Đề tài Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn mỹ thuật ở tiểu học

bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng, phải có giáo án chi tiết trước khi lên lớp, phải tìm phương pháp truyền đạt nhanh nhất, ngắn nhất từ trực quan. Bởi đồ dùng trực quan nó phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh (tri giác bằng trực quan cụ thể?)

Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp với các tiến trình giảng trong mục đích yêu cầu bài soạn. Đồ dùng gồm mẫu vẽ như đồ vật, dụng cụ sinh hoạt, hoa quả, hình khối.Tranh, ảnh như các phiên bản tranh, ảnh, minh hoạ của giáo viên. Tất cả phải đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ, sáng sủa.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 4874 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Đề tài Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn mỹ thuật ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
n nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên không khí nghệ thuật trong giờ học. Làm cho các em học sinh yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Vì thế đồ dùng học tập môn mỹ thuật không thể tuỳ tiện phải cần có sự chuẩn bị chu đáo trước theo yêu cầu của bài giảng. Mẫu vẽ to rõ ràng để học sinh nhìn rõ màu sắc, đường nét phải tươi vui, sáng sủa. Khi đồ dùng trực quan đã được chuẩn bị đầy đủ, thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi hình thức mĩ thuật mà có những yêu cầu về trình bày trực quan, để làm sao phát huy được khả năng tư duy khai thách kiến thức triể để ở mỗi học sinh.
Từ những tình hình chung đó và kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan mỗi giáo viên vẫn còn sự hạn chế khác nhau. Mà cụ thể được thể hiện ở chất lượng bài tập của các em chưa cao. Khả năng tư duy hiểu bài, nhớ bài thông qua đồ dùng trực quan là rất thấp. Thậm chí có em chỉ quan sát đồ dùng trực quan như một vật không tác dụng, các em hoàn toàn không nắm được, thâu tóm được nội dung chính của bài qua đồ dùng. Để khắc phục tình trạng này tôi đưa ra một số vấn đề từ thực tế cần giải quyết, nhằm mục đích giúp giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả để cho các em học sinh biết tự khai thác nội dung bài giảng từ trực quan.
II - Những vấn đề cần giải quyết
1 – Kiểm tra chất lượng: Để xác định điều này trong tình hình chung hiện nay ở các trường tiểu học, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng bằng việc dự giờ thăm lớp và trực tiếp giảng dạy. Nhing chung tôi thấy học sinh tiểu học học môn mĩ thuật với một thái độ chưa tích cực, vẫn còn phân biệt giữa các môn học cho nên việc dành thời gian cho môn mĩ thuật còn thiếu dẫn đến kết quả bài học không cao. Bên cạnh thái độ phân biệt vị trí môn học là khả năng tự giác tư duy còn yếu. Vậy lý do của việc học sinh không năm vững bài học là do đâu. Cụ thể tôi đã dự giờ thăm lớp để đánh giá điều này.
Với bài xem tranh thiếu niên : Tranh “Hè trong công viên” của Nguyễn Thị Vân Anh và “ô tô” của Xuân Thanh. Do đồng chí Mười trường T.H Đại Hưng, Huyện Khoái Châu trực tiếp giảng. Tôi thấy đồng chí đã sử dụng đồ dùng trực quan và thực hiện đầy đủ tiến trình lên lớp của một giờ giảng. Nhưng đồ dùng trực quan mà đồng chí đưa ra cho học sinh quan sát chưa thể hiện tính thẩm mĩ, không đáp ứng được với yêu cầu của lứa tuổi tư duy cụ thể. Đồ dùng còn nhỏ quá, dẫn đến việc học của học sinh không phát huy được khả năng tư duy, quan sát của đồ dùng mà học sinh quan sát thụ động, không khai thác được nội dung bài từ đồ dùng. Giáo viên còn phải làm việc nhiều.
Kết quả thu được qua bài thực hành sau bài dạy :
Lớp 1A
23
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sĩ số
6%
30%
45%
16%
3%
Như vậy kết quả cho thấy số lượng học sinh không đạt còn nhiều. Qua đó chứng tỏ rằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan không kết quả là do thái độ tuỳ tiện, đồ dùng không chuẩn mực.
