Giáo án mầm non lớp 5

1. Mục đích

- Phát triển thể lực cho trẻ, trẻ biết đi không cúi đầu mắt nhìn thẳng, đi không rơi vật trên tay.

- Biết phối hợp nhip nhàng các giác quan.

- Hứng thú tham gia vào trò chơi.

2. Chuẩn bị

- Cành lá đủ với số trẻ

- Túi cát, cành cây có buộc con bướm

 

doc9 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án mầm non lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011
I. HOAT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Vận động – Bài tập phát triển chung “Tập với cành lá”
 - Vận động cơ bản “ Đi mang vật trên tay”
 - Trò chơi vận động “bắt bướm”
1. Mục đích
- Phát triển thể lực cho trẻ, trẻ biết đi không cúi đầu mắt nhìn thẳng, đi không rơi vật trên tay.
- Biết phối hợp nhip nhàng các giác quan.
- Hứng thú tham gia vào trò chơi.
2. Chuẩn bị
- Cành lá đủ với số trẻ
- Túi cát, cành cây có buộc con bướm
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cho trẻ nghe nhạc và khởi động các khớp chân khớp tay
* Hoạt động 2: Trọng động
+ Bài tập phát triển chung “tập với cành lá”.
- Cô cho trẻ tập theo cô các động tác
+ Vận động cơ bản “đi mang vật trên tay”
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần
- Cô mời cá nhân trẻ lên thực hiện
- Cô mời trẻ lần lượt thực hiện
- Cho trẻ thi đua giữa các tổ, nhóm
- Cô sửa sai cho trẻ và củng cố bài
+ Trò chơi vận động “bắt bướm”
- Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi 2 đến 3 lần.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi quanh lớp 1 phút.
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi quanh lớp
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Trò chơi vận động: Lá rụng
- Góc chơi với búp bê: Cho búp bê ăn, ru em ngủ
- Góc hoạt động vơi đồ vật: xếp vườn rau
- Góc bác sỹ: Khám bệnh
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Củng cố hoạt động sang
- Nghe các bài hát về quả
- Chơi theo ý thích
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
- Những nội dung chưa thực hiện được
- Những nội dung cần thay đổi
.
- Những trẻ cần quan tâm
.
Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011
I. HOAT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Nhận biết quả quýt
1. Mục đích: Trẻ biết tên và một số đặc điểm của quả quýt
- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ
2. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một quả quýt
- Đàn nhạc
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô tặng trẻ hộp quà và cho trẻ đoán xem trong hộp quà có gì?
- 
Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2011
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Phát triển tình cảm xã hội
Tên hoạt động : Âm nhạc – nghe hát hoa trường em
 - Trò chơi âm nhạc nghe tên âm thanh đoán tên dụng cụ
1. Mục đích
- Phát triển tai nghe nhạc của trẻ
- Trẻ biết tên bài hát, hát theo cô cả bài
- Trẻ đoán được tên các dụng cụ âm nhạc
2. Chuẩn bị
- Đàn, đĩa CD, dụng cụ âm nhạc
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Nghe hát “Hoa trường em”
- Các con cùng lắng nghe xem đây là giai điệu bài hát gì nhé!
- Cô bật đàn cho trẻ nghe giai điệu âm thanh bài hát, bạn nào giỏi cho cô biết đây là giai điệu bài hát gì?
- Đó là bài hát “Hoa trường em” do nhạc sỹ Dương Hưng Bang sáng tác đấy.
- Bây giờ chúng mình cùng nghe cô hát bái hát này nhé!
+ Cô hát lần 1: Trẻ ngồi cạnh cô
- Các con vừa nghe cô hát bài hát “Hoa trường em” đấy! Trong trường không những có những bông hoa đẹp rực rỡ mà còn có những bông hoa bé ngoan biết vâng lời mẹ, vâng lời cô nữa đúng khôn nào?
+ Cô hát lần 2: Kết hợp động tác minh họa
- Các con vừa nghe cô hát bài gì?
- Các con nghe cô hát lần nữa nhé
+ Cô hát lần 3: 
- Các con vừa nghe cô hát rùi đấy! Bài hát này còn được bạn Xuân Mai thể hiện rất thành công trong hội thi tiếng hát mầm non nữa đấy! Các con cùng nghe chị Xuân Mai hát nhé!
- Cô mở đĩa CD cho trẻ nghe nhạc
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “nghe âm thanh đoán tên dụng cụ
- Cô còn có một trò chơi rất thú vị dành tặng chúng mình đấy! Chúng mình thích không?
- Cô cho trẻ làm quen với các dụng cụ âm nhạc, sau đó nói cách chơi và luật chơi cho trẻ
- Cô cho trẻ lên chơi theo nhóm, cá nhân.
* Nhận xét tuyên dương: Cô thấy bạn nào cũng giỏi, cô khen cả lớp
