Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết học 14, 15: Đọc văn: Uy - Lít - xơ trở về

A. Tìm hiểu chung

I. Tác giả:

- Hô - me - rơ là một nhà thơ mù người Hi Lạp, sống vào khoảng thế kỉ IX - VIII trước Công nguyên.

- Ông con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê - lét.

- Hô - me - rơ được coi là tác giả của hai thiên sử thi I - li - át và Ô - đi - xê.

II. Sử thi ô- đi –xê

- Tác phẩm gồm: 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.

- Kể lại cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lit-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa.

III. Đoạn trích

- Trích khúc ca XXIII

 

doc5 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết học 14, 15: Đọc văn: Uy - Lít - xơ trở về, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 6
Tiết 14-15
Ngày soạn:10/09/09
Ngày dạy:17/09/09
Đọc văn: UY - LÍT - XƠ TRỞ VỀ
(Trích sử thi Ô - đi - xê - sử thi Hi Lạp)
-Hô- me –rơ-
Mục tiêu bài học: 
Giúp HS:
Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách,
Kỹ năng: Biết phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt để thấy thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ,
Thái độ: Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
Chuẩn bị
Học sinh: đọc văn bản và soạn bài theo sách giáo khoa.
Giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, thiết kế bài giảng,..
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp, kiểm diện học sinh.
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK? Trình bày nội dung phần tiểu dẫn?
Tìm hiểu về Hômerơ.
Trình bày tóm tắt cốt truyện.
Em hãy nêu vị trí đoạn trích?
GV: Cho học sinh phân vai đọc văn bản? 
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản: khi đọc chú ý diễn tả tâm trạng của nhân vật.
GV: Yêu cầu học sinh tìm bố cục đoạn trích.
GV : Yêu cầu học sinh phân tích tâm trạng của pê-nê-lốp dưới sự tác động của người nhũ mẫu.
GV :Khi ñoái dieän vôùi Uy-lit -xơ, Pê –nê –lốp coù tâm trạng như thế nào?
GV :Giữa lúc ấy, Tê-lê --mac có thái độ như thế nào? Pê –nê –lốp có thái độ như thế nào?
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật Pê- nê-lốp.
GV: Ai là người đưa ra thử thách? Ai là người chấp nhận thử thách? Thái độ của từng người?
Sự thử thách bắt đầu từ chi tiết nào? Em có suy nghĩ về câu nói này?
Pê–nê–lốp đã làm gì? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
Thái độ của Uy-lit –xơ?
Sau lời chân tình của Uy-lit-xơ, Pê-nê-lốp đã thể hiện như thế nào?
Em có suy nghĩ gì về cuộc thử thách này?
Tìm hiểu chung
Tác giả: 
Hô - me - rơ là một nhà thơ mù người Hi Lạp, sống vào khoảng thế kỉ IX - VIII trước Công nguyên.
Ông con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê - lét.
Hô - me - rơ được coi là tác giả của hai thiên sử thi I - li - át và Ô - đi - xê.
 Sử thi ô- đi –xê
Tác phẩm gồm: 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.
Kể lại cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lit-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa.
Đoạn trích
Trích khúc ca XXIII
Đọc - hiểu văn bản
Đọc
Bố cục: 3 phần
Từ đầu đến“con cũng không phải là người kém dạ” : Tác động của nhũ mẫu và Tê - lê - mác với nàng Pê-nê-lôp để nhận Uy-lit-xơ .
Còn lại: Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ để gia đình đoàn tụ.
Tìm hiểu văn bản
Tâm trạng của Pê-nê-lốp trước sự kiện “uy-lit-xơ trở về”
Trước khi uy-lit- xơ trở về: 
