Đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn toán theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại

Mục đích: Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và ứng xử, Giúp đỡ học sinh nắm vững môn toán một cách tự giác, ngăn ngừa bệnh hình thức, kích thích hứng thú học toán của học sinh.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: minhminh | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới cách thức ra đề và chấm bài môn toán theo hướng đổi mới đánh giá, xếp loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 THAM LUẬNĐỔI MỚI CÁCH THỨC RA ĐỀ  VÀ CHẤM BÀI MÔN TOÁN THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI I) LÝ DO CHỌN THAM LUẬN: 	Đổi mới phương pháp dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá, xếp loại là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau, đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Quán triệt tinh thần đó, Bộ Giáo Dục và ĐàoTạo có hướng dẫn đổi mới kiểm tra đánh giá ở bậc THCS. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc ra đề kiểm tra và chấm bài theo hướng đổi mới. II) YÊU CẦU CỦA ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 1) Kiểm tra đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Căn cứ vào chuẩn kiến thức,kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã qui định trong chương trình môn toán THCS hiện nay. - Nội dung bám sát chương trình đã học. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Phù hợp với thời gian kiểm tra, đánh giá. - Đánh giá khách quan trình độ học sinh. 2) Đổi mới việc ra đề kiểm tra. - Nội dung kiểm tra, đánh giá không nằm ngoài chương trình đã học. - Nội dung kiểm tra, đánh giá phải rải ra trong khắp chương trình học. - Nhiều câu hỏi trong một đề, phân định tỉ lệ phù hợp giữa trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: không ít hơn 10 câu đối với đề kiểm tra 90 phút, không ít hơn 5 câu đối với đề kiểm tra 45 phút. - Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm, phù hợp với chuẩn kiến thức và kĩ năng, đảm bảo tỉ lệ chung cho cấp THCS: nhận biết 20%; thông hiểu 50%; vận dụng 30%. -Câu hỏi của kiểm tra, đánh giá phải diễn đạt rõ ràng, đúng và đủ nội dung yêu cầu của đề kiểm tra. -Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời với số điểm dành cho nó. 3) Đổi mới việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá, xếp loại. - Xây dựng mục tiêu, mức độ nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xây dựng mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh. - Thiết lập bảng ma trận hai chiều: chiều nội dung và chiều thể hiện các mức độ nhận thức kiểm tra đánh giá xếp loại của học sinh: + Các chuẩn cần kiểm tra đúng với mức độ nhận thức, nội dung. + Xây dựng số điểm cho từng nội dung, tỉ lệ phần trăm cho từng câu hỏi, tổng số câu, điểm cho từng bài. + Xác định số lượng và hình thức câu hỏi, thời gian dành cho ô tương ứng. - Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm: Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma trận hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10. Mỗi câu trắc nghiệm khách quan nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.. * Các loại kiểm tra: 	 Kiểm tra miệng: Mục đích: Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và ứng xử,…Giúp đỡ học sinh nắm vững môn toán một cách tự giác, ngăn ngừa bệnh hình thức, kích thích hứng thú học toán của học sinh.  Kiểm tra 15’: Mục đích: Đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng của học sinh sau khi học xong, một phần hoặc một chủ đề nào đó trong chương. 	 	 Kiểm tra từ 45’ trở lên: Mục đích: Đánh giá trình độ tư duy, kỹ năng tính toán, trình bày lời giải và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sau khi học xong một phần, một chương, một học kì, một năm. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: - Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, theo tôi có bốn khâu quan trọng: 1. Đổi mới cách ra đề. 2. Coi kiểm tra và coi thi nghiêm túc. 3. Đổi mới việc chấm bài cho điểm. 4. Việc trả bài kiểm tra cho học sinh. Tôi xin đi vào một số vấn đề cụ thể sau: a. Về đổi mới cách ra đề: Theo tôi việc xây dựng đề kiểm tra phải đạt được một số nguyên tắc sau: - Đề ra phải bám sát mục tiêu chung của giáo dục, mục tiêu của môn học được thể hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức và kĩ năng của các đơn vị kiến thức. Bất cứ đề kiểm tra bằng trắc nghiệm hay tự luận, thời lượng ngắn hay dài, nói hay viết điều phải dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Nếu đề kiểm tra không bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ không đưa đến kết quả không đáng tin cậy: Kết quả thấp nếu yêu cầu cao không sát với chuẩn hoặc kết quả cao nếu yêu cầu thấp dưới mức chuẩn. - Phải kết hợp các phương thức một cách hợp lí, tránh ra đề theo kiểu đề mẫu, không có sự vận dụng sáng tạo. Cần phải tuân thủ quy trình xây dựng đề kiểm tra, quy trình đó bao gồm các buớc: Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra. Bước 2: Xác định khung mục tiêu, kiến thức cần kiểm tra. Bước 3: Xây dựng ma trận hai chiều, câu hỏi kiểm tra. Bước 4: Biên soạn đề kiểm tra thành câu hỏi kiểm tra, xây dựng câu hỏi theo các cấp độ tư duy cho từng mục tiêu. Bước 5: Biên soạn, hướng dẫn chấm và biểu điểm. b. Về coi thi và coi kiểm tra nghiêm túc: - Đây là một phần rất quan trọng, nếu việc coi thi không nghiêm túc dẫn đến việc xử lí thông tin bị sai lệch như vậy không đánh giá được thực chất về