Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết số 28, 29: Đất nước: Nguyễn Khoa Điềm

I.Tìm hiểu chung:

 1.Tác giả:

 -Sinh năm 1943 tại Thừa Thiên -Huế, trong một gia đình tri thức CM.

 -Là nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

 -Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư, cảm súc dồn nén.

 -Tác phẩm tiêu biều:Tập thơ “Đất ngoại ô” 1972, Trường ca :mặt đường khát vọng”sáng tác 1971, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm 1986,

 2.Đoạn trích “Đất nước”:

 -Đoạn trích ở phần đầu chương V trong trường ca:”Mặt đường khát vọng”.Thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân.

 -Trường ca được sáng tác 1971, in 1974, nhằm thức tỉnh thanh niên thành thị miền Nam hướng về nhân dân tổ quốc, cội nguồn mà ý thức trách nhiệm của mình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết số 28, 29: Đất nước: Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 28-29.
Ngày soạn: 30\09\09
ĐẤT NƯỚC
 Nguyễn Khoa Điềm.
A.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Cái nhìn mới mẻ sâu sắc về đất nước: đất nước của nhânh dânn do nhân dân sáng tạo và gìn giữ. 
 -Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian. 
 2.Kĩ năng:
 -Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
 -làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
 3.Thái độ:
 Giáo dục tình cảm yêu nước cho học sinh.
 B. Chuẩn bị:
 -HS: Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi.
 -GV: đọc tài liệu soạn bài.Chuẩn bị tranh ảnh liên quan, máy chiếu.
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định:
 Lớp:12A1Vắng..lớp12A2Vắng...lớp12K1Vắng.. 
 2. Kiểm tra bài cũ, bài soạn:
 -Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa của văn bản, phân tích một khổ trong đoạn trích Việt Bắc.
 -Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
 3. Bài mới:Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:hướng dận học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
-GV:đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về quê thương, gia đình, bản thân, sự nghiệp sáng tác, .
-HS trả lời, GV chốt lại và HS làm dấu trong SGK.
-GV:Giới thiệu vài nét về đoạn trích?
-HS thực hiện.
*Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.
-GV cho HS đọc bài và tìm bố cục chủ đề.
-HS thực hiện.
-GV chốt lại
-GV:chuyển ý.
-GV:Tác giả cảm nhận như thế nào về đất nước?
-GV:ĐN là gì?ĐN được cảm nhận qua những phương diện nào?
-HS thực hiện .
-GV: yêu cầu học sinh phải xác định và phân tích được nội dung ý nghĩa của các câu thơ. Và đưa ra nhận xét cho từng phương diện.
-GV em hãy phân tích ý nghĩa của các câu thơ:
“Trong anh và em hôm nay có
để thấy được ĐN trong mỗi con người chúng ta?
-HS thực hiện.
-GV:em hãy nhận xét chung vẻ cách cảm nhận của tác giả về ĐN?
-GV: tiếp theo sau tác giả thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước của nhân dân được thể hiện như thế nào?Và có những gì đặc sắc?
-HS thực hiện.
-GV:Nhân dân đã làm ra vẻ đẹp truyền thống cho dân tộc, đó là vẻ đẹp gì? Cách thể hiện có gì đặc sắc?
-GV: cho HS thảo luận trình bày nội dung ý nhĩa các câu thơ:” Dạy anh biết yêu emvà nhận xét sự độc đáo của nó?
-HS thực hiện.
-GV: em có nhận xét gì về cách dùng từ ĐN viết hoa? cách định nghĩa về ĐN bắch chiết tự
-HS thực hiện
-Việc sử dụng chất liệu là Văn hoá dân gian và văn học dân gian có ý nghĩa như thế nào?
-HS thực hiện
-GV: cho nhận xét vè giọng thơ và thể thơ?
*Hoạt động 3:hướng dẫn tổng kết.
