Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức và giảm tỉ lệ học sinh yếu trong nhà trường THCS qua phong trào “Tiết học tốt”

Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa.

Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng model, tệ hại hơn các em còn hành hung, thầy cô giáo ngay trên bục giảng

doc9 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức và giảm tỉ lệ học sinh yếu trong nhà trường THCS qua phong trào “Tiết học tốt”, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi THCS) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa phong trào thi đua “tiết học tốt” đến với học sinh trong nhà trường THCS là việc làm hết sức cần thiết, đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS.
	Giúp cho Hs có tính tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỉ luật cao.
	Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế Hs lưu ban.
	Giáo dục đạo đức cho Hs ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử trên lớp, Hs còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với công đồng, trông đó trao dồi rèn lyện đạo đức là vấn đề hàng đầu, vì đạo đức là nền tản của giia đình, nền tản của xã hội.
	 Vì lí do đó, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức và giảm tỉ lệ học sinh yếu trong nhà trường THCS qua phong trào “Tiết học tốt”
II.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa. 
Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng model, tệ hại hơn các em còn hành hung, thầy cô giáo ngay trên bục giảng Tất cả những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục. 
Công văn số 307/KH-Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan và là kim chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng tổ chức xây dựng phong trào “tiết học tốt” cho toàn thể học sinh trường.
III.KẾ HOẠCH XÂY DỰNG:
Phạm vi nghiên cứu là Hs của trường THCS Phú Lâm trong 2 năm học 2009-2010 và 2010 -2011 để nghiên cứu giáo dục Hs qua phong trào tiết học tốt.
Thực hiện đề tài “Nâng cao giáo dục và giảm tỉ lệ Hs yếu trong nhà trường qua phong trào “tiết học tốt” không ngoài mục đích góp phần cùng với nhà trường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh với mong muốn được thấy tư tưởng, đạo đức của Người in dấu trong tư tưởng học sinh, qua đó học sinh có ý thức từ những việc làm, việc học, việc ứng xử với mọi người chung quanh của học sinh - những người chủ tương lai của đất nước.
	Điểm mới trong nghiên cứu là vừa mang tính phong trào vừa vận dụng một cách khoa học vào việc học tập một cách thực tiễn bằng những việc làm cụ thể.
Điểm sáng tạo trong nghiên cứu là thay vì trước đây giáo viên phải ổn định nề nếp học tập cũng như vấn đề đạo đức nhưng khi đưa phong trào “tiết học tốt” thì học sinh của tập thể lớp tự nhắc nhở lẫn nhau để tập thể đạt được tiết học tốt theo tiêu chí của phong trào đưa ra.
IV.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Trong năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011 tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề và triển khai trong toàn thể học sinh của trường THCS Phú Lâm gồm 4 khối 6, 7, 8, 9 tổng cộng có 13 lớp
Quá trình thực hiện:
*Về học sinh: Theo dõi các tiêu chí đánh giá để thực hiện 
Nội dung tiêu chí như sau:
1.Hiện diện: Lớp học chỉ vắng 2p
2.Học bài: 100% học sinh thuộc bài
3.Dụng cụ học tập đầy đủ: 100%
4.Vệ sinh, trang trí lớp,trật tự: tốt
5.Tham gia xây dựng bài: tối thiểu 1/3 học sinh của lớp tham gia xây dựng bài, hs có ghi bài vào tập 100%.
6.Đồng phục (Khăn quàng, phù hiệu,.......): 100%
Ghi chú: 
	GVCN thì không được chấm tiết học tốt của lớp mình.
	Phối hợp:
	*Về GVCN: hướng dẫn các tiêu chí đánh giá cho hs hiểu và thường xuyên đôn đốc theo dõi cán bộ lớp đăng kí.
*Về GVBM: Theo dõi các tiết học sinh đăng kí để chấm chọn nhận xét kịp thời sau tiết dạy.
*Về Đoàn, đội:
+ Dán mẫu đăng kí ở phòng Đoàn, đội cho Hs đăng kí theo tuần.
STT
Thứ/ngày
Lớp
Môn
Tiết TKB
Bài dạy
Gv dạy
Đạt
Không đạt
GV kí tên
6A
9A
+ Dán tiêu chí đánh giá trên lớp cho HS theo dõi để thực hiện.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TIẾT HỌC TỐT
—&–
 5 Điểm
10 Điểm
1.Hiện diện: Lớp học chỉ vắng 2p
 10 Điểm
2.Học bài: 100% học sinh thuộc bài
3.Dụng cụ học tập đầy đủ: 100%
 5 Điểm
4.Vệ sinh, trang trí lớp,trật tự: tốt
 15 Điểm
 5 Điểm
5.Tham gia xây dựng bài: tối thiểu 1/3 học sinh của lớp tham gia xây dựng bài Hs có ghi bài vào tập 100%
6.Đồng phục (Khăn quàng, phù hiệu,.......): 100%
Ghi chú: 
	GVCN thì không được chấm tiết học tốt của lớp mình.
	Tiết học tốt phải đạt 45 điểm trở lên
 + Tổng hợp các phiếu đánh giá vào cuối tuần và thông báo kết quả đạt được và phát thưởng vào buổi sing hoạt dưới cờ.
Lớp:..
Môn:.
GVBM:.
Kí tên:...
PHIẾU ĐIỂM CHẤM
TIẾT HỌC TỐT
—&–
.. /5 Điểm
.. /5 Điểm
. /10 Điểm
1.Hiện diện: Lớp học chỉ vắng 2p
. /10 Điểm