Đối với lớp 2C của đồng chí Thơ trường T.H Mễ Sở, đồng chí dạy Bài 26: Vẽ trang trí : Tô màu vào quả chuối. Giáo viên vào bài rất thuyết phục, tiến trình của một giờ dạy được thực hiện tuần tự đầy đủ, nhưng tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan của đồng chí ở bài dạy chỉ là tính chất minh hoạ, mô phỏng, học sinh chỉ được làm quen mà không được nhận xét, mổ xẻ vấn đề từ đồ dùng trực quan. Từ đó dẫn đến sự so sánh giữa giáo viên và học sinh không đi vào trọng tâm của bài. Học sinh không tự khai thác được nội dụng của bài qua đồ dùng trực quan mà thụ động nhìn đồ dùng trực quan. Vì vậy, bày thực hành tô màu của học sinh cả lớp giống thầy hoàn toàn.
Bài 27. Vẽ theo mẫu: Vẽ cây
Tôi trực tiếp lựa chọn phương pháp để chuẩn bị cho đối chứng.
ở bài này tôi cũng xây dựng một giáo án chi tiết với đầy đủ các bước lên lớp cũng kết hợp nhiều phương pháp trong khi giảng. Nhưng ở phần quan sát, nhận xét tôi không sử dụng đồ dùng trực quan mà tôi thực hiện phương pháp dạy truyền thônhs. Giáo viên giảng giải để học sinh tự tư duy tưởng tượng, thay cho việc giáo viên cho học sinh quan sát tôi bắt đầu đưa ra cho học sinh quan sát mẫu và nhiều loại cây khác. ở phần cách vẽ tôi quy đinh cho học sinh là phải vẽ lá trước sau đó vẽ thân rồi mới vẽ gốc rễ. Khi tô màu tôi cho học sinh biết phương pháp tô màu là cây phải có lá màu xanh lá cây không có màu khác.Khâu thực hành của học sinh tôi không thực hiện hướng dẫn các em mà để các em tự làm và tôi có em không thực hiện theo quy trình thứ tự vẽ thầy dạy, các em đã vẽ từ phần gốc rễ trước, màu sắc các em cũng không tô màu xanh lá cây giống cây mẫu, mà có một màu xanh khác. Kêt thúc giờ học tôi thu bài xem xét và nhận thấy kết quả của bài vẽ không đạt kết quả cao. Hình vẽ của các em méo mó, cây xiên vẹo, màu sắc không có độ đậm nhạt, thái độ học của học sinh thì trầm không sôi nổi khi nhận xét củng cố bài. Điều đó cho thấy học sinh không nắm vững kiến thức từ mẫu, học sinh chỉ tự cảm thụ mẫu không bài bản để thực hiện làm bài.
Qua khảo sát giờ dạy tôi thu được kết quả sở thích học một giờ như vậy:
Lớp 4A
Sĩ số
Tỉ lệ
Thích
7
20%
Không thích
29
80%
Nhìn chung qua ba tiết dạy với cùng trình tự lên lớp như nhau cũng có đầy đủ đồ dùng trực quan khi giảng dạy nhưng cách sử dụng đồ dùng khác nhau ở mỗi tiết dạy thì cho kết quả khác nhau. Nói tóm lại khi sử dụng đồ dùng trực quan mà đồ dùng trực quan không đủ với yêu cầu bài giảng hay không đúng với mục đích bài giảng hoặc đồ dùng sử dụng không phù hợp với trình tự giảng, thời gian sử dụng ngắn quá, nhiều đồ dùng quá trong một tiết dạy đều không đem lại không khí nghệ thuật trong giờ học mà còn có tác dụng tiêu cực đến khả năng quan sát, phân tích đồ dùng của học sinh.