-GV:Nêu đánh giá chung về đoạn thơ.
-HS thực hiện.
I.Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả:
 -Sinh năm 1943 tại Thừa Thiên -Huế, trong một gia đình tri thức CM.
 -Là nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
 -Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư, cảm súc dồn nén.
 -Tác phẩm tiêu biều:Tập thơ “Đất ngoại ô” 1972, Trường ca :mặt đường khát vọng”sáng tác 1971, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm 1986,
 2.Đoạn trích “Đất nước”:
 -Đoạn trích ở phần đầu chương V trong trường ca:”Mặt đường khát vọng”.Thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân.
 -Trường ca được sáng tác 1971, in 1974, nhằm thức tỉnh thanh niên thành thị miền Nam hướng về nhân dân tổ quốc, cội nguồn mà ý thức trách nhiệm của mình.
II.Đọc- Tìm hiểu văn bản:
 1.Bố cục:chia làm 2 đoạn:
 -Từ đầuđất nước muôn đời.Qúa trình hình thành đất nước, đất nước là gì, trách nhiệm với đất nước.
 -Còn lại:Nhân dân làm ra đất nước.
 2.Tìm hiểu:
 a.Cảm nhận của tác giả về đất nước, khơi gợi ý thức trách nhiệm thiêng liên đối với đất nước:
 *Cảm nhận về đất nước:Đất nước là những gì nhỏ bé gần gũi, thân thương và bình dị nhất, thân thiết nhất trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.
 -Đất nước có từ bao giờ: từ đầungày đó.
 " Đất nước có từ xa xưa, được hình thành gắn liền với chuyện cổ tích trầu cau, phong tục tập quán, đời sống lao động, với quá trình chống giặc ngoại xâm, vất vã lam lũ, với sự ra đời của cái nhà, với nghĩa tình của cha mẹ. 
 -Đất nước là gì:Từ “Đất là. muôn đời”.
 "Đất nước là những gì gần gũi, đơn giản, bình dị: con đường đến trường, nơi em tắm.Tức là đất nước là nơi ta có những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, không gian dịu ngọt của tình yêu.
 -Về địa lí:
 "Đất nước là không gian mênh mông, nơi dân tộc ta đoàn tụ.Đất Nước là non sông gấm vóc: núi bạc biển khơi.
 -Về lịch sử:
 "ĐN là nơi sinh tồn của dân tộc, là cội nguồn của dân tộc, là niềm tự hào về truyền thống con Rồng-Cháu Tiên
 [Đất Nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
 *Trách nhiệm thiêng liên đối với đất nước
 -ĐN trong mỗi con người chúng ta:
 +Trong chúng ta ai cũng có phần đất nước.
 +Đất nước sẽ vẹn tròn to lớn..
 +Đất nước đi xa..
 +ĐN là máu xương của mình
 +Phải biết gắn bó, san sẻ.
 +Phải biết hoá thân,
 +Làm nên đất nước muôn đời.
 ->Đất nước có ngay trong mỗi con người, có đất nước có con người.Lời kêu gọi hết sức thiết tha: con người cần có trách nhiệm với đất nước.
 [Trong sự cảm nhận của tác giả thì ĐN không trừu tượng, mà hết sức gần gũi, cụ thể và thân thương, ĐN được cảm nhận từ nhiều phương diện khác nhau.Tất cả mọi người chúng ta điều phải có ý thức trách nhiệm với đất nước.
 b.Nhân dân làm nên đất nước.
 -Nhân dân hoá thân vào đất nước.
 +Con người đã hoá thân vào những danh lam thắng cảnh kì thú, vào từng gò, bãi đất của quê hương
 +Tác giả khái quát sâu sắc: và ở đâu trên khắp đất nước này ta cũng thấy bóng hình, ao ước, lối sống của ông cha.
 "Nhân dân đã góp công sức, tên tuổi, tinh thần tình cảm để làm ra đất nước.
 -Nhân dân là người bảo vệ ĐN 
 +Nhân dân vô danh là những người lao động để xây dựng đất nước khi đất nước thanh bình.
 +Họ là người chiến đấu bảo vệ đất nước khi có chiến tranh.
 +Họ lao động và chiến đấu âm thầm lặng lẽ, không đòi hỏi, không cần nhớ ơn
 -Nhân dân làm nên truyền thống của dân tộc:
 +Nhân dân vô danh còn sáng tạo lưu truyền, gìn giữ mọi giá trị tinh thần vật chất cho Đất Nước: làm lúa nước, truyền lửa, đặt tên làng, yêu tự do..