2.Học bài: 100% học sinh thuộc bài
.. /5 Điểm
3.Dụng cụ học tập đầy đủ: 100%
../15 Điểm
4.Vệ sinh, trang trí lớp,trật tự: tốt
5.Tham gia xây dựng bài: tối thiểu 2/3 học sinh của 
.. /5 Điểm
lớp tham gia xây dựng bài Hs có ghi bài vào tập 100%
Điểm tổng:......../50
6.Đồng phục (Khăn quàng, phù hiệu,.......): 100%
Ghi chú: 
	GVCN không được chấm tiết học tốt của lớp mình.
	Tiết học tốt phải đạt 45 điểm trở lên
	Mục nào 0 điểm thì không đạt tiết học tốt
*Địa điểm chấm:	Các tiết đăng kí thi được chấm chọn tại lớp.
*Hình thức phát giải thưởng:Mỗi lớp đạt tiết học tốt được thưởng 3 quyển tập.
V.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua 2 năm thực hiện chuyên đề nâng cao giáo dục đạo đức và giảm tỉ lệ Hs yếu qua phong trào “tiết học tốt” đã gặt hái được những thành công nhất định. Chuyên đề đã có sức lan tỏa sâu rộng đến từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh, chuyên đề đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong toàn thể học sinh từ các em học yếu đến các em học khá, giỏi. Các em đã xây dựng kế hoạch thật chu đáo và hoàn chỉnh. Các chỉ tiêu đưa ra đa số đạt được bằng lòng quyết tâm và sự thống nhất của tập thể lớp.
 Những kết quả cụ thể đạt được:
* Có 13/13 lớp đăng ký tham gia hội thi đạt 100% chỉ tiêu đề ra.
	 * Mỗi tuần các lớp đăng kí 26 tiết (mỗi lớp 2 tiết) thì trung bình đạt 23 tiết học tốt.
	Qua kết quả trên được đánh giá chung như sau:
* Học tập văn hóa: Các lớp hoàn thành các chỉ tiêu mà lớp đã đăng ký về “tiết học tốt”
* Lao động, vệ sinh môi trường: Các em đã góp phần lớn vào việc bảo vệ, gìn giữ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, chăm sóc vườn hoa 
* Đạo đức: Việc vi phạm nội quy trường, nội quy lớp học đã được kéo giảm đáng kể - các em lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, thân ái, chia sẻ với bạn bè, người thân. Có tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng những việc làm cụ thể và đầy ý nghĩa như: cán bộ lớp theo dõi và nhắc các bạn thực hiện việc giữ vệ sinh, đồng phục. và đặt biệt có tập thể lớp còn tự trả bài cho cán bộ lớp kiểm tra và nhận xét.
VI.NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG – HẠN CHẾ:
Trong quá trình thực hiện đề tài đã có những thuận lợi, khó khăn nhất định.
* Thuận lợi: 
- Công văn số 307/KH-Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Giáo viên Chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhiệt tình trong việc xây dựng đề cương cũng như thực hiện các chỉ tiêu thi đua đã đề ra.
- Sự đồng thuận nhất trí cao của tất cả giáo viên và Hs trong nhà trường.
- Đoàn trường, Đội Thiếu niên Tiền phong đôn đốc kiểm tra thực hiện phong trào của các lớp đúng nội dung, đúng thời gian.
* Khó khăn: 
Trường thuộc khu vực nông thôn nên gia đình Hs còn gặp nhiều khó khăn phải bươn chảy trải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái thậm chí còn buộc con phải nghỉ học một vài buổi để phụ giúp gia đình làm cho tập thể lớp thi đua phải vướng vào một số tiêu chí như: khống chế số lượt vắng, đồng phục nên phải theo sát Hs để nhắc nhở, động viên Hs sinh.
VII.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được những bài học quí giá để bổ sung cho kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình như sau:
- Thực hiện đúng chỉ đạo của Ban Giám hiệu, bám sát chủ đề kế hoạch thực hiện.
- Có bước chủ động trong công việc, nắm bắt sự kiện một cách nhanh nhất để đưa vào xây dựng kế hoạch đúng thời điểm.
- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh.
- Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh khi thực hiện chuyên đề để cùng tháo gỡ những vướng mắc của học sinh.
- Bám sát giáo viên chủ nhiệm lớp vì GVCN là người có vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở động viên học sinh lớp mình tham gia và thực hiện các chỉ tiêu đề ra của lớp mình.
VIII.KẾT LUẬN:
Sáng kiến kinh nghiệm về giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức và giảm tỉ lệ HS yếu trong nhà trường THCS qua phong trào: “tiết học tốt”, mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được những đức tính tốt qua những việc làm cụ thể. Các em học được sự đồng cảm, chia sẻ với bạn bè để thực hiện tốt các tiêu chí. 
Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc tham gia phong trào “tiết học tốt” là việc làm mang ý nghĩa thiết thực sâu sắc và bổ ích cho bản thân. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống của mình, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người chung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại.
MỤC LỤC
I – Đặt vấn đề	Trang 1
II – Đánh giá thực trạng	1
III – Kế hoạch xây dựng	2
IV – Biện pháp thực hiện	3
V – Kết quả đạt được	5
	VI – Nguyên nhân thành công – hạn chế	6
VII – Bài học kinh nghiệm	7
VIII – Kết luận	8

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Bài giảng liên quan