năng lực của học sinh. c. Về đổi mới việc chấm bài cho điểm: - Việc chấm bài phải tuân thủ đồng bộ theo hướng dẫn chấm và biểu điểm. Đối với kiểm tra miệng cần chú ý đến kĩ năng trình bày của học sinh và lưu ý đến kiến thức cơ bản. Đối với kiểm tra viết, giáo viên cần phải chấm kĩ bài, chú ý nhiều đến việc diễn đạt, trình bày và có thể sửa chữa luôn trong bài làm. d. Về việc trả bài kiểm tra: - Lâu nay giáo viên thường không coi trọng việc trả bài. Đây là một khâu rất quan trọng trong đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Khi trả bài kiểm tra, giáo viên cần chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm của học sinh trong bài làm, những lỗi về kiến thức, lỗi về kĩ thuật làm. Có như vậy mới tạo hứng thú cho học sinh và giúp các em làm bài sau đạt kết quả tốt hơn. - Trong các chuyên đề cụ thể, chỉ ra những sai sót thường mắc phải với các ví dụ cụ thể, khắc phục các lỗi thường gặp như đã nêu ở trên, như lỗi về mặt từ ngữ, ngữ pháp, về cấp độ nhận thức, về những sai sót khi thiết lập ma trận đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức cần đạt được. Với đề kiểm tra 1 tiết chúng tôi đề xuất thiết kế theo mô hình ma trận sau: * Mô hình: Dành cho các lớp đại trà. - Trắc nghiệm khách quan: 6 câu = 3 điểm (0,5 điểm / câu) trong đó: + 2 câu nhận biết = 1 điểm + 4 câu thông hiểu = 2 điểm - Tự luận: 3 câu = 7 điểm trong đó: + 1 câu thông hiểu = 2,5 điểm + 1 câu vận dung thấp = 2,5 điểm. + 1 câu vận dụng cao = 2 điểm. - Việc ra đề, chấm bài kiểm tra theo một quy trình khép kín. Mỗi một khối lớp có 1 giáo viên có tay nghề làm nhóm trưởng, trước khi kiểm tra 1 tuần, nhóm trưởng họp các giáo viên cùng nhóm lại nhằm thống nhất hình thức ra đề, thiết lập ma trận đề kiểm tra. Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình biên soạn đề kiểm tra. - Dựa trên ma trận, mỗi giáo viên ra 1 đề theo nội dung đã thống nhất. sau đó nộp lại cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng kiểm tra lại các đề đã ra của các giáo viên, điều chỉnh lại những sai sót hoặc chưa hợp lí, sau đó nộp lại cho tổ trưởng (đề và đáp án chi tiết). Tổ trưởng thẩm định lại lần cuối, kiểm định lại và điều chỉnh, sữa chữa những sai sót (nếu có) về kiến thức hoặc những vấn đề chưa hợp lí. Sau đó tiến hành in ấn đề, tổ trưởng kiểm tra lần cuối, sửa chữa những lỗi do in ấn (nếu có). Sau khi giáo viên chấm bài xong, vào sổ điểm thống kê kết quả. Thông qua kết quả, mỗi giáo viên có thể tự đánh giá chất lượng dạy và học tại thời điểm đó. Từ đó có những điều chỉnh hợp lí. Đối với tổ trưởng, cũng tương tự như vậy. Từ những số liệu thu thập, qua xử lí thông tin tổ trưởng đánh giá hiện trạng chất lượng dạy và học tại một thời điểm nhất định hoặc đánh giá sự phát triển được diễn ra vào 2 thời điểm (đầu hoặc cuối). Từ đó có những kế hoạch bổ sung kịp thời. Đây là bước cuối cùng để giúp đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giáo viên có thể có những biện pháp cần thiết để giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi và nếu cần thì điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp. IV) ƯU ĐIỂM CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI. - Giáo viên đã sử dụng các loại hình đánh giá: thường xuyên, giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học. - Biết kết hợp các loại hình đánh giá để phân loại học lực của học sinh. - Nội dung đánh giá đã chú ý tới cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. - Một số ít giáo viên có tâm quyết đã chú ý nhận xét từng bài của học sinh bên cạnh việc cho điểm. V) HẠN CHẾ TRONG VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI: - Nội dung đánh giá: thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức, quá coi trọng về lý thuyết kinh viện và chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra đánh giá sự thông hiểu, vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành. - Cách đánh giá: chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụ thể, chưa chú ý coi trọng đánh giá từng cá thể, thông thường kiểm tra chỉ dựa trên trình độ học tập tối thiểu, do đó học sinh khá giỏi không có cơ hội để phát huy hết khả năng của mình. - Công cụ đánh giá: Các đề kiểm tra và để thi hiện nay chủ yếu là đề kiểm tra viết. Nhiều bài kiểm tra chủ yếu gồm một số câu hỏi tự luận, do đó còn thiếu khách quan không thể bao quát đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. Các đề kiểm tra đánh giá chưa góp phần phân loại học lực của học sinh một cách rõ nét. - Người đánh giá xếp loại giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá. - Việc sử dụng kết quả đánh giá: còn hạn chế, hầu hết chỉ dùng đánh giá kết quả điểm số để phân loại học lực của học sinh. VI) NHỮNG KIẾN NGHỊ: - Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá ( 45 phút trở lên) thì sau đó phải có tiết trả bài kiểm tra. Để thầy trò cùng nhau rút kinh nghiệm. - Đặc biệt cần thành lập 1 ngân hàng đề nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Sau đó PGD tập hợp tất cả các đề gửi về cho từng trường. Nói chung: Đổi mới kiểm tra đánh giá phải đi vào thực tiễn, phải được thực hiện chính xác, không bị ràng buộc bởi một tác nhân khác, việc đánh giá cần phải được đổi mới một cách toàn bộ và đồng bộ trên các mặt. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể vận dụng phù hợp với đặc điểm của học sinh và địa phương mình ./. Tân An Thạnh, ngày 15 tháng 12 năm 2011 Người viết Nguyễn Văn Thức 

File đính kèm:

  • pptTL DE KIEM TRA.ppt
Bài giảng liên quan