2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân đầu tiên của những hạn chế đó là sự hạn chế của giáo viên. Tôi cho rằng học môn mĩ thuật, trò muốn hiểu và nắm bắt nội dung bài nhanh, hiệu quả thì người giáo viên phải có một tâm huyết thực sự với môn học của mình khi đứng trên bục giảng. Giáo viên phải là người đóng vai trờ chủ đạo trong mọi phương pháp đặc biệt là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Thầy phải là người chủ động dẫn dắt để trò tự giác khám phá tìm hiểu và tự lĩnh hội kiến thức. Mặt khác trong thực tế giảng dạy thì vẫn còn một số giáo viên sử dụng đồ dùng trong bài giảng không đạt. Cụ thể vẫn còn một số giáo viên cho rằng đồ dùng trực quan là mẫu đẻ cho học sinh làm theo, cho nên nhiều khi giáo viên minh hoạ xong lại để nguyên cho học sinh quan sát để thực hành. Vì thế mà học sinh không nắm vững kiến thức bài hiểu bài không lâu, thụ động khi thực hành, bài làm giống cô, giống thầy, không tư duy sáng tạo. Bài tập ở nhà không làm được bỏ trống nhiều. Một số giáo viên khác thì sử dụng đồ dùng trực quan quá sơ sài, nghèo nàn, đồ dùng trực quan đưa ra cho học sinh lại không phù hợp với các bưới nội dung cần truyền đạt, không phù hợp với các phương pháp giảng bài cũng dẫn đến tình trạng học sinh không thích giáo viên đưa ra đồ dùng hoặc đưa ra đồ dùng mà học sinh không hiểu cô giáo đưa ra để làm gì? nhằm mục đích gì? Bên cạnh việc sử dụng đồ dùng trực quan không hợp lý như vậy là tiết giảng có đồ dùng trực quan được giáo viên mô phỏng, minh hoạ bằng lời giảng. Một loại trực quan ảo ở phương pháp cũ (học như không học) không đem lại kết quả cao, học sinh tư duy mơ hồ, tưởng tượng viển vông và kiến thức thu nạp được cũng không sâu.
Ngoài những yếu tố còn hạn chế tử phía giáo viên đã nêu ở trên vẫn còn rất nhiều yếu tố khác dẫn đến việc sử dụng đồ dùng trực quan không đạt kết quả cao trong giờ giảng. Một trong những nguyên nhân nữa phải kể đến nguyên nhân còn tồn tại ở học sinh. Không phải cứ thầy tốt là học sinh phải tốt mà còn ở học sinh có được ý thức tích cực tự giác học hay không ? Đã thực sự coi đồ dùng là nơi khai thác kiến thức chính hay chưa hay vẫn phải phụ thuộc voà sự trả lời dẫn dắt của thầy. Đây là khả năng tự phân tích khai thác bài giảng thông qua vai trò người thầy của học sinh.
Từ những khó khăn, hạn chế của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong thực tế giảng dạy. Tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và thấy có một số vấn đề cần giải quyết.
3. Vấn đề cần giải quyết
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ giảng mĩ thuật là việc làm ban đầu, việc làm không thể thiếu đối với người giáo viên chuyên mĩ thuật khi đứng trên bục giảng. Nó là đặc thù của bộ môn vì thế giáo viên cần phải hết sức quan tâm chú trọng đến sự chuẩn bị đồ dùng trước giờ lên lớp sao cho thật chu đáo, thật đầy đủ và sát với yêu cầu, mục đích bài soạn. Ngoài ra, đồ dùng được chuẩn bị phải có thẩm mĩ.
Từ những vật tĩnh, những vật vô chi, vô giác giáo viên phải thổi vào đó cái hồn của sự vật và phải là người chuyển cái hồn của sự vật đến từng học sinh có như vậy thì đồ dùng trực quan khi được đưa ra mới phát huy tác dụng và có sức thuyết phục.
Phải tạo cho lớp học một không khí nghệ thuật bằng kiến thức có ở đồ dùng trực quan để học sinh thực hành tốt.
III - Phương pháp tiến hành
1 - Phương pháp nghiên cứu
Để tìm ra được nguyên nhân sử dụng đồ dùng trực quan không có hiệu quả và từ đó khắc phục được những điểm cần giải quyết trong việc sử dụng đồ dùng trực quan thì người nghiên cứu sáng kiến phải tìm ra được thứ tự của từng bước đi, bởi đây là một vấn đề rất cần thiết để người viết ra những suy nghĩ co sức thuyết phục. Và tôi nghĩ rằng mỗi phương pháp tôi đưa ra đã đều đem lại kết quả tốt có quá trình nghiên cứu sáng kiến.
Phương pháp quan sát:
Tôi đã sử dụng phương pháp quan sát để tiến hành quan sát thực tế trực tiếp, gián tiếp, bằng cách dự giờ, nghiên cứu tài liệu, quan sát học sinh khi nghe giảng, khi học sinh thực hành bài tập và quan sát cách soạn giảng của giáo viên chuyên khác.
Đàm thoại:
Đàm thoại với giáo viên và đàm thoại với chính những học sinh học mĩ thuật.
Phương pháp điều tra:
Để biết được thái độ học tập mĩ thuật của học sinh và xem các em có hứng thú quan sát đồ dùng trực quan để khai thác nội dung bài giảng hay không?
Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng các bảng biểu để thống kê kết quả bài học.
