đặc biệt là về nhân sự.
- Mọi khiếu nại kỹ thuật trong trận đấu sẽ được giải quyết ngay trong quá trình thi đấu, sau 5 phút từ khi kết thúc trận đấu mọi khiếu nại đều không có giá trị. 
Điều 7: Ban tổ chức giải vaø toå troïng taøi
7.1. Ban tổ chức 
	Trưởng ban tổ chức:	(Hiệu trưởng)
	P. Trưởng ban tổ chức:	(P.hiệu trưởng )
	P. Trưởng ban chuyên môn:	(Tổ trưởng TDTT)
	Ủy viên: 	(Chủ tịch CĐCS)
	Ủy viên: 	(Nhân viên văn thư)
	Ủy viên: 	(Nhân viên bảo vệ)
	Ủy viên: 	(Nhân viên y tế)
Mời các trưởng đoàn (GVCN) của các lớp tham gia làm uỷ viên BTC
7.2. Tổ trọng tài:
Tổ trưởng môn bóng chuyền: Lâm Minh Thường (GV Trường THCS Đại Tâm)
Tổ trưởng môn kéo co: Trần Bảo Quang (TPT Trường THCS Đại Tâm) 
Tổ trưởng môn đẩy gậy:	 Huỳnh Ká Yến (Giáo viên TDTT) 
Danh Tấn Lập	Tổ trưởng chuyên môn
Hà Cơ Nhu 	Tổ trưởng chuyên môn
Chung Thanh Tuấn 	(GV Trường THCS Đại Tâm)
Trần Huỳnh Trọng Khanh 	(GV Trường THCS Đại Tâm)
Nguyễn Minh Hoàng 	(GV Trường THCS Đại Tâm)
Lâm Sô Phol 	(GV Trường THCS Đại Tâm)
Hồ Hữu Tín	(GV Trường THCS Đại Tâm)
Điều 8: Sửa đổi điều lệ
Chỉ có BTC mới có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ này. 
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
NGÀY TRUYỀN THỐNG TDTT TẠI TRƯỜNG THCS ĐẠI TÂM
I/Thời gian: Từ 7giờ00 – 11 giờ 00 ngày 21/3/2010 (1 buổi sáng chủ nhật)
II/.Địa điểm: Sân trường THCS Đại tâm
II/.Nội dung làm việc:
Lễ khai mạc: Từ 7giờ00 đến 7giờ45
Tổ chức thi chung kết môn bóng chuyền: từ 7giờ45 đến 10 giờ40
Tổ chức thi đấu loại môn kéo co, đẩy gậy: từ 7giờ45 đến 10 giờ40
Tổng kết phát thưởng: từ 10giờ40 đến 11giờ00
CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI MẠC 
Tuyên bố lý do – chào cờ
Giới thiệu đại biểu
Đọc quyết định thành lập Ban tổ chức 
Thông qua điều lệ Ngày TDTT truyền thống
Tuyên thệ của trọng tài
Đọc lời hứa của vận động viên
Phát biểu và tuyên bố khai mạc của Hiệu trưởng
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1/. Kết luận:
Hoạt động TDTT ngoại khóa trong Trường THCS Đại Tâm theo phương pháp cũ chỉ đơn giản thuần túy thực hiện theo từng phong trào do sự chỉ đạo ngành GD ĐT, do đó HS tập luyện cơ bản và bình thường. Việc xây dựng mô hình “Ngày truyền thống TDTT tại Trường THCS Đại Tâm” có tính lãng mạn, có sức thu hút, làm cho HS yêu thích môn học từ đó ra sức thi đua rèn luyện thân thể, kích thích sự khát vọng tập luyện mong muốn đến ngày truyền thống TDTT sẽ được tham gia thi đấu, giữ phong độ và nhịp sinh học để phát huy tối đa năng khiếu thể thao của mình.
Những người làm công tác quản lý, giảng dạy TDTT, công tác giáo dục thể hệ trẻ là những người trực tiếp chủ động trong việc tổ chức thực hiện hoạt động này họ đóng vai trò rất quan trọng, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao, tổ chức thi đấu đúng luật, đúng điều lệ tạo sân chơi lành mạnh cho HS, là đỉnh cao của phong trào giáo dục thể chất.
Đề tài còn mới mẻ, nội dung phương pháp tổ chức còn khiêm tốn, mới tích luỹ một số kinh nghiệm để làm nền tảng cho những năm học tiếp theo, nếu được thự

File đính kèm:

  • docngay truyen thong TDTT truong thcs dai tam.doc