Giáo án Giáo dục thể chất

+ Các vận động viên sẽ giao cầu từ, và nhận cầu trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi được điểm hoặc đã ghi được điểm điểm chẵn trong ván đó.

+ Các vận động viên sẽ giao cầu từ, và nhận cầu trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi được điểm hoặc đã ghi được điểm điểm lẻ trong ván đó.

+ Cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu cho đếnkhi cầu không còn trong cuộc.

- Ghi điểm và giao cầu:

+ Nếu người nhận cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc và chạm mặt sân của người nhận cầu thì người giao cầu ghi một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.

+ Nếu người giao cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc và chạm mặt sân của người giao cầu thì người nhận cầu ghi được một điểm. Người giao cầu sẽ mất quyền tiếp tục giao cầu và khi đó người nhận cầu trở thành người giao cầu.

 

doc67 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục thể chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ớng phát triển môn cầu lông hiện đại. Vậy kỹ thuật cơ bản của cầu lông là gì? Đó là tập hợp của tất cả các động tác hợp lý nhằm đánh cầu sang sân đối phương đạt hiệu quả cao nhất.
Kỹ thuật môn cầu lông là tên gọi chung của phương pháp các động tác được sử dụng trong thi đấu của VĐV. Kỹ thuật cơ bản chủ yếu của môn cầu lông gồm 2 loại: thủ pháp ( tức là kỹ thuật tay ) và bộ pháp ( tức là kỹ thuật di chuyển bước chân ).
2. Phân loại kỹ thuật: 
Kỹ thuật cầu lông
kỹ
Kỹ thuật tay
 kỹk 
Kỹ thuật bước chân
KT phát cầu
KT đánh cầu
KT cầm vợt
Di động hai bên, chạy bật nhảy
Bước tiến, bước lùi
Cao sâu, bỏ nhỏ, hất cầu
Phát cầu trái tay
Phát cầu thuận tay
Cầm vợt trái tay
Cầm vợt thuận tay
3. Các yếu tố cơ bản của cầu lông: 
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, bất kể kỹ thuật đánh cầu nào cũng đều phải chú ý những yêu cầu của yếu tố cơ bản dưới đây:
Nếu như khi thực hiện một kỹ thuật nào đó không tốt, người tập có thể từng bước đối chiếu với các yếu tố này để tìm ra nguyên nhân và đề ra cách sửa chữa, cải tiến cho phù hợp.
a) Cầm vợt: Muốn học đánh cầu lông, đầu tiên cần nắm vững cách cầm vợt chính xác, bởi cầm đúng và chính xác sẽ là cơ sở giúp cho việc điều khiển vợt được linh hoạt, biến hoá đa dạng cũng như việc sử dụng các thủ pháp trong thi đấu cầu lông, cầm vợt sao cho có lợi đến việc dùng sức của cổ tay, có thể điều khiển được sức mạnh đánh cầu lớn hay nhỏ và phương hướng bay của cầu khi đánh ra.
b) Điểm đánh cầu: Đánh cầu lông nhất thiết không thể đợi cầu bay đến gần thân mình mới đánh, người tập khi đánh cầu nhất thiết phải có ý thức tốt nhất về đón cầu. Điểm đánh cầu bao gồm:
- Đánh cao: Cố gắng hết mức đánh cầu ở điểm cao nhất, khi đánh cầu ở phía trên thì tay, cánh tay phải duỗi thẳng. Nếu cầu ở trước lưới cần cố gắng đánh cầu ở mép trên lưới, đánh ghìm cầu.
- Đánh trước: Điểm đánh cầu cần phải ở phía trước thân người, không nên để điểm đánh cầu ở phía sau thân người. Điều quan trọng là trong thời điểm vung vợt nhanh nhất phải đánh trúng cầu, dùng sức đánh vào giữa cầu không sớm quá hoặc muộn quá, tức là thời gian dùng sức và điểm đánh cầu cần phải phối hợp hết sức hợp lý, chuẩn xác.
c) Điều khiển mặt vợt: Khi đánh cầu, nếu vợt không đánh thẳng vào cầu ( cầu hơi ở phía trên giữa mặt vợt ) sẽ làm ảnh hưởng và phân tán sức mạnh đánh cầu. Điều này thường xuyên xảy ra ở những người mới tập đánh cầu, khi tập luyện ở các động tác đập cầu, cắt cầu
