Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nêu những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

- GV gọi học sinh đọc mục 2.

- GV trình bày, ghi bảng.

 

 

 

- GV hỏi: Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?

- HS trả lời: Vì là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam.

- GV hỏi: dựa vào nội dung vừa đọc ở trên, hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.

- HS trình bày theo SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 8229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 13/1/2013
Ngày giảng: 6A: 16/1/2013; 6B: 1/2013
Tiết 20. Bài 18.
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHèNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN.
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (thời gian, những trận đánh chính, kết quả)
- TÝch hîp m«i tr­êng gi¸o dôc ý thøc b¶o vÖ c¸c di tÝch lÞch sö liªn quan ®Õn cuéc khëi nghÜa Hai Bµ Tr­ng.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
- Bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử.
3. Thái độ.
- Tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
- Mãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Tranh đền thờ Hai Bà.
2. Học sinh.
III. Phương pháp: §éng n·o, tr×nh bµy, quan s¸t 
IV. Tổ chức giê học.
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Khëi ®éng (1’)Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành thắng lợi, nhân dân vừa bắt tay vào xây dựng đất nước vừa chuẩn bị đương đầu với quân Hán lần hai.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung.
HĐ1: HDTH đất nước sau khi giành lại được độc lập.(15’)
Môc tiªu: Häc sinh nhận biÕt ghi nhớ những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi.
- GV trình bày, ghi bảng.
- GV hỏi: Nhân dân suy tôn Bà Trưng lên làm vua có ý nghĩa, tác dụng gì?
- HS trả lời: Để tổ chức lại bộ máy điều khiển đất nước.
- GV giải thích: Việc làm đầy ý nghĩa của Hai Bà Trưng là để khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân, tạo được lòng tin trong nhân dân với bộ máy nhà nước mới.
+ Vua Hán nổi giận hạ lệnh chuẩn bị đàn áp.
- GV hỏi: Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc chuẩn bị đàn áp?
- HS trả lời: Vì nhà hán phải lo đối phó với cuộc đấu tranh nhân dân và mưu đồ mở rộng lãnh thổ ra phía Tây, Bắc.
HĐ2: HDTH cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (23’)
Môc tiªu: Trình bày trên lược đồ nêu những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- GV gọi học sinh đọc mục 2.
- GV trình bày, ghi bảng.
- GV hỏi: Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
- HS trả lời: Vì là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam.
- GV hỏi: dựa vào nội dung vừa đọc ở trên, hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- HS trình bày theo SGK.
- GV sử dụng lược đồ hình 44 trình bày, khắc sâu.
- GV đọc câu thơ: 
"cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
 Chị em thất thế phải liều với sông".
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 45 và xem tranh đền thờ Hai Bà
- GV hỏi: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà nói lên điều gì?
- HS trả lời: Thể hiện nhân dân ghi nhớ công ơn Hai Bà.
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho người có công.
- Lập lại chính quyền.
- Lạc tướng được quyền cai quản các huyện.
- Xóa thuế 2 năm cho dân, xóa bỏ luật pháp lao dịch cũ.
2. Cuộc kháng chiến chống quan xâm lược Hán (42 - 43) diễn ra như thế nào?
*) Diễn biến.
- 4/42 Mã Viện tấn công Hợp Phố.
- Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả.
- Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện dẫn quân thành hai đạo thủy, bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt.
- Thế giặc mạnh ta phải lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh.
- Mã Viện truy đuổi, ta lùi về Cấm Khê, nghĩa quân kiên quyết chống trả.
*) Kết quả.
- 3/ 43 Hai Bà Trưng đã hi sinh ở Cấm Khê.
- Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến 11/ 43.
4. Củng cố.(4’)
- Bài tập: Khởi nghĩa hai Bà Trưng bùng nổ và kết thúc năm bao nhiêu?
A: Năm 39 - 42.
B: Năm 40 - 43.
C: Năm 40 - 42.	
- GV củng cố nội dung tiết học.
5. Hướng dẫn học bài.(1’)
- Học bài: biết được việc làm của hai Bà Trưng sau chiến thắng quân Hán lần 1, diễn biến, kết quả kháng chiến chống quân Hán lần 2.
- Chuẩn bị: Đọc bài 19 và cho biết: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?

File đính kèm:

  • doctiết 21 bài 18Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược hán..doc
Bài giảng liên quan