Công tác kiểm tra nội bộ trường học

Kiểm tra việc thực hiện tác nghiệp kế toán theo các quy định của Luật Kế toán; hoàn thiện hồ sơ, chứng từ liên quan, việc tham mưu trong huy động, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí của đơn vị

 - Kiểm tra các nhân viên nhà trường (theo hình thức kiểm tra chuyên đề) trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (Đối tượng là thư viện, y tế, bảo vệ, tạp vụ).

 

 

ppt28 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 6072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kiểm tra nội bộ trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) là hoạt động quản lý quan trọng, thường xuyên của Hiệu trưởng, là một yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý hiện nay. Giúp HT nắm chắc tình hình tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển toàn diện nhà trường. 2. KTNBTH phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung, đối tượng kiểm tra nhằm: Đối với GV, thông qua việc kiểm tra đánh giá được thực trạng năng lực, trình độ nghiệp vụ từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Đối với các tổ chức, các tổ (nhóm) , khối, bộ phận chuyên môn thông qua việc kiểm tra, đối chiếu với các quy định để đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tập thể; qua đó HT tự điều chỉnh quá trình quản lý của mình. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 	3. KTNBTH phải được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban KTNB kiểm tra, giám sát). I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Nhiệm vụ trọng tâm 	- Công tác Kiểm tra nội bộ trường học năm học 2014 - 2015 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương tự kiểm tra, trọng tâm là kiểm tra hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học. 	- Đối với lãnh đạo đơn vị, các bộ phận tương ứng trong trường phải thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đặc biệt chú trọng kiểm tra HĐSP nhà giáo. II. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Nhiệm vụ cụ thể 	- Thành lập Ban KTNB đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; nâng cao nhận thức của đội ngũ trong QLNN; góp phần thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ ở cơ sở. 	- Xây dựng chương trình, kế hoạch KTNB sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục có tác dụng và hiệu quả cao. 	- Ban KTNB tổ chức thực hiện có chất lượng công tác kiểm tra theo kế hoạch. Đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, mục tiêu; trọng tâm, có chiều sâu tránh hình thức. II. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Tự kiểm tra toàn diện nhà trường 	- Kiểm tra công tác tổ chức; bố trí, sử dụng đội ngũ; việc phân công, phân nhiệm của Hiệu trưởng; việc kê khai và công khai minh bạch tài sản thu nhập của lãnh đạo, kế toán theo quy định. 	- Các điều kiện về CSVC: sử dụng, bảo quản phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học các chương trình, dự án do Sở và các cơ quan khác tài trợ, cung cấp (tránh lãng phí) III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	- Kiểm tra thực hiện KHPTGD: Công tác tuyển sinh; chuyển trường; huy động HS ra lớp, duy trì sĩ số; PCGD, KĐCL; xây dựng trường chuẩn Quốc gia. 	- Kiểm tra việc đổi mới giảng dạy, học tập các môn văn hóa trong thực hiện chương trình (việc linh hoạt chương trình), kế hoạch dạy học; đặc biệt chú ý công tác kiểm tra, công tác thi đúng với nội dung đổi mới hiện nay như: Phương pháp day, phượng pháp học, việc ra đề, chấm điểm, đánh giá đối với HS khối 12 chuẩn bị thi kỳ thi quốc gia; đối với học sinh lớp 9 chuẩn bị cho xét tuyển sinh vào lớp 10; quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	- Kiểm tra nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: 	+ Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất…, chăm sóc, nuôi dưỡng (nếu có); 	+ Công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn - Hội - Đội; 	+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ năm học 	+ Công tác phối hợp; III. NỘI DUNG KIỂM TRA Công tác QL của HT: 	- Việc sử dụng CNTT trong công tác quản lý điểm, chỉ đạo dạy và học; xây dựng kế hoạch; triển khai quy chế chuyên môn; bố trí, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại đội ngũ; 	- Công tác quản lý chỉ đạo xây dựng hồ sơ sơ sổ sách; đổi mới kiểm tra, công tác BDTX đối với GV; công tác phụ đạo bồi dưỡng đối với HS; 	- Thực hiện chế độ chính sách; quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo 	- Quản lý hành chính; quản lý sử dụng các nguồn kinh phí, các loại quỹ…; công tác tham mưu, phối hợp và công tác xã hội hóa giáo dục. III. NỘI DUNG KIỂM TRA Kiểm tra thực hiện các quy định về chuyên môn, kiểm tra chuyên đề 	- Kiểm tra quy định của TT 28/2009 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện tiết dạy đối với HT, PHT nhà trường. 	- Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện ĐMPPDH - KTĐG; kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch tổ, kế hoạch cá nhân; việc soạn, giảng, thực hiện PPCT; kiểm tra việc vào điểm cập nhật điểm trên sổ điểm và trên hệ thống điện tử (VNPT) 	- Việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của ngành III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	- Kiểm tra dạy thêm học thêm theo các quy định hiện hành; 	- Việc thực hiện “3 công khai” (theo Thông tư 09/2009/BGDĐT ngày 7/5/2009: Chú ý công khai, dân chủ trong xây dựng, mua sắm, sửa chữa CSVC thiết bị, ĐDDH. Minh bạch các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, quỹ hội PHHS, quỹ XHH, các nguồn ủng hộ, tài trợ các chương trình dự án; việc nghiệm thu, thanh lý quyết toán. III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	- Kiểm tra việc thực hiện tác nghiệp kế toán theo các quy định của Luật Kế toán; hoàn thiện hồ sơ, chứng từ liên quan, việc tham mưu trong huy động, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí của đơn vị 	 	- Kiểm tra các nhân viên nhà trường (theo hình thức kiểm tra chuyên đề) trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (Đối tượng là thư viện, y tế, bảo vệ, tạp vụ). III. NỘI DUNG KIỂM TRA Kiểm tra Tổ, Khối, Nhóm chuyên môn: Công tác kiểm tra tổ, khối, nhóm chuyên môn, Ban kiểm tra có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường, trong đó: 	- Kiểm tra xem xét, đánh giá năng lực của tổ trưởng, nhóm trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận để ra quyết định phân công và giao nhiệm vụ. 	- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc xây dựng kế hoạch Tổ, Khối, Nhóm chuyên môn; việc triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra của Tổ đối với giáo viên trong tổ… hiệu quả thực hiên các nhiệm vụ mà ngành đã triển khai. III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	- Kiểm tra công tác chủ nhiệm: Kiểm tra năng lực điều hành, công tác phối hợp; kiểm tra các hoạt động Ngoài giờ lên lớp, công tác Hướng nghiệp Dạy nghề; Tư vấn học đường theo quy định. 	- Lưu ý: 	. Về việc kiểm tra chuyên đề Tổ, Khối, Nhóm chủ yếu là kiểm tra các nội dung liên quan đến đổi mới phương pháp, thực hiện quy chế và nâng cao năng lực tổ chức dạy học. 	. Kiểm tra các bộ phận chủ yếu là kiểm tra các nội dung liên quan đến chức năng nhiệm vụ hoạt động hỗ trợ như Đoàn, Hội, Đội, Chữ thập đỏ, khuyến học khuyến tài. III. NỘI DUNG KIỂM TRA Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên 	- Đây là nhiệm vụ cơ bản thuộc thẩm quyền quản lý của Hiệu trưởng khi Nghị định 42/2012 và Thông tư 39/2013 có hiệu lực. 	- Kiểm tra HĐSPGV được thực hiện đúng kế hoạch, bố trí dàn trải trong cả năm học và cũng có thể kết hợp với thời gian thi giáo viên giỏi cấp trường. III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	Về nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo (thực hiện như hướng dẫn các năm học trước) trong đó chú ý: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 	- Tư tưởng, chính trị: Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; 	- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; hỗ trợ, giúp đỡ nhau; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. III. NỘI DUNG KIỂM TRA Kết quả công tác được giao 	- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn (8 nội dung 22 tiêu chí về thực hiện quy chế chuyên môn)  	- Việc lồng ghép tích hợp trong giảng dạy, 	- Thực hiện đúng quy định về soạn giáo án, các bước lên lớp; quan tâm đến đối tượng học sinh. 	- Việc thực hiện các quy chế, quy định các thông tư về kiểm tra đánh giá học sinh. 	- Dự giờ tối đa 2 tiết, nếu 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3. III. NỘI DUNG KIỂM TRA 	- Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh 	- Tham gia góp ý kiến xây dựng Trường,Tổ,Khối Nhóm, có giải pháp nâng cao chất lượng… 	- Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yều kém; thực hiện đúng quy định về DTHT 	- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác; tham gia đầy đủ các cuộc vận động, các phong trào. III. NỘI DUNG KIỂM TRA Đối với học sinh 	- Ngoài việc kiểm tra các hoạt động của giáo viên, khi dự giờ cần quan tâm đánh giá các hoạt động của học sinh. 	