Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 6 - Trường THPT Lấp Vò I

- Ngày nay xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là thế trận toàn dân giữ nước, toàn dân tham gia bảo vệ an ninh đất nước. Thế trận đó sẽ đựơc chuyển hóa, kết hợp chặt chẽ với “lực” nhằm tạo nên sức mạnh to lớn để giành thắng lợi và chủ động đối phó với mọi tình huống phức tạp có thể xãy ra.

+ Nội dung chủ yếu của thế trận thể hiện.

 - Kết hợp thế trận QPTD với bố trí chiến lược về kinh tế - xã hội.

 - Kết hợp phân vùng chiến lược về QP – AN với phân vùng kinh tế theo nguyên tắc bảo vệ đi đôi với xây dựng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 6 - Trường THPT Lấp Vò I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I
GIÁO ÁN SỐ :6
 Tuần6 
 Tiết :6
 Ngày dạy:
 Dạy lớp:12
Bài : MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1/ Mục Đích:
- Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 
2/ Yêu cầu:
 - xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc.
II/ NỘI DUNG: 
TIẾT 6: NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ MỚI.
III / THỜI GIAN: 45phút
IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP:
1/ Tổ chức:
 + Lên lớp lý thuyết 
 + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp.
 + Trao đổi manh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.
2/ Phương pháp:
 - Người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa,thông qua tư liệu lịch sử.
 - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra.
V/ ĐỊA ĐIỂM
 + Sân trường (phòng học nếu có)
VI/ BẢO ĐẢM:
- Người dạy:
 + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài.Sách giáo khoa GDQP.
PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY:
A/ LÝ THUYẾT:
I/ Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
 Nội dung bao gồm : Xây dựng tiềm lực và xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh.
Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhândân:
Tiềm lực quốc phòng, an ninh nhân dân có 4 nội dung sau đây :
 + Một là :Tiềm lực chính trị, tinh thần. 
+ Hai là : Tiềm lực kinh tế.
+ Ba là : Tiềm lực khoa học, công nghệ.
+ Bốn là : Tiềm lực quân sự an ninh.
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.
- Ngày nay xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là thế trận toàn dân giữ nước, toàn dân tham gia bảo vệ an ninh đất nước. Thế trận đó sẽ đựơc chuyển hóa, kết hợp chặt chẽ với “lực” nhằm tạo nên sức mạnh to lớn để giành thắng lợi và chủ động đối phó với mọi tình huống phức tạp có thể xãy ra.
+ Nội dung chủ yếu của thế trận thể hiện.
 - Kết hợp thế trận QPTD với bố trí chiến lược về kinh tế - xã hội.
 - Kết hợp phân vùng chiến lược về QP – AN với phân vùng kinh tế theo nguyên tắc bảo vệ đi đôi với xây dựng.
 - Xây dựng, bố trí hậu phương tạo chổ dựa cho QP – AN.
 - Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (Thành phố), tạo nền tảng của thế trận QP – AN.
 - Tổ chức xây dựng “Kế hoạch phòng thủ dân sự” : an toàn hiệu quả.
 - Triển khai các lực lượng chiến đấu, sẳn sàng chiến đấu với mọi tình huống có thể xãy ra.
 - Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế với cải tạo địa hình, xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trọng điểm.
Phần 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
 1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài 
Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng
 Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.
2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu
 + Nêu vắn tắc 
Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng
Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.
 3/Nhận xét đánh giá buổi học.
 * Củng Cố:
 - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài.
 * Dặn Dò
 - Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà
 - GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.
˜˜˜˜˜˜˜˜˜

File đính kèm:

  • docGDQP12.t6.doc