d) Tính nhịp điệu của động tác: Đánh cầu cần phải thực hiện có sự phối hợp nhịp điệu động tác của toàn thân, đặc biệt là sự phối hợp giữa bước chân và động tác đánh cầu của tay. Sự di chuyển thăng bằng và ổn định của trọng tâm cơ thể, sự truyền lực khi đánh cầu phải thực hiện liên tục chặt chẽ, tránh những động tác thừa và những động tác căng thẳng cứng nhắc, những động tác hoa là không hiệu quả.
e) Tính thống nhất của động tác: Để tăng hiệu quả của kỹ thuật, chiến thuật đánh cầu tất cả các động tác đưa vợt, vung vợt của giai đoạn đánh cầu cao, sâu, bỏ nhỏ, đập mạnh cầu đều cần phải có hình thức thống nhất để làm cho đối phương khó có thể nhanh chóng phân biệt đâu là cầu cao sâu, bỏ nhỏ hay đập cầu, đồng thời cũng đạt được hiệu quả như là một động tác giả.
4. Một số kỹ thuật cơ bản:
a) Vị trí đứng, tư thế chuẩn bị:
Khi quả cầu bắt đầu được phát sang sân, người đỡ cầu trong động tác chuẩn bị cần phải chọn một vị trí thích hợp để có thể bao quát được toàn sân của bên mình, kịp thời di chuyển đến vị trí đánh cầu. Tư thế chuẩn bị để đánh cầu cần có sự linh hoạt có lợi cho việc nhanh chóng di chuyển. Đó là hai chân rộng bằng vai, hơi so le trước với nhau, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào hai mũi bàn chân sao cho có thể lần lượt di chuyển giữa hai chân ( có nghĩa là trọng tâm không nên rơi cố định vào một chân nào ) để nhanh chóng di chuyển. Tay cầm vợt nên để trước ngực, khuỷu tay gập một góc trên, dưới 90 để có thể nhanh chóng làm động tác chuẩn bị đánh cầu cao, cầu thấp, cầu bên thuận hay cầu bên trái tay Cần chú ý tay cầm vợt không thả lỏng tự nhiên trong khi chờ đánh cầu.
b) Cách cầm vợt: Mỗi động tác kỹ thuật cầu lông đều có một cách cầm vợt và tư thế ngón tay riêng của nó. Đánh cầu từ các góc độ khác nhau hoặc đánh cầu ra có đường bay khác nhau cũng có cách cầm vợt khác nhau tương ứng với góc độ và đường đi. Người tập khác nhau và cùng hoàn thành một động tác kỹ thuật nhưng cũng có thể sử dụng cách cầm vợt khác nhau và có tư thế ngón tay phối hợp tương ứng với cách cầm vợt đó. Vì vậy, có thể nói cách cầm vợt và tư thế ngón tay phối hợp trong kỹ thuật cầu lông rất đa dạng muôn hình muôn vẻ. Song nói chung có thể phân thành 2 loại chính sau:
- Cách cầm vợt thuận tay: Đó là cách cầm vợt mà khe giữa của ngón tay cái và ngón tay trỏ đối diện với cạnh nhỏ của mặt hẹp chuôi vợt, ngón cái và ngón tay trỏ áp vào hai mặt rộng của chuôi vợt. Ngón tay trỏ và ngón tay giữa hơi tách ra, ngón tay giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm lấy chuôi vợt, lòng bàn tay không nên áp sát cán vợt, đầu mút của chuôi vợt ngang bằng với mắt cá nhỏ ở cổ tay, mặt vợt cơ bản vuông góc với mặt đất. 
- Cầm vợt trái tay: Trên cơ sở cách cầm vợt thuận tay ngón trái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài , điểm tựa các ngón cái ở trên mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gờ nhỏ của cạnh trong. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm chặt lấy chuôi vợt. Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngữa ra sau.
c) Kỹ thuật phát cầu:
Phát cầu là kỹ thuật được bắt đầu từ lúc người tập đang ở trạng thái tĩnh tại khu vực phát cầu, dùng vợt đánh vào cầu làm cho cầu bay đi trên không rơi vào khu vực đỡ phát cầu của người đối diện.
Phát cầu được coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng của phát cầu tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay bị động, dẫn tới được điểm hay mất quyền phát cầu.
Phát cầu được chia làm 2 loại: phát cầu thuận và trái tay.