 +Nhân dân vô danh còn là người sáng tạo ra tình cảm cho con người Việt Nam: Say đắm trong tình yêu.Quý trọng nghĩa tình.Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.
 "Nhân dân làm ra Đất Nước và Đất Nước là của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại->trách nhiệm thiêng liên đối với đất nước, nhận xét sâu sắc, độc đáo.
 4.Nghệ thuật:
 -Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian:ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
 -Giọng thơ biến đổi linh hoạt.
 -Sức truyền cảm lớn nhờ sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình..
 5.Ý nghĩa của văn bản:
 Một cách cảm nhận mới mẻ về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hòa dân tộc, tự hòa về văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam
III.Tổng kết:
 Đoạn thơ đưa người đọc vào thế giới của VHDG nhưng mới mẽ và hiện đại.Bằng những hình ảnh gợi cảm, biểu tượng độc đáo tác giả đã khơi gợi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: chịu thương chịu khó, ân tình thuỷ chung, dũng cảm kiên cường, giàu lòng yêu nước.
4.Củng cố: 
 -Cảm nhận về đất nước như thế nào?
 -Tại sao nói đất nước là của nhân dân?
 5.Luyện tập:
 -Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào qua chín câu thơ đầu.
 -Trình bày cảm nhận về tư tưởng đất nước của nhân dân.
 6.Dặn dò:
 -Học bài cũ.
 -Đọc và soạn bài:Luật thơ (làm các bài tập trong sách).
Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC
 Nguyễn Đình Thi
A.Mục tiêu: :Gíup HS:
 1.Kiến thức:
 -Từ màu thu hiện tại nhớ mùa thu quá khứ.
 -Niềm vui sướng tự hóa khi làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc.
 -Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
 2.Kĩ năng:
 Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
 3.Thái độ:
B.Chuẩn bị:
 -HS: đọc SGK và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
 -GV: đọc tài liệu và soạn bài. Máy chiếu.
C.Cách thức tiến hành:
 Nêu vấn đề gợi mở cho học sinh tìm hiểu văn bản.
D. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định:
 Lớp 12A 1V......,Lớp 12A2V.....,Lớp 12K1V...
 2.Bài cũ:
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn:
-GV: Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
-HS trả lời.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu:
-GV gọi học sinh đọc văn bản và chia đoạn?
-Học sinh thực hiện.
-GV:mùa thu Hà Nội trong kí ức hiện lên như thế nào?( cảnh vật, không khí, con người)
-HS thực hiện.
-GV:mùa thu hiện tại ở Việt Bắc được miêu tả như thế nào?( cảnh vật, không khí, cảnh vật đất nước, cảm xúc, giọng thơ).
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-GV: Khổ thơ thứ 5 nêu điều gì?
-HS trả lời.
-GV:Tìm những câu thơ viết về những đau thương khổ nhục của đất nước của con người?
-HS thực hiện.
-GV: tìm những câu thơ thể hiện đất nước anh hùng kiên cường bất khuất trong đấu tranh?
-HS thực hiện.
-GV:Cách thể hiện của tác giả có gì độc đáo?
-HS trả lời.
-GV: nêu chủ đề của bài thơ?
-HS trả lời:
I.Tìm hiểu tiểu dẫn: 
 Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
II. Đọc hiểu:
 1.Chia đoạn: chia làm 2 đoạn.
 - Năm khổ đầu: từ hoài niệm về mùa thu trong quá khứ, tác giả thể hiện niềm vui, tự hào về đất nước trong hiện tại.
 -Phần còn lại:đất nước được cảm nhận từ trong đau thương chiến đấu và anh hùng.
 2.Tìm hiểu:
 a.Đất nước- mùa thu và niềm từ hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc:
 -Mùa thu Hà Nội trong kí ức:
 + Cảnh vật:chớm lạnh, phố dài