- Việc dự giờ chú ý hoạt động hs được chuyển từ đánh giá GV sang đánh giá hs là chủ yếu. 	- Tiến hành kiểm tra học sinh để có cơ sở xem xét đánh giá mức độ tiến bộ của HS, hiệu quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên III. NỘI DUNG KIỂM TRA IV.ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SAU KIỂM TRA Năm học 2014-2015 kiểm tra nội bộ trường học tỉnh Lâm Đồng theo các nội dung trên, ngoài việc nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, Ban KTNB đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho đối tượng kiểm tra. 	- Ban kiểm tra xếp loại mức độ hoàn thành các nội dung theo 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Kém (Nếu kiểm tra toàn diện CB, GV nhân viên), xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Kém (Nếu kiểm tra chuyên môn, chuyên đề). Các văn bản quy định chung về đánh giá, xếp loại. (Ngoài các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với các ngành học của Sở GD&ĐT, các đơn vị thực hiện thêm): 	- Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 	- Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); 	- Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT). ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SAU KIỂM TRA 	- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT ban hành kèm theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT 	- Văn bản số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc Trung học Phổ thông”) (Văn bản 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐ). 	- Văn bản số 7412/BGD&ĐT ngày 21tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá xếp loại giáo viên Trung tâm giáo dục tổng hợp - Hướng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SAU KIỂM TRA V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đầu năm học, HT xét chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác, am hiểu các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ do Hiệu trưởng làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban. Tổ chức họp, thảo luận thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ, trong đó: 	- Xây dựng kế hoạch KTNB trình Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT theo cấp học phê duyệt và phổ biến công khai kế hoạch đã được duyệt cho toàn thể Hội đồng nhà trường; 	- Cụ thể hóa kế hoạch, hướng dẫn biện pháp thực hiện kế hoạch; phân công, giao việc cho từng thành viên Ban kiểm tra nội bộ. 	- Lập danh sách giáo viên, nhân viên (đối tượng) được kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề trong năm theo tỷ lệ %, tùy thuộc vào thực tế của đơn vị. 	- Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra cần lựa chọn ND, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp. Tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân hoặc để người đứng đầu tổ, nhóm, bộ phận tự kiểm tra. Ban KTNB phải chi tiết hóa kế hoạch kiểm tra bằng việc lập kế hoạch cho từng tháng (theo thời gian, theo từng đợt, theo quy mô). Mỗi nội dung, mỗi giáo viên, mỗi bộ phận được kiểm tra nhất thiết phải cập nhật thành một bộ hồ sơ làm căn cứ đánh giá và được lưu trữ đầy đủ đúng trình tự. V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 	 	- Hàng tháng, từ kế hoạch kiểm tra Hiệu trưởng phải đưa nội dung kiểm tra vào chương trình công tác của mình, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các nội dung sát thực tế. Cuối học kì và cuối năm học, Hiệu trưởng phải báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNB trước hội đồng nhà trường để rà soát đánh giá rút kinhnghiệm.  	- cần xử lý kết quả, thống kê, báo cáo kịp thời công tác kiểm tra , chú ý công tác sau kiểm tra (phúc tra) những nội dung và đối tượng đã được kiểm tra để lấy cơ sở đánh giá năng lực và thi đua cuối năm. 	- Hồ sơ, biên bản và các biểu mẫu KTNB thực hiện theo hướng dẫn và quy định của sở (sẽ có hướng dẫn). Kết thúc kiểm tra: Ban, Tổ, Nhóm kiểm tra hoàn thành hồ sơ đánh giá, trưởng ban KTNB yêu cầu các bộ phận nộp đầy đủ, đúng thời gian phải ký duyệt và lưu giữ cận thận. 	* CHẾ ĐỘ BÁO CÁO : Thực hiện trong hướng dẫn thanh tra năm 2014-2015 của Sở. V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO 

File đính kèm:

  • pptHD kiem tra noi bo 20142015.ppt
Bài giảng liên quan