- Phát cầu thuận tay ( tay phải ): Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu khoảng 1m, thân người ở tư thế vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau, mũi bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng vai. Trọng tâm thân thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khuỷu tay hơi co, tay trái, ngón cái, ngón trỏ, giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái. Tuỳ theo ý đồ chiến thuật, người tập có thể sử dụng phát cầu thuận tay cao sâu, cao nhanh và sát gần lưới.
- Phát cầu trái tay ( tay phải ): Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 – 50cm và gần với đường trung tâm. Cũng có khi ở sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân đứng trước sau. Thân người hơi lao về trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co ở khuỷu tay,sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 – 3 chiếc lông cánh cầu, núm cầu chút xuống.Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt.
Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần.
Khi thực hiện phát cầu nhanh ngang bằng trái tay thì sự phát lực cần phải đột ngột, mặt vợt phải có động tác ép ngược.
d) Kỹ thuật đánh cầu:
- Đánh cầu cao sâu thuận tay:
+ Cầu cao: là để chỉ các quả cầu bay trên cao được đánh từ sân sau của mình đến gần đường biên ngang ở cuối sân của đối phương. Cầu cao được phân làm 3 loại kỹ thuật tay là thuận tay, trái tay và đỉnh đầu.
* Giai đoạn chuẩn bị: Trước hết phải phán đoán chuẩn xác phương hướng và điểm rơi của cầu đến và nghiêng người ( lùi nghiêng ), làm sao cho cầu rơi xuống ở vị trí phía trên lệch ra trước vai phải của mình. Vai trái đối diện với lưới, chân trái ở trước, chân phải ở sau, trọng tâm rơi vào chân phải. Tay trái co khuỷu giơ lên tự nhiên, tay phải cầm vợt cánh tay co khuỷu tự nhiên và đưa vợt lên cao trên vai phải, hai mắt chú ý nhìn cầu đến. 
* Giai đoạn đánh cầu: Khi đánh cầu, bắt đầu từ động tác chuẩn bị,cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khuỷu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên ( lòng bàn tay hướng lên trên ). Sau đó phối hợp dùng sức nhịp nhàng của chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẫy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng. 
* Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân trái lùi ra sau, chân phải bước ra trước trọng tâm chuyển từ chân sau ra chân trước.
Đánh cầu cao sâu thuận tay còn có thể đựơc áp dụng khi thực hiện với động tác bật nhảy để đánh cầu. Dựa vào yêu cầu trên, làm tốt động tác chuẩn bị sau đó chân phải bật nhảy lên cao, nhanh chóng quay người trên không đồng thời hoàn thành động tác vung vợt đánh cầu. Động tác đánh cầu được hoàn thành trong thời điểm ngắn ngủi đúng lúc cầu đang ở độ cao nhất trên không bắt đầu rơi xuống. 
- Đánh cầu cao sâu trái tay:
* Giai đoạn chuẩn bị: Khi đối phương đánh cầu sang sân cần phải phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi của cầu đến, nhanh chóng quay người, di chuyển bước chân về phía sau bên trái. Bước cuối cùng dùng chân phải bước chéo chân đến vạch cuối sân ở phía biên dọc bên trái, lưng đối diện với lưới. Trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, sao cho cầu rơi ở phía trên bên phải cơ thể.
* Giai đoạn đánh cầu: Trước khi dánh vào cầu, nhanh chóng chuyển đổi thành cách cầm vợt trái tay, giữ vợt ở trước ngực phải, mặt vợt hướng lên trên khi tiếp xúc đánh cầu đi. Chú ý khi dùng sức cuối cùng cần chú ý sự phối hợp giữa lực ép vào cạnh của ngón tay cái với động tác dùng lực vẫy cổ tay. Động tác dùng sức cuối cùng phải có sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân với động tác đạp đất của 2 chân và động tác quay người.