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát
- Ngồi cạnh cô và lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ nghe đĩa CD
- Trẻ nghe cô nói
- Trẻ nói tên dụng cụ âm nhạc
- Trẻ lên chơi theo nhóm, cá nhân
- Trẻ vỗ tay
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Nấu ăn từ các loại rau
* Góc xây dựng: Xếp hình theo ý thích
* Góc tạo hình: Dán quả
* Góc sách: Xem tranh chủ đề các loại quả
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Củng cố hoạt động có chủ đích
- Dạy trẻ cách xếp ghế ngồi ngay ngắn
- Đọc thơ: Quả thị
- Chơi theo ý thích
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Thứ 5 ngày 22 tháng 12 năm 2011
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Đọc thơ quả thị
1. Mục đích
- Trẻ nhớ tên bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ
- Luyện âm và rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm của trẻ
- Giáo dục trẻ không hái lá bẻ cành và chăm sóc cho cây
2. Chuẩn bị
- Tranh thơ
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về các loại quả
- Trong vườn nhà con có quả gì?
- Cô cho trẻ kể tên các loại quả mà trẻ biết
- Ngoài những quả đó cô còn biết một loại quả nữa đấy, đó là quả thị
- Chúng mình cùng đoán xem quả thị này như thế nào nhé?
* Hoat đông 2: Đọc thơ
- Cô đọc mẫu lần 1
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ quả thị đấy! Chúng mình cùng nghe cô đọc lần nữa nhé
- Cô đọc lần 2 qua tranh mình họa
- Chúng mình thấy quả thị như thế nào? Khi chin quả thị có màu gì? Quả thị được ví như cái gì?
- Chúng mình đọc thơ cùng cô nào
- Cô cho cả lớp đoc 2 lần
- Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cả lớp đọc lại 2 lần
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô cho trẻ chơi trò chơi hái quả 1-2 lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc thơ
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ
- Trẻ chơi trò chơi hái quả
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Bán hành các loại quả
* Góc xây dựng: Xếp hàng rào
* Góc tạo hình: Nặn quả tròn
* Góc sách: Xem tranh ảnh, dán tranh về chủ đề
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Thứ 6 ngày 23 tháng 12 năm 2011
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên hoạt động: Nặn quả tròn
1. Mục đích: 
- Rèn luyện kỹ năng nặn xoay tròn cho trẻ
- Phát triển cơ ngón tay cho trẻ
- Giúp trẻ quen hơn với hoạt động nặn, trẻ biết véo đất biết xoay tròn để nặn quả
2. Chuẩn bị
- Đất nặn màu xanh đỏ vàng đủ số lượng cho cô và trẻ
- Bảng con khăn lau và mô hình nhà búp bê
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Hôm nay bạn búp bê mời chúng mình đến dự sinh nhật bạn ấy đấy!
- Chúng mình cùng nhìn xem trong bữa tiệc sinh nhật bạn búp bê có gì nào?
- Có những quả gì? Quả có màu gì?
- Qủa có hình gì?
- Cô muốn chúng mình nặn thật nhiều quả tròn để tặng bạn búp bê
* Hoạt động 2: Cô làm mẫu
- Cô làm mẫu và phân tích động tác
- Cô bóp đất nặn cho thật mềm, cô đặt viên đá đất nặn lên bảng rồi cô úp long bàn tay phải của cô xuống và xoay tròn viên đất nặn vậy là cô đã nặn được một quả tròn rồi đấy.
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích mẫu như lần 1
- Chúng mình cùng nặn thật nhiều quả để tặng bạn búp bê nhé!
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát bảng con và đất nặn cho trẻ thưc hiện
- Khi trẻ nặn, cô hỏi trẻ: Con đang làm gì đấy? Con nặn quả màu gì? Quả gì?
- Trẻ không biết làm cô hướng dẫn và làm cùng trẻ
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm trẻ làm ra
- Tuyên dương những trẻ làm tốt và khuyến khích những trẻ sau làm tốt hơn
- Cho trẻ đem quả lên tặng sinh nhật búp bê, hát chúc mừng sinh nhật
 - Trẻ nghe cô nói
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
- Hát chúc mừng sinh nhật
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc gia đình: Chơi bán hàng các loại quả
* Góc tạo hình: Tô màu cho quả
* Góc xâu vòng: Xâu vòng hoa lá
* Góc sách: Xem tranh các loại truyện
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Củng cố hoạt động có chủ đích buổi sáng
- Hát các bài hát về trường mầm non\
- Nêu gương cuối tuần
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY

File đính kèm:

  • docky-hihi(1).doc