Taám thaûm ngaøy deäõt ñeâm thaùo laøm keá hoaõn söï thuùc baùch cuûa 108 vị caàu hoân.
Cha meï ñeû giuïc naøng taùi giaù
->thông minh, chung thủy chờ chồng suốt 20 năm trời.
Khi Uy-lit- xơ trở về
Nghe tin baùo Uy-lit-xơ trôû veà: 
Nghe nhũ mẫu thông báo, Pê - nê -lốp không tin, bởi hai lẽ:
 Một mình Uy - lít - xơ không thể giết chết bọn cầu hôn.
 Uy - lít - xơ đi biền biệt hai mươi năm, hết hi vọng trở về.
-> Pê-nê-lôp là người tỉnh táo, khôn ngoan.
Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng vết sẹo ở chân và đem cuộc đời ra để đánh cuộc để thuyết phục ->Pê –nê –lốp phân vân cao độ, nàng trấn an nhũ mẫu cũng là tự trấn anh mình
Khi đối diện với Uy-lit -xơ
“Nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng”->chính sự thận trọng, lòng nghi ngại đã không cho nàng nhận ra người chồng.
Tê-lê-mac trách mẹ gay gắt:
Mẹ thật tàn nhẫn 
Lòng mẹ độc ác, sắt đá
Pê –nê –lốp phân vân và xúc động cao độ, nàng nói với con trai về tâm trạng của mình và khẳng định: “lòng mẹ kinh ngạc..Nếu đây đúng là Uy-lit –xơcha mẹ cũng nhận ra nhau”-> nàng nói với con trai nhưng cũng là nói với Uy-lit -xơ -> cách nói thật tế nhị, khéo léo.
Pê –nê –lốp là người có trí tuệ thông minh, tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm của mình. Nhưng tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng , trí tuệ mà giàu tình cảm.
Là người phụ nữ tiêu biểu đẹp nhất cho phụ nữ Hi Lạp thời đại Hô-me thận trọng, thủy chung, kiên định, thông minh.
Thử thách và sum họp
Thử thách
Dấu hiệu sự thử thách được Pê–nê–lốp đưa ra trong khi nói chuyện với con trai-> tế nhị khéo léo
Sau 20 năm trở về: Uy-lit –xơ kìm nén mọi xúc động của tình vợ chồng, cha con, giả làm người hành khất, tiêu diệt 108 kẻ cầu hôn, và bọn đầy tớ phản bội.
Khi nghe Pê–nê–lốp nói với con trai, Uy-lit –xơ chỉ mỉm cười -> đồng tình, chấp nhận thử thách->bình tĩnh, nhẫn nại, tự tin và khôn khéo.
Uy-lit –xơ trách Pê–nê–lốp: “trái tim sắt đá” và nhờ nhũ mẫu khiêng giường để ngủ-> vừa trách móc vợ, vừa thanh minh về sự chung thủy của mình.
Pê –nê –lốp sai nhũ mẫu cho người khiên chiếc giường cưới của hai người ra khỏi phòng-> sự thử thách.
Uy-lit –xơ giật mình, chột dạ và giải mã dấu hiệu riêng mà Pê –nê –lốp đặt ra
Sum họp
Pê –nê –lốp “bủn rủn cả chân tay”, “bèn chạy lại nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng” và giải thích lí do vì sao bấy lâu nay nàng khép cánh của lòng trước bất cứ ai-> cảm động, hạnh phúc tột cùng.
Uy-lit –xơ:
Vô cùng xúc động, vui mừng
Càng thêm muốn khóc
Ngưêi «m lÊy ngêi vî th©n yªu...khãc dÇm dÒ.
aTrong cuộc đấu trí giữa Uy - lít -xơ và Pê -nê -lốp không ai là người chiến bại. Pê - nê - lốp dùng sự khôn khéo, thông minh để xác minh sự thật. Uy - lít -xơ cũng bằng trí tuệ nhạy bén, hiểu và đáp ứng điều thử thách Đây là sự gặp gỡ của hai trí tuệ, hai tâm hồn
III- Tổng kết:
Nội dung: Đề cao và khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ và con người Hi Lạp, đồng thời làm rõ giá trị của hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạpchuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ .
Nghệ thuật:
Cách kể chậm rãi, tỷ mỉ( lối trì hoãn sử thi)-> lôi cuốn, hấp dẫn.
Ngôn ngữ trang trọng, nhiều định ngữ.
So sánh mở rộng, sử dụng đối thoại để khắc họa nội tâm nhân vật.
Củng cố: Cho học sinh đọc lại ghi nhớ sgk
Dặn dò:
- Học bài cũ: Uy-lit- xơ trở về
- Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 1.
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTuần 6.doc