Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 - Tiết 3 - Trường THPT Lấp Vò I

cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có thể tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như :

 + Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.

 + Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.

 + Phát huy uy lực của mọi thứvũ khí có tronng tay.

 + Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp linh hoạt.

- NTQS Việt Nam NTQS củaCTND Việt Nam, NTQS toàn dân đánh giặc.

- Trí thông minh sáng tạo, NTQS độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như:

 + Lý Thường Kiệt : Tiến công trước, phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc : “Tiên phát chế nhân”

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 9041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 - Tiết 3 - Trường THPT Lấp Vò I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I
GIÁO ÁN SỐ :3
 Tuần: 3 
 Tiết :3
 Ngày dạy:
 Dạy lớp:10
Bài1: Lịch Sử Đánh Giặc Giữ Nước Việt Nam
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1/ Mục Đích:
 - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộâc, tinh thần yêu nước ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của tổ tiên.
 - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẽ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
2/ Yêu cầu: Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng, đủ nội dung của bài tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa, phát triển truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
II/ NỘI DUNG:TRUYỀN THỐNG VẼ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC.
TIẾT 3: 
+Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện.
+Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng tài nghệ quân sự độc đáo.
III/ THỜI GIAN: 45phút
IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:
1/ Tổ chức:
 + Lên lớp lý thuyết 
 + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp.
 + Trao đổi mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.
2/ Phương pháp:
 - Người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa,thông qua tư liệu lịch sử.
 - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra.
V/ ĐỊA ĐIỂM
 + Sân trường (phòng học nếu có)
VI/ BẢO ĐẢM:
- Người dạy:
 + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài, Sách giáo khoa GDQP. 
 PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY:
A/ LÝ THUYẾT:
3/ Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện.
 Cả nước chung sức đánh giặc,thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lượccó lực lượng vật chất lớn hơn ta.
-Thời Trần 3 lần đánh giặc Mông – Nguyên, chủ yếu vì: “bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”.
- Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh bởi vì “Tướng sỉ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”.
- Chúng ta thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bởi vì “quân dân nhất trí mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc” “Bất kì đàn ông , đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người việt nam là đứng lên đánh Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”.
4/ Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng tài nghệ quân sự độc đáo.
- Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có thể tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như : 
 + Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
 + Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.
 + Phát huy uy lực của mọi thứvũ khí có tronng tay.
 + Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp linh hoạt.
- NTQS Việt Nam NTQS củaCTND Việt Nam, NTQS toàn dân đánh giặc.
- Trí thông minh sáng tạo, NTQS độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như:
 + Lý Thường Kiệt : Tiến công trước, phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc : “Tiên phát chế nhân”
 + Trần Quốc Tuấn : Biết chế ngự sức mạnh của địchvà phản công khi chúng suy yếu mệt mõi: “Dĩ đoản chế trường”
 + Lê Lợi : Đánh lâu dài tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi : “ lấy yếu chống mạnh”.
 + Quang Trung :Biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân Thanh không kịp trở tay.
 + Trong kháng chiến chống pháp chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quânlàm nồng cốt cho toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức.
Kết hợp đánh địch trên các mặt trận, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận.
 Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy tác chiến của LLVT địa phươngvà các binh đoàn chủ lực. Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi đồng bằng, đô thị.
Tạo ra hình thái chiến tranh cài răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán, đông mà hòa ít, mạnh mà hóa yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta. Buộc chúng phải thua.
Phần 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
 1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài 
+ Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện.
+ Thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng tài nghệ quân sự độc đáo.
2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu
 + Nêu vắn tắc
 + Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện.
+ Thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng tài nghệ quân sự độc đáo.
3/Nhận xét đánh giá buổi học.
 * Củng Cố: -GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài
.-Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài.
* Dặn Dò
 -Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà
 -GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.
&

File đính kèm:

  • docGDQP3.doc