Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 9 - Năm học 2010 - 2011

Câu 1(1.75điểm):

Nêu nội dung của qui luật phân li độc lập? Tại sao ở những cây hoa trồng bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành?

Câu 2(1.5điểm):

a. Số lượng nhiễm sắc thể 2n trong tế bào có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không? Giải thích?

b. Nhiễm sắc thể có các đặc tính cơ bản nào mà được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?

Câu 3(1điểm):

a. Vì sao ARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

b. Thực chất của giảm nhiễm xảy ra ở lần phân bào thứ mấy của giảm phân? Giải thích điều đó?

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 9 - Năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND huyện kinh môn
Phòng gD&đt Kinh Môn
đề thi học sinh giỏi cấp huyện 
Môn Sinh học lớp 9 - Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
(đề thi gồm 01 trang)
Câu 1(1.75điểm):
Nêu nội dung của qui luật phân li độc lập? Tại sao ở những cây hoa trồng bằng hạt thường có nhiều màu sắc hơn cây hoa trồng bằng cành?
Câu 2(1.5điểm): 
a. Số lượng nhiễm sắc thể 2n trong tế bào có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không? Giải thích? 
b. Nhiễm sắc thể có các đặc tính cơ bản nào mà được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 3(1điểm): 
a. Vì sao ARN được xem là bản sao của gen cấu trúc? 
b. Thực chất của giảm nhiễm xảy ra ở lần phân bào thứ mấy của giảm phân? Giải thích điều đó?
Câu 4(2điểm): 
a. Thể đa bội là gì? Cơ chế hình thành thể tứ bội?
b. Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường. Hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào? tại sao?
Câu 5(1.25điểm): 	
So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với mARN?
Câu 6(2.5điểm): 
Gen D dài 0.204 àm có 1600 liên kết Hiđrô, do đột biến thành gen d có khối lượng phân tử 3582.102 đvC và có 1594 liên kết Hiđrô.
a. Xác định dạng đột biến?
b. Gen d tiến hành quá trình giải mã tổng hợp Prôtêin thì thu được phân tử Prôtêin thấy ít hơn 1 axit amin và có 1 axit amin mới so với phân tử Prôtêin do gen D quy định. Cho biết những biến đổi trong gen trên.
đáp án và hướng dẫn chấm môn sinh học lớp 9
năm học 2010 - 2011
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1(1.75đ)
+ Nội dung QLPLĐL: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
+ Những cây hoa trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có quá trình giảm phân và thụ tinh.
 -Trong giảm phân tạo giao tử: Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST .
 - Trong thụ tinh tạo hợp tử: Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú. 
- Cây trồng bằng cành chính là kết của sinh sản sinh dưỡng chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không xuất hiện biến dị tổ hợp.
 Do đó cây trồng bằng hạt hoa của chúng thường có nhiều màu sắc hơn cây trồng bằng cành.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2(1.5đ)
a. Số lượng NST: Không
Giải thích: Số lượng NST chỉ là cấu trúc di truyền trong tế bào và biểu hiện tính đặc trưng để giúp phân biệt loài này với loài khác nên không thể dựa vào số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít để xếp loài này tiến hóa cao hay thấp hơn loài khác. Ví dụ: Người 2n = 46 nhưng lại tiến hóa hơn tinh tinh 2n = 48.
b. NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng hình thái và cấu trúc được duy trì ổn định 
- NST chứa ADN, là cấu trúc mang gen, trên đó có các thông tin di truyền qui định các tính trạng. 
- NST có khả năng tự nhân đôi. Nhờ đó gen qui định các tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 
- Những biến đổi về mặt số lượng và cấu trúc của NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng.
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0.25
Câu 3(1đ) 
+ mARN được tổng hợp trên mạch khuôn của gen cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung: Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen cấu trúc quy định trình tự các ribonucleotit trên mARN theo nguyên tắc bổ sung A-U, T-A, G-X, X-G. Vì vậy ta nói mARN là bản sao của gen cấu trúc. 
+ Thực chất của giảm nhiễm xảy ra ở lần phân bào thứ nhất. 
Giải thích: Vì ở kỳ sau I mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực của tế bào nên kết quả kỳ cuối I mỗi tế bào chứa bộ NST đơn bội(n) nhưng ở trạng thái kép. Kỳ sau II mỗi NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào. Kết quả kỳ cuối II mỗi tế bào vẫn chứa bội NST đơn bội (n) nhưng chỉ khác ở trạng thái đơn.
0,5
0.5
Câu 4(2đ) 
- Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n(lớn hơn 2n)...
- Cơ chế: Do tác nhân đột biến dẫn đến không hình thành thoi phân bào làm cho toàn bộ NST không phân ly được trong quá trình phân bào.
- Trong nguyên phân: Thoi phân bào không hình thành dẫn đến tạo ra tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n (nếu xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử). 	
 Tế bào mẹ 2n nguyên phân đa bội hoá Tế bào con 4n.
- Trong giảm phân và thụ tinh: không hình thành thoi phân bào tạo ra giao tử đột biến lưỡng bội 2n. Giao tử đực và cái đều bị đột biến (2n) kết hợp tạo hợp tử 4n.
 Sơ đồ:	P: 2n x 2n
	 đ b đ b	 
 GF1: 2n 2n
	 F1:	 4n	
b. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường xác định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. 
- Các nhân tố nước, phân, cần là nói đến các nhân tố của môi trường ( điều kiện và kỹ thuật sản xuất). Giống là nói đến kiểu gen, còn năng suất là nói đến kiểu hình vì vậy giống sẽ quy định giới hạn của năng suất. Nước phân, cần sẽ quy định năng suất cụ thể nằm trong giới hạn do giống quy định. 
- Để có năng suất cao ta cần chú ý tới giống vì giống sẽ tạo ra giới hạn năng suất cao hay thấp còn nước, phân, cần không thể đưa năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định. 
0,5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5(1,25đ)
* Giống nhau: 
- Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp.
- Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric.
* Khác nhau: 
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
- Cả hai mạch đơn của ADN dùng làm khuôn tổng hợp hai phân tử ADN mới.
- Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với T môi trường.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch ADN mẹ còn mạch mới được tổng hợp.
- Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN
 (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ARN.
- A mạch khuôn liên kết với U môi trường.
- Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn toàn.
0,25
0.25
0,25
0.25
0.25
Câu 6(2.5đ) 
a. Dạng đột biến: 
Gen D: Có l = 0,204 àm = 2040 A0 N = = = 1200; 
 A = T = 200, G = X = 400
Gen d: Có m = 3582.102 N = = = 1194
 G = X = 400, A = T = 197
Gen D có N = 1200 đột biến thành gen d có N = 1194, đây là dạng đột biến gen mất 3 cặp nucleotit tương ứng với 6 nucleotit.
Gen D: A = T = 200, G = X = 400
Gen d: A = T = 197, G = X = 400
 Đây là đột biến gen mất 3 cặp nucleotit A-T.
b. Gen d tiến hành giải mã tổng hợp prôtein. Prôtein tạo ra ít hơn 1 axit amin và có 1 axit amin mới
 Mất 1 aa chính là mất 1 bộ ba mã hóa tương ứng với 3 cặp nu nhưng lại có 1 aa mới. Như vậy sẽ mất 3 cặp nu trong 6 cặp nu liền nhau trên gen D (3 cặp nu nếu tham gia sao mã sẽ cho ra 2 bộ ba kết tiếp nhau). 
0.25
0.5
0,.25
0.5
0.5
 0.5

File đính kèm:

  • docDe thi HSG huyen Kinh Mon.doc
Bài giảng liên quan