- Đánh cầu trên đỉnh đầu: Cơ bản giống như kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay. Chỉ có điểm khác là điểm đánh cầu vào cầu ở trên không hơi lệch về phía bên vai trái. Khi chuẩn bị đánh vào cầu thân người hơi ngã sang trái. Khi đánh cầu, cánh tay kéo theo cẳng tay làm cho vợt vòng qua đỉnh đầu. Tăng tốc độ vung vợt từ phía trái ra trước, chú ý phát huy lực bột phát đánh cầu của cổ tay.
- Vụt cầu: Là kỹ thuật đánh cầu ép mạnh làm cho cầu đi theo đường thẳng từ điểm cao nhất đi chếch xuống sân đối phương. Động tác kỹ thuật này tạo ra sức mạnh đánh cầu lớn, tốc độ đánh cầu nhanh, có sức uy hiếp đối phương lớn. Vì vậy, nó là kỹ thuật chủ yếu trong tấn công.
- Kỹ thuật di chuyển bước chân: 
+ Kỹ thuật di chuyển bước lên lưới:
! Di chuyển lên lưới bên phải: 
Nếu vị trí đúng của người tập hơi lệch lên trên, có thể dùng hai bước chéo chân để di chuyển lên lưới.
 Di chuyển 2 bước chéo lên lưới Di chuyển 3 bước chéo lên lưới
Nếu vị trí đứng hơi lùi cuối sân thì dùng phương pháp di chuyển ba bước chéo chân và bước vượt, tức là chân phải bước lên phía trước sang phải một bước, tiếp đó chân trái bước tiếp chéo chân lướt qua chân phải. Sau đó chân phải thực hiện bước vượt theo hướng đó một bước dài đến vị trí gần lưới. Để tăng tốc độ di chuyển lên lưới, có thể sử dụng bước đệm di chuyển lên sát lưới.
! Di chuyển lên lưới phía bên trái: 
Về cơ bản giống kỹ thuật lên lưới bên phải. Chỉ khác là phương hướng di chuyển ngược về bên trái.
+ Kỹ thuật di chuyển lùi sau:
! Di chuyển lùi sau sang bên phải sân ( thuận tay ):
 Phương pháp di chuyển bước chân lùi sau nói chung đều ở tư thế nghiêng người di chuyển đến vị trí vung vợt đánh cầu. Nếu đứng chân phải hơi ra trước, thì trước hết hoàn thành động tác đạp sau của chân phải, tiếp đó xoay khớp hông sang phải ra sau để thành tưthế đứng nghiêng người với lưới, sau đó sử dụng bước đôi 3 bước lùi hoặc bước chéo lùi ra sau.
! Di chuyển lùi sau sang bên trái sân ( thuận tay ):
 Cơ bản giống với cách di chuyển bước chân lùi sau bên phải thuận tay. Chỉ khác nhau về phương hướng di chuyển.
! Di chuyển lùi ra sau bên trái ( trái tay ): 
Khi đánh cầu trái tay, trước hết cần phải làm cho cơ thể xoay ra phía sau bên trái, lưng hướng vào lưới. Khi ở cuối sân bên trái, bất cứ lùi ra sau 2 bước hay 3 bước hoặc lùi bước chéo đều cần phải chú ý tới điểm này.
+ Kỹ thuật di chuyển bước chân sang 2 bên:
! Di chuyển sang bên phải: 
Người thực hiện 2 chân đứng tách nhau, gót chân phải hơi kiễng, thân người hơi nghiêng sang trái, cạnh trong bàn chân trái dùng sức đạp đất, chân phải đồng thời bước vượt 1 bước dài sang phải đến vị trí thích hợp để đánh cầu. Nếu khoảng cách hơi xa với điểm cầu đến thì chân trái lúc đầu có thể bước một bước đệm nhỏ sang phải, tiếp đó mới đạp đất, chân phải đồng thời bước vượt một bước dài đếnvị trí đánh cầu.
! Di chuyển sang trái: 
Người thực hiện đứng hai chân tách rộng, thân người hơi nghiêng sang phải, dùng sức của chân phải đạp đất chân trái đồng thời bước vượt sang trái một bước rộng đến vị trí thích hợp đánh cầu. Nếu khoảng cách tương đối xa với điểm cầuđến thì chân trái trước hết nên di chuyển 1 bước nhỏ sang bên trái, sau đó xoay người sang bên trái: Chân phải ( bước chéo trước ) sang trái 1 bước vượt dài, lưng hướng về phía trước khi đến vị trí đánh cầu như đánh cầu trái tay.
e) Chiến thuật cầu lông:
- Ý nghĩa: Chiến thuật môn cầu lông là cơ mưu ( ý thức ) và hành động của Vận động viên cầu lông, được sử dụng để thể hiện trình độ thi đấu cao nhất nhằm giành chiến thắng.
