Giáo án môn Toán - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

A. Mục tiêu:

- HS hiểu và nắm được các HĐT: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

 - Phận biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm tổng, hiệu hai lập phương và lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

- Biết vận dụng các HĐT tổng, hiệu hai lập phương vào giải toán.

B. Chuẩn bị :

- GV: Bảng phụ.

- HS: Ôn tập các HĐT đã học.

C. Tiến trình bài giảng :

I. Tổ chức lớp :(1) Kiểm tra sĩ số.

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Toán - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 7
Ngày soạn: 07/09/2008 
 Ngày soạn: 08/09/2008 
Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp)
A. Mục tiêu:
- HS hiểu và nắm được các HĐT: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
	- Phận biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm tổng, hiệu hai lập phương và lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
- Biết vận dụng các HĐT tổng, hiệu hai lập phương vào giải toán.
B. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ.
- HS: Ôn tập các HĐT đã học.
C. Tiến trình bài giảng :
I. Tổ chức lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (7’)
? HS1: Tính: (2x + 3y)3 =?
? HS2:Viết biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng: 
8m3 + 12m2 + 6m + 1.
III. Bài mới :
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổng hai lập phương (10').
- Yêu cầu hs làm ?1.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- ?Nếu A, B là các biểu thức ta có kết luận gì?
- Yêu cầu hs làm ?2.
- Gọi hs lên bảng làm.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- GV phân biệt cho hs giữa tổng 2 lập phương với lập phương của một tổng.
- HS làm ?1 vào vở.
- 1 hs lên bảng trình bày.
- HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
- hs rút ra nhận xét.
- 2 hs lên bảng làm, các em dưới lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét, bổ sung. 
- HS chú ý lắng nghe.
6. Tổng hai lập phương.
 A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)
*áp dụng: 
a) x3 + 8 = x3 + 23
= (x + 2)(x2 - 2x + 4)
b) (x + 1)(x2 - x + 1) = x3 + 1
Hoạt động 2:Hiệu hai lập phương (10')
- Yêu cầu hs làm ?3.
- Gọi đại iện nhóm lên bảng trình bày.
-- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung. 
- Qua ?3 ta rút ra được HĐT nào?
- Yêu cầu hs làm ?4 trong SGK câu a, b.
- hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
 - GV treo bảng phụ câu c.
- Gọi hs lên bảng điền vào bảng phụ.
- Lưu ý hs phân biệt 2 trường hợp lập phương của một hiệu và hiệu hai lập phương.
- HS hoạt động theo nhóm..
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Học sinh nhận xét, bổ sung. 
- HS rút ra HĐT hiệu hai lập phương.
 - Cả lớp làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
- Học sinh nhận xét, bổ sung. 
- HS quan sát.
- HS lên bảng điền vào bảng phụ:
x3 + 8=(x + 2)(x2 - 2x + 4)
7. Hiệu hai lập phương (10’)
?3.
 A3- B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
*áp dụng:
a) (x - 1)(x2 + x + 1) = x3 - 13 
 = x3 - 1.
b) 8x3 - y3 = (2x)3 – y3 
= (2x - y)((2x)2 + 2x.y + y2)
= (2x - y)(4x2 + 2xy + y2)
Hoạt động 3: Củng cố (15')
- Gv treo bảng phụ, gọi HS lên bảng điền, gọi tên HĐT và phát biểu thành lời.
 (A + B)2 =
  = A2 - 2AB + B2 
 A2 - B2 =
  . = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 
 (A - B)3 =
 A3 + B3 =
 .. = (A - B)(A2 + AB + B2) 
? Khi cho A = x; B = 1 thì các HĐT trên được viết ntn?
(HS làm ra giấy nháp rồi lên bảng trình bày)
- GV gọi một số em lên bảng trình bày bài làm của mình.
Hoạt động 4; Hướng dẫn học ở nhà :(3’).
- Cần nắm chắc các HĐT đã học (viết thành thạo cả chiều ngược và xuôi).
- BTVN: BT 30;31; 32(SGK - T16)
 BT 17; 18; 19; 20 (SBT - T5) (Cho hs khá, giỏi)

File đính kèm:

  • doct7.doc
Bài giảng liên quan