GDTC cho học sinh phổ thông

*Tư duy

 Mang tính cụ thể và tính xúc cảm. Tính cụ thể trong tư duy của trẻ chứng tỏ hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế rõ rệt so với hệ thống tín hiệu thứ hai.

Vì vậy trẻ gặp khó khăn trong việc khái quát hoá và hình tượng hoá từ các sự vật, các hiện tượng và các tình huống cụ thể.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu GDTC cho học sinh phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Phần 2. GDTC cho học sinh phổ thôngChương 3. Cơ sở lý luậnChương 4. Mục đích, nhiệm vụ, cụ thể hóa các nguyên tắc chungChương 5. Đặc điểm cơ bản của phương pháp giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lựcChương 6. Giờ học TDTT, kế hoạch giảng dạy, tổ chức kiểm tra và đánh giáChương 3. Cơ sở lý luậnI. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh tiểu họcII. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh THCSIII. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh THPT1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học* Sự phát triển trí tuệ và hoạt động học tập.Khi đến trường hoạt động trí tuệ của trẻ em căng thẳng hơn, các em phải làm việc có kế hoạch chính xác, đúng với yêu cầu của giáo viên và nhà trường. Bởi vì đối với học sinh tiểu học nhiệm vụ học tập được đặt ra cụ thể và cần phải có sự cố gắng của cả thầy và trò mới có thể hoàn thành được. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học* Sự phát triển trí tuệ và hoạt động học tập.Mặt khác các em đến trường học tập không còn giống lứa tuổi trước đó, ở các lớp mẫu giáo đến trường là "chơi để mà học" và "học để mà chơi", sự thúc ép tiếp nhận những tri thức mới không phải là bắt buộc. Còn toàn bộ khối lượng kiến thức thuộc nội dung chương trình học tập ở phổ thông là bắt buộc các em phải lĩnh hội. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học* Sự phát triển trí tuệ và hoạt động học tập.Do đó đòi hỏi các em phải có tính kỷ luật cao hơn ở mẫu giáo và phải có sự phân tích, tổng hợp tinh tế trong quá trình học tập mới hoàn thành được công việc học tập.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học* Sự phát triển trí tuệ và hoạt động học tập.Trí tuệ của trẻ em được phát triển trong mối tác động qua lại giữa nội dung các tri thức đã thu nhận được với các hình thức lao động trí óc (thông qua lượng tri thức cần trang bị) ngày càng phức tạp hơn và năng lực hoạt động trí tuệ độc lập, sáng tạo. Từ đó hình thành xu hướng học tập, thái độ trách nhiệm với việc học tập, tạo động cơ học tập... 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học* Sự phát triển trí tuệ và hoạt động học tập.Việc lĩnh hội tri thức đòi hỏi phải có sự phát triển tương ứng của các quá trình nhận thức trực tiếp: cảm giác, tri giác và quan sát. Do đó đối với học sinh cấp I trong quá trình giảng dạy cần phải sử dụng nhiều phương pháp trực quan, nội dung không phức tạp và hình thức phải rõ ràng.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Chú ý là điều kiện để nắm vững tri thức. Học sinh cấp I chú ý không chủ định chiếm ưu thế so với chú ý chủ định, do ở lứa tuổi này ý chí chưa phát triển và hệ thống tín hiệu thứ hai chưa điều chỉnh hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất một cách đầy đủ.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Chú ý là điều kiện để nắm vững tri thức.Do vậy, giáo viên cần tổ chức giảng dạy hợp lý để lôi cuốn sự chú ý của học sinh đồng thời phát triển chú ý có chủ định để các em quen dần với việc bắt buộc mình phải chú ý.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Chú ý là điều kiện để nắm vững tri thức.Chú ý chưa bền vững và dễ phân tán do tính hưng phấn còn cao và hời hợt. Vì vậy cần thay đổi hình thức tập luyện, không để cho trẻ bị phân tán sự chú ý bởi những tác động bên ngoài khác.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Trí nhớ Được phong phú và hoàn thiện trong quá trình nắm vững bài học. Trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển hơn trí nhớ logic. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Tưởng tượng So với trẻ mẫu giáo phát triển hơn, song còn nghèo nàn, tản mạn và ít có tổ chức.-Tưởng tượng tái tạo của các em được phát triển trong quá trình học tập. Với các tri thức mới và các kỹ năng tiếp thu được làm cho tưởng tượng của các em trở nên hoàn thiện và vẫn giữ được tính chất cụ thể, sinh động, mặt khác phản ánh hiện thực một cách trung thực hơn. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Tưởng tượng-Tưởng tượng sáng tạo được biểu hiện rõ trong khi chơi nhưng còn nghèo nàn, thiếu nhất quán, xa sự thật. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Tưởng tượngVì vậy, trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao giáo viên không nên phân tích quá dài dòng kỹ thuật động tác mà phải ngắn gọn, dễ hiểu và kết hợp với làm mẫu thị phạm tạo cho các em có biểu tượng động tác nhanh chóng. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Tư duy Mang tính cụ thể và tính xúc cảm. Tính cụ thể trong tư duy của trẻ chứng tỏ hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế rõ rệt so với hệ thống tín hiệu thứ hai. Vì vậy trẻ gặp khó khăn trong việc khái quát hoá và hình tượng hoá từ các sự vật, các hiện tượng và các tình huống cụ thể.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Tư duyTính xúc cảm trong tư duy của trẻ rất sinh động với những điều chúng suy nghĩ thông qua những tác động cụ thể của các yếu tố trực quan từ thực tế mà trẻ quan sát thấy. 1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học*Tư duy Học sinh cấp I hiểu mối quan hệ nhân quả còn chật hẹp do tư duy của các em còn cụ thể, còn bị gò bó trong các tình huống cụ thể. Do đó giáo viên cần hướng dẫn các em chỉ thực hiện những động tác phù hợp với sức lực của mình, tránh sự bắt chước những động tác khó hoặc hoạt động mạo hiểm mà các em quan sát được trong các phim ảnh.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 7-8 tuổi Ở lứa tuổi này xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao nên xương của trẻ mềm và yếu đặc biệt là cột sống. Do đó nếu thực hiện những bài tập với lượng đối kháng lớn, mang vác quá nặng và lệch về một bên hoặc thực hiện những hoạt động làm cho các nhóm cơ lớn quá căng thẳng thì xương dễ bị lệch, vẹo, thậm chí có thể bị gãy.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 7-8 tuổiHệ hô hấp: Đường hô hấp còn hẹp, hít thở còn khó khăn khiến cho các em hay thở bằng mồm. giáo viên cần chú ý dạy và gây thành thói quen thở bằng mũi cho các em.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 7-8 tuổi- Hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ) trong khi đó quá trình trao đổi chất cao vì vậy tim đập nhanh, mặt khác chức năng hoạt động của hệ tuần hoàn còn yếu, dễ bị kích động, sức bền kém.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 7-8 tuổi-Hệ thần kinh tính hưng phấn mạnh. Hệ cơ, dây chằng còn chưa phát triển hoàn thiện.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 7-8 tuổi- Ở lứa tuổi này do quá trình hưng phấn diễn ra nhanh và mạnh, các em ưa thích hoạt động, thích bắt chước. Vì vậy giáo viên cần chú ý làm mẫu nhiều rõ ràng chính xác kết hợp với giảng giải đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu. 2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 7-8 tuổiÝ chí của các em còn thấp, trạng thái tâm lý dễ thay đổi sự tập trung chú ý kém do vậy giáo viên cần giáo dục ý chí thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau và luôn thay đổi nội dung hoạt động tạo tập trung chú ý và gây hưng phấn cho học sinh.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 9-12 tuổi- Các em đến lứa tuổi này có cứng cáp hơn thời kỳ 7-8 tuổi nhưng toàn bộ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Xương còn nhiều đoạn sụn nối tiếp giữa các khớp xương chưa vững chắc, cột sống chưa ổn định dễ bị cong vẹo sai lệch. Ở lứa tuổi này các em vẫn chưa chịu đựng được cường độ hoạt động nặng.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 9-12 tuổi- Hệ tuần hoàn đã ổn định hơn. Hành động vận động tương đối khéo léo nhịp nhàng và chính xác. 2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 9-12 tuổiTính tổ chức, tinh thần tập thể được phát triển, khả năng chú ý tập trung hơn, ý chí dần dần kiên định, khả năng phân tích phê phán và năng lực khống chế bản thân được phát triển nên các em phần nào đã có thể nghe giảng của giáo viên một cách đầy đủ giúp cho việc tiếp thu bài học nhanh hơn và tập luyện được những động tác khó. 2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 9-12 tuổiỞ giai đoạn này tuy đặc điểm giới tính giữa các em trai và các em gái chưa có nhiều khác biệt rõ ràng, nhưng trong giảng dạy cũng cần có những yêu cầu khác nhau giữa trai và gái vì các em gái thường ưa thích các hoạt động nhẹ nhàng mềm dẻ có nhịp điệu, sức mạnh của các em gái kém hơn em trai.2. Đặc điểm sinh lýHọc sinh từ 9-12 tuổiỞ giai đoạn này tuy đặc điểm giới tính giữa các em trai và các em gái chưa có nhiều khác biệt rõ ràng, nhưng trong giảng dạy cũng cần có những yêu cầu khác nhau giữa trai và gái vì các em gái thường ưa thích các hoạt động nhẹ nhàng mềm dẻ có nhịp điệu, sức mạnh của các em gái kém hơn em trai.Câu hỏi ôn tập	1. Trình bày tóm tắt đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học?2. Tóm tắt đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học?

File đính kèm:

  • pptPPGDTC.ppt