Định hướng ôn thi vào trung học phổ thông môn ngữ văn năm học 2014 - 2015

+ Chú ý các từ ngữ được tác giả dùng rất đắt ( được coi là “cái thần”, “nhãn tự” của bài thơ, thể hiện dụng ý nghệ thuật: (“ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, “ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”,”Đủ cho ta giật mình”, “Chim bắt đầu vội vã”, “Vắt nửa mình sang thu”, “Chỉ cần trong xe có một trái tim”

ppt17 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Định hướng ôn thi vào trung học phổ thông môn ngữ văn năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI VÀO THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2014 - 2015 III. RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI IV. CÁCH CHẤM CHỮA I. CẤU TRÚC ĐỀ THI II. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN CHÚ Ý KHI DẠY VĂN BẢN I. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO 10 Đề bài thường được chia làm hai phần: Mỗi phần có từ 3-4 câu hỏi nhỏ + Phần I (3 - 4 điểm) + Phần II (6 - 7điểm) Hoặc ngược lại. Nếu phần I là kiểm tra về thơ thì phần II sẽ là kiểm tra về truyện và ngược lại Đoạn văn chiếm từ 3,5 - 4 thường nằm trong phần nhiều điểm. Không có trắc nghiệm khách quan mà chỉ có tự luận. Các dung lượng kiến thức trong đề: + Kiến thức văn bản: mỗi phần sẽ kiểm tra kiến thức trong một văn bản cụ thể, ngữ liệu chủ yếu trong chương trình Ngữ văn lớp 9 + Kiến thức Tiếng Vịêt, Tập làm văn: xuyên suốt toàn bộ kiến thức cấp THCS + Kiến thức mở: Thường đi từ kiến thức liên quan trong văn bản để hướng tới những vấn đề trong cuộc sống, xã hội. Hệ thống câu hỏi được tích hợp giữa kiến thức Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn theo tích hợp ngang và tích hợp dọc. Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: Từ phần đọc hiểu văn bản đến vận dụng, đòi hỏi học sinh vừa có hiểu khái quát đồng thời rất chi tiết cho từng bài cụ thể. Một số đề thi vào THPT của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. * V¨n b¶n thơ: Gi¸o viªn yªu cÇu häc sinh ph¶i: + Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững hoàn cảnh ra đời, hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì không? + Hiểu được mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ ấy, chủ đề giọng điệu… bài thơ. + Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm: (Mùa xuân nho nhỏ, Ánh trăng, Bài thơ về tiểu đội xe không kính …vv VD: Bao trùm toàn bài thơ là hình ảnh vầng trăng nhưng nhan đề và cuối bài lại là ánh trăng. Em hãy lý giải điều đó. II. Mét sè yªu cÇu cÇn chó ý khi d¹y phÇn v.b¶n: + Chú ý các hình ảnh thơ: (Hình ảnh chiếc xe không kính, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến, hình ảnh ánh trăng, vầng trăng, hình ảnh mùa xuân, hình ảnh bếp lửa, hình ảnh con cò…) + Khai thác các tín hiệu nghệ thuật và giá trị biểu đạt: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ…(Câu thơ: “ Rừng cho hoa/ con đường cho những tấm lòng”, “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”, “ Làn thu thủy nét xuân sơn”, “Ánh trăng im phăng phắc”, “ Đất nước như vì sao”…) + Chú ý các từ ngữ được tác giả dùng rất đắt ( được coi là “cái thần”, “nhãn tự” của bài thơ, thể hiện dụng ý nghệ thuật: (“ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, “ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”,”Đủ cho ta giật mình”, “Chim bắt đầu vội vã”, “Vắt nửa mình sang thu”, “Chỉ cần trong xe có một trái tim”……  *Đối với các tác phẩm truyện: yêu cầu: + Tóm tắt cốt truyện, tình huống truyện (Nếu có) + Giải thích nhan đề. + Nêu nội dung của đoạn trích hoặc một câu trong đoạn trích. + Lời của ai ? Nói trong hoàn cảnh nào? Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật? + Nhân vật chính trong truyện là ai? + Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này? Điểm nhìn trần thuật…. + Đây là lời đối thoại hay độc thoại? + Tìm lời dẫn trực tiếp…. + Phân tích các nhân vật, các chi tiết đặc sắc trong truyện… + Nêu tình huống cơ bản của truyện? + Nêu chi tiết nghệ thuật đặc sắc ? Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó? + Tìm những hình ảnh có tính chất biểu tượng… + Chỉ ra những nghịch lí…? + Tìm những tác phẩm có cùng ngôi kể? + Kể tên những tác phẩm viết về cùng đề tài…trong giai đoạn? + Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật hoặc giới thiệu về nhân vật. Lưu ý: D¹ng ®Ò më th­êng ®i tõ kiÕn thøc liªn quan trong v.b¶n ®Ó h­íng tíi vÊn ®Ò trong x· héi. Khi d¹y vb ta chó ý ®Ó lång ghÐp mét c¸ch hîp lý VD: Khi d¹y håi 14 “Hoµng Lª nhÊt thèng chÝ” GV cã thÓ lång ghÐp víi vÊn ®Ò ®éc lËp- chñ quyÒn d©n téc, hoÆc “ Doµn thuyÒn ®¸nh c¸” GV cã thÓ nªu vÊn ®Ò: “VÎ ®Ñp vµ cuéc sèng cña c¸c ng«i sao gi¶i trÝ trµn ngËp trªn c¸c ph­¬ng tiÖn th«ng tin ®Æc biÖt lµ c¸c trang b¸o ®iÖn tö, trong khi ®ã rÊt Ýt nãi vÒ hinh ¶nh ng­êi lao ®éng. Em cã suy nghÜ ntn vÒ ®iÒu nµy?”. Víi bµi ¸nh trăng cñaNguyÔn Duy gv cã thÓ lång ghÐp c©u hái: “Mét bé phËn giíi trÎ hiÖn nay theo ®uæi quan ®iÓm: sèng cho riªng m×nh, chØ biÕt ngµy nay, kh«ng cÇn qu¸ khø, bá qua t­¬ng lai. Trinh bµy suy nghÜ cña em b»ng mét ®o¹n v¨n kho¶ng 5-7 dßng. … III. Rèn kĩ năng làm bài thi: Giáo viên cần cho học sinh thi thử mỗi tháng 1 lần cần rèn cho các em các thói quen khi thi: 1. Đọc kỹ đề: dành khoảng 5-7 phút để xác định vấn đề bàn bạc là gì (luận đề), các ý chính và tư liệu dẫn chứng cho từng ý. Việc đọc đề không kỹ dẫn tới không xác định đúng vấn đề cần bàn luận trong bài, bài làm sẽ lạc đề, xa đề. 2. Trình bày bài: - Đoạn thơ chép: Cần đúng chính tả, dấu câu, thể thơ. - Những câu hỏi về tác giả, tác phẩm: gạch đầu dòng ghi ngắn gọn. * Những câu hỏi vận dụng, cảm thụ: + Với câu hỏi không yêu cầu viết đoạn: (VD:Tại sao Kim Lân đặt tên truyện ngắn của mình là “làng” mà không phải là “làng Chợ Dầu”? Tại sao các nhân vật trong “Lặng lẽ Sa Pa” được tác giả đặt tên theo giới tính, tuổi tác? Nhận xét nhan đề bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? Truyện kể về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu nhưng tại sao tác giả lại đặt tên là “ Chiếc lược ngà”…). Yêu cầu học sinh viết thành chuỗi câu liên tiếp, có liên kết mạch lạc. Tuyệt đối tránh trả lời cộc lốc, câu cụt.(VD: Kim Lân đặt tện truyện ngắn của ông là làng vì…, các nhân vật được đặt tên theo giới tính, tuổi tác vì…). + Kiểu câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn: Cần phân tích đề về mặt hình thức( đoạn văn trình bày theo phép lập luận nào, dung lượng câu, đơn vị ngữ pháp kèm theo…) và nội dung đoạn sẽ viết ( đề hỏi mấy ý, chủ đề của đoạn là gì…) khi viết đoạn, cần phát triển ý, nhưng tránh lan man, xa đề, loãng ý chính. Muốn viết đoạn văn hay người viết không chỉ cần nhớ các tri thức liên quan mà còn phải có khả năng cảm thụ văn chương, có kỹ năng diễn đạt lập luận, kỹ năng vận dụng kiến thức, có tư tưởng, tình cảm đẹp… Với những câu hỏi không yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần: + Không diễn đạt rườm rà, không cần trả lời văn vẻ + Trả lời chính xác đúng trọng tâm câu hỏi. + Câu trả lời cần đầy đủ theo kết cấu chủ-vị Với câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần: + Đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức: hình thức của một đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn, những yêu cầu kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn, số câu đảm bảo đúng quy định + Đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung: đủ ý, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, diễn đạt mượt mà - Gv cần tập cho các em khả năng biết cân đối thời gian khi làm bài thi, chia lượng thời gian cho từng phần một cách hợp lý, tránh tình trạngcác em xa đà mất thời gian vào một câu nào đó mà bỏ qua những câu khác vì hết thời gian. - Bài thi của các em phải mang tính hoàn thiện,chỉnh thể không được bỏ câu bỏ ý có như vậy mới đạt được điểm cao. IV. Cách chấm chữa: Với mỗi bài thi thử GV sẽ: + Chữa bài chung cho cả lớp sau đó cho học sinh tự chấm bài của mình bằng bút chì theo đáp án đã chữa (chấm chi tiết), tiếp tục chuyển cho bạn bên cạnh chấm chéo. + GV thu bài chấm lại chi tiết cho điểm nhỏ từng phần chữa lỗi tỉ mỉ để HS tự rút ra kinh nghiệm qua mỗi lần thi thử. 

File đính kèm:

  • pptDinh huong on thi vao 10.ppt