- Một số chiến thuật thường gặp:
+ Chiến thuật phát cầu cướp tấn công
+ Chiến thuật tấn công cuối sân
+ Chiến thuật buộc đối phương đánh cầu trái tay
+ Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích
+ Chiến thuật phòng thủ trước, tấn công sau.
II. MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN
1. Kích thước sân bãi: Sân đánh đôi và sân đánh đơn ( sân tổng hợp )
Sân cầu lông là một hình chữ nhật có chiều dài 13.4m, chiều rộng là 5.18m ( đối với sân đánh đơn ) hoặc 6.1m đối với sân đánh đôi. Phía ngoài đường biên dọc của sân đánh đơn là đường biên dọc của sân đánh đôi, hai đường biên sân đánh đơn và đôi cách nhau 0.46m. Cách đường dưới lưới về hai bên sân là 1.98m có hai đường song song với đường dưới lưới gọi là đường phát cầu gần. Cách đường biên ngang cuối sân vào phía trong sân mỗi bên là 0.76m có một đường song song với đường biên ngang gọi là đường giới hạn phát cầu xa. Điểm giữa của đường giới hạn phát cầu gần và đường biên ngang được nối với nhau một đường gọi là đường trung tâm, đường này chia mỗi bên sân thành hai khu: khu phát cầu trái và khu phát cầu phải. Các đường kẻ trên sân đều có chiều rộng là 4cm. Độ cao của lưới ở giữa là 1.524m, độ cao của lưới ở hai đường biên dọc sân đánh đôi là 1.55m.
 Đường giới hạn phát cầu xa Đường biên dọc đánh đơn
13.4m
0.46m
Khu phát cầu trái
Khu phát cầu phải
 Đường giới hạn phát 
 cầu gần 
Lưới
6.1m
 Đường trung tâm Đường trung tâm 
Khu phát cầu phải
Khu phát cầu trái
3.05m
 Đường giới hạn phát 
 cầu gần 
 6.7m
 0.76 m 1.98m
 Đường biên dọc đánh đôi.
 Quy cách sân cầu lông
2. Hệ thống tính điểm: ( 3 hiệp x 21 điểm )
- Một trận đấu sẽ thi đđấu theo thể thức “ 3 ván thắng 2 “, ngoại trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Bêên nào ghi 21 đđiểm trước sẽ thắng ván ngoại trừ :
+ Nếu tỉ số là 20 đđều, bên nào ghi hai điểm liên tiếp thì thắng ván đó.
+ Nếu tỉ số là 29 đđều, bên nào ghi đđến đđiểm 30 sẽ thắng ván đo.ù
- Bêên thắng một qủa cầu sẽ thắng một đđiểm và ghi vào đđiểm số của mình.
- Bêên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp 
3. Đổi sân:
- Ở cuối ván đầu tiên
- Trước khi bắt đđầu ván thứ 3 ( nếu có ). 
- Trong ván thứ 3, hoặc trong trận chỉ có một ván, khi một bên ghi được một điểm.
- Nếu vậnđộng viên quên đổi sân, thì họ sẽ đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số hiện có được giữ nguyên.
4. Thi đấu đơn: 
- Ô giao cầu và ô nhận cầu:
+ Các vận động viên sẽ giao cầu từ, và nhận cầu trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi được điểm hoặc đã ghi được điểm điểm chẵn trong ván đó.
+ Các vận động viên sẽ giao cầu từ, và nhận cầu trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi được điểm hoặc đã ghi được điểm điểm lẻ trong ván đó.
+ Cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu cho đếnkhi cầu không còn trong cuộc.
- Ghi điểm và giao cầu:
+ Nếu người nhận cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc và chạm mặt sân của người nhận cầu thì người giao cầu ghi một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.
+ Nếu người giao cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc và chạm mặt sân của người giao cầu thì người nhận cầu ghi được một điểm. Người giao cầu sẽ mất quyền tiếp tục giao cầu và khi đó người nhận cầu trở thành người giao cầu.
5. Thi đấu đôi:
- Ô giao cầu và ô nhận cầu:
+ Một vận động viên của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên ph

File đính kèm:

  • docTDTT.doc
Bài giảng liên quan