2. Biện pháp tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng, phải có giáo án chi tiết trước khi lên lớp, phải tìm phương pháp truyền đạt nhanh nhất, ngắn nhất từ trực quan. Bởi đồ dùng trực quan nó phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh (tri giác bằng trực quan cụ thể?)
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp với các tiến trình giảng trong mục đích yêu cầu bài soạn. Đồ dùng gồm mẫu vẽ như đồ vật, dụng cụ sinh hoạt, hoa quả, hình khối...Tranh, ảnh như các phiên bản tranh, ảnh, minh hoạ của giáo viên. Tất cả phải đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ, sáng sủa.
Bước 3: Sử dụng trực quan để có hiệu quả tôi đi vào trực tiếp giảng dạy. Tôi dạy mỗi lớp trong một khối, một phương pháp khác nhau để đối chứng với phương pháp tiêu cực, tích cực.
a) Đối với khối lớp 1 tôi dạy ở lớp 1C để đối chứng. 
Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
Trước khi dạy bài này tôi cũng đã nghiên cứu bài và soạn một giáo án chi tiết với phương pháp trực quan được sử dụng hợp lý ở tiến trình bài giảng. Tôi đã chọn đồ dùng trực quan là những đồ vật có dạng hình vuông và hình chữ nhật gần gũi với các em như: cái bảng, quyển vở, mặt bàn, viên gạch hoa lát nhà cùng với hình vẽ sẵn để minh hoạ. Khi vào bài dạy “ở phần 1 - Quan sát và nhận xét”. Tôi cho học sinh quan sát viên gạch lát nhà có dạng hình vuông và cái bảng, sau đó tôi đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở để cho các em tự khám phá, tự tìm hiểu đặc điểm của viên gạch lát nhà có hình vuông và cái bảng, sau đó tôi đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi mở để cho các em tự khám phá, tự tìm hiểu đặc điểm của viên gạch và cái bảng xem chúng là dạng hình gì? (chiều rộng của cái bảng bằng viên gạch) 
* Tôi đặt viên gạch ở vị trí số 1 và cái bảng ở vị trí số 2.
- Vật đặt thứ nhất là cái gì? Vật thứ hai là cái gì?
- Các cạnh của hai vật này là nét thẳng hay nét cong ?
- Viên gạch có mấy cạnh ? Một em lên đo xem các cạnh của viên gạch này như thế nào ? Sau khi học sinh đo xong và cho biết 4 cạnh bằng nhau thì lú này giáo viên kết luận viên gách là hình vuông => Hình vuông là hình có mấy cạnh ? Các cạnh như thế nào ? (Học sinh tự trả lời)
- So sánh viên gạch và cái bảng em thấy có giống nhau không ? Một em lên đo xem các cạnh của cái bảng có đặc điểm gì ? Học sinh khi đo xong cho biết cái bảng có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn => Giáo viên kết luận cái bảng là hình chữ nhật Hình chữ nhật là hình có mấy cạnh cạnh dài, mấy cạnh ngắn ? Hình chữ nhật có mấy cạnh tất cả?
Khi học sinh đã nhận biết được thế nào là hình vuông và thế nào là hình chữ nhật rồi thì tôi bắt đầu cho các em tập ghép hình vuông và hình chữ nhật bằng các đoạn thẳng có sẵn sau đó hướng dẫn các em cánh vẽ hình vuông và hình chữ nhật qua cách nhận biết các hình có cạnh bằng nhau được giáo viên treo trên bảng.
- Học sinh chỉ hình vuông ?
	- Kể tên những đồ vật có dạng hình vuông?
- Học sinh lên nhận biết hình chữ nhật ? Kể tên những vật có dạng hình chữ nhật?
“ ở phần 2 – Cách vẽ” – Dùng phần tôi châm một điểu trên bảng sau đó dùng thước kẻ một đoạn thẳng đứng nhất định.
- Đo đoạn thẳng đó và đánh dấu trên thước.
- Hướng dẫn các em dùng thước đo từ hai đầu đoạn thẳng sang ngang rồi chấm hai điểm đó. Dùng đoạn thẳng đã định vị sẵn trên thước đo xem hai điểm vừa xác định đã dài bằng đoạn thẳng đó chưa và nối hai điểm đó lại ta sẽ được hai đoạn thẳng đứng song song với nhau (Cách đều nhau). Tiếp tục dùng thước kẻ nối hai đầu của hai đoạn thẳng lại với nhau ta được một hình có 4 cạnh thẳng bằng nhau (Hình vuông). Từ cách vẽ hình vuông giáo viên hướng dẫn các em cách vẽ hình chữ nhật từ việc kéo dài thêm hai cạnh của hình vuông.
