Đề kiểm tra môn Ngữ văn, học kì II, lớp 8 - Trường THCS Lê Quý Đôn

6. Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình ?

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 3

D. Câu 4

7. Ý nào dưới đây không thể hiện tư thế của chủ thể trữ tình trong bài thơ trên ?

A. Đang vượt qua núi cao trập trùng với lòng quyết tâm

B. Đang tư duy, triết lý trước cảnh núi non trùng điệp

C. Đang đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới

D. Đang ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ

pdf2 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra môn Ngữ văn, học kì II, lớp 8 - Trường THCS Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 1
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯNG YÊN 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 
 Thời gian làm bài 90 phút 
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). 
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái 
trước câu trả lời đúng. 
 Đi đường 
 “Đi đường mới biết gian lao, 
 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; 
 Núi cao lên đến tận cùng, 
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” 
 (Hồ Chí Minh) 
1. Tác phẩm trên được viết vào thời kỳ nào ? 
 A. Thời kỳ Bác sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc 
 B. Thời kỳ tác giả bị giam trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch 
 C. Thời kỳ chống Pháp 
 D. Thời kỳ chống Mỹ 
2. Bài thơ trên (Tẩu lộ) phần phiên âm được Hồ Chí Minh viết theo thể loại nào ? 
 A. Lục bát 
 B. Thất ngôn bát cú đường luật 
 C. Thất ngôn tứ tuyệt 
 D. Song thất lục bát 
3. Bao trùm lên toàn bộ bài thơ là tư tưởng tình cảm gì ? 
 A. Nỗi chua xót vì cảnh lao tù vô lý 
 B. Tinh thần lạc quan cách mạng trong mọi hoàn cảnh 
 C. Niềm vui khi vượt qua mọi trở ngại trên đường đi 
 D. Bài học triết lý về đường đời 
4. Câu: “Đi đường mới biết gian lao” thể hiện hành động nói nào ? 
A. Hành động điều khiển 
B. Hành động bộc lộ cảm xúc 
C. Hành động trình bày 
D. Hành động hứa hẹn 
 2
5. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài thơ trên ? 
 A. So sánh, nhân hoá 
 B. Ẩn dụ, liệt kê 
 C. Nhân hoá, hoán dụ 
 D. Ẩn dụ, điệp ngữ 
6. Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình ? 
 A. Câu 1 
 B. Câu 2 
 C. Câu 3 
 D. Câu 4 
7. Ý nào dưới đây không thể hiện tư thế của chủ thể trữ tình trong bài thơ trên ? 
 A. Đang vượt qua núi cao trập trùng với lòng quyết tâm 
 B. Đang tư duy, triết lý trước cảnh núi non trùng điệp 
 C. Đang đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới 
 D. Đang ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ 
8. Câu thơ: “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;” thuộc loại câu nào ? 
 A. Câu trần thuật 
 B. Câu nghi vấn 
 C. Câu cảm thán 
 D. Câu cầu khiến 
II. Tự luận (6 điểm). Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan 
của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng. 

File đính kèm:

  • pdfII6.pdf
Bài giảng liên quan