Sau khi học sinh nắm được cách kẻ hình vuông và hình chữ nhật, giáo viên hướng dẫn tiếp cách thực hành.
“ Phần củng cố bài thực hành” Tôi cho các em nhận xét bài được ghim trên bảng để tự các em so sánh, tìm hiểu rút ra kinh nghiệm sửa sai.
Qua bài giảng ở lớp tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan ở các phần trong một bài đều có hiệu quả, đối với mỗi phần học sinh đều lấy trực quan để tìm hiểu nội dung bài thông qua câu hỏi gợi mở của thầy. Học sinh hăng hái, sôi nổi phát biểu, tự giác khám phá, khai thác trực quan. Nội dung bài được mở nhanh, kiến thức được truyền thụ sâu hơn, đầy đủ hơn. Và kết quả ở phần củng cố ở lớp 1C được thống kê so sánh với lớp 1A như sau: 
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
Sĩ số
1C
34
10%
45%
27%
18%
0%
1A
43
3%
30%
45%
16%
6%
Lớp 1C dạy theo phương pháp tích cực. Lớp 1A dạy theo phương pháp chưa tích cực. Và tôi thấy lớp 1C được sử dụng trực quan khai thác triệt để, học sinh hăng hái phát biểu tham gia xây dựng bài nhiều hơn lớp 1A. Giáo viên giảng bài thấy nhàn hơn, nói ít hơn. Không mất thời gian ổn định lớp. Thời gian một tiết học cũng được tận dụng không bỏ phí. Sự tiếp thu bài từ đồ dùng trực quan tốt hơn, nhanh hơn và sâu hơn. Chất lượng bài làm cuối tiết học, số học sinh làm hết bài đạt tỉ lệ cao hơn.
Nói tóm lại khi sử dụng đồ dùng trực quan trong một tiết học vẽ theo mẫu giáo viên cần lấy mẫu làm trung tâm, lấy mẫu thay tiếng giảng giải, thuyết trình của thầy. Thầy chỉ gợi mở để học sinh tự tư duy, khám phá, khai thác kiến thức từ mẫu. Có như vậy phương pháp trực quan mới được khai thác triệt để, kết quả bài học mới đạt chất lượng cao. Giờ học có không khí nghệ thuật sôi nổi hơn.
b) Tôi chọn lớp 3A ở khối lớp 3 và dạy bài số 5
Bài 17: Vẽ theo đề tài: Vẽ tranh về chú bộ đội
Trước khi soạn giáo án tôi đi lựa chọn một số tranh ảnh về đề tài chú bộ đội: Bộ đội pháo binh, bộ đội bộ binh, bộ đội không quân, bộ đội biên phòng ... Mỗi tranh có một cách diễn tả tình cảm, thái độ, công việc của các chú bộ đội khác nhau: Chân dung chú bộ đội, bộ đội đang hành quân, bộ đội vui đùa với các em nhỏ, bộ đội về làng ... ở các tranh này có cách bố cục khác nhau và màu sắc khác nhau.
Sau khi đã lựa chọn được đồ dùng trực quan, tôi đi chuẩn bị một giáo án. Trong giáo án soạn đầy đủ các bước lên lớp. ở mỗi bước lên lớp tôi đều sắp xếp cách sử dụng trực quan hợp lý, chi tiết cụ thể. (Khâu tiếp theo là trình bày bài giảng).
Khâu đầu tiên của bài dạy tôi cho các em được tiếp xúc với đề tài anh bộ đội qua bài hát khởi động “Vai chú mang súng” để các em có điều kiện tiếp cận với hình ảnh chú bộ đội ngay từ những giây phút đầu của tiết học.
Từ bài hát tôi chuyển sang giới thiệu bài học mới để các em có ý thức tư duy bài học ngay.
Khâu tiếp theo của bài học là “ Phần: quan sát, nhận xét” ở phần này tôi bắt đầu chia nhóm, mỗi nhóm 6 em và một nhóm trưởng do nhóm đề cử. Nhóm trưởng thảo luận với nhóm và đặt tên cho nhóm mình để thầy ghi tên nhóm lên bảng. Nhóm trưởng còn có nhiệm vụ ghi lại thông tin của cả nhóm qua việc thảo luận bài và thuyết trình ý kiến của nhóm trước lớp. Sau khi chia nhóm xong tôi phát cho mỗi nhóm từ 3 -> 5 tranh vẽ về đề tài chú bộ đội để các em quan sát, nhận xét bằng hệ thống câu hỏi tôi thuyết trình trước cả lớp: Em thích nhất bức tranh nào? Vì sao em thích bức tranh ấy? (màu sắc, bố cục, hình mảng, đường nét...)
Học sinh thảo luận, chọn tranh xong tôi cho treo tất cả tranh của các em đã chọn lên để cả lớp quan sát, nhận xét xem nhóm trưởng của các nhóm thuyết minh như vậy đã được chưa, có đúng với những suy nghĩ của mình không? (Như vậy phương pháp quan sát đã có tác dụng đến cả lớp. Các em thích học, thích được nêu lên suy nghĩ của mình)Nhóm trưởng diễn giải xong, giáo viên tiếp tục củng cố lại để các em hiểu bài thêm sâu hơn, kỹ hơn.
Qua đó ta thấy phương pháp trực quan sử dụng ở phần quan sát, nhận xét sẽ phát huy được tác dụng tốt, học sinh hiểu bài một cách dễ dàng, nhanh, độc lập và hiểu sâu Giáo viên thì làm việc ít, không phải vất vả mà vẫn gây được hứng thú học tập ở các em.
Phần 2: Cách vẽ: 
Tôi nêu câu hỏi gợi mở để củng cố lại cách vẽ tranh theo đề tài: Khi vẽ một bức tranh theo đề tài thường gồm mấy bước? là những bước nào?
Khi các em tư duy nhớ lại và trả lời xong tôi tiếp tục hướng cho các em trở lại quan sát trực quan để phân tích tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tranh vẽ theo đề tài ? Lúc này tôi cho các em quan sát bài vẽ của môt số bạn năm trước và bài vẽ của các hoạ sĩ. Các em sẽ quan sát, nhận xét rồi tự tìm ra cách vẽ của các bạn và các hoạ sĩ, thông qua những câu hỏi phát vấn khi thầy đưa ra (Ví dụ: Bức tranh này bạn vẽ về cái gì ? Bức tranh này hoạ sĩ vẽ về cái gì? Hình ảnh chính trong tranh được tác giả sắp xếp trong hình gì ? - Hình ảnh chính so với toàn bộ khung tranh em thấy có to quá không ? Có nhỏ quá không ? Màu sắc trong tranh được tác giả sử dụng như thế nào? so sánh nội dung của các bức tranh em thấy có giống nhau không ? Hình ảnh phụ cuả tranh là hình ảnh gì? - Cách vẽ tranh về anh bộ đội có điểm gì giống và khác nhau ? – Theo em thì em sẽ vẽ gì về đề tài này ? - Khi chọn nội dung rồi thì em làm gì? – Hình ảnh chính trong tranh của em, em sẽ vẽ gì)
Từ cách hướng dẫn các em quan sát và nhận xét như vậy, các em sẽ tự khai thác được cách vẽ như thế nào? Các em nắm chắc được cách chọn nội dung, cách chọn hình tượng, cách sắp xếp bố cục, cách vẽ hình và cách tô màu qua sự sắp xếp trật tự câu hỏi theo một hệ thống tuần tự lần lượt từ chọn nội dung đến chọn hình tượng, sắp xếp bố cục, vẽ hình và tô màu.
Phần 3: Thực hành
Tôi cho các em làm bài tập, tự giác suy nghĩ chọn đề tài. Không gò ép các em phải lệ thuộc vào sự hướng dẫn. Nhưng vẫn phải giúp các em chọn hình nahr phụ cho phù hợp với binh chủng bộ đội mình vẽ.
Sau khi học sinh vẽ xong. Tôi đi củng cố kiến thức cho các em được hiểu sâu hơn bằng cách để cho các em tư treo sản phẩm của mình lên bảng, rồi quan sát tất cả bài làm của các bạn, tìm ra một bài mà mình thích nhất. Tìm được bài mình thích rồi, các em phải giải thích xem vì sao mình lại thích bức tranh ấy? Có như vậy các em mới tự giác suy nghĩ, tự giác so sánh rút kinh nghiệm cho cách làm của mình.
3 – Kết quả:
Sau khi áp dụng sáng kiến sử dụng trực quan cho lớp 1C và 

File đính kèm:

  • docSang kien VIP1.doc
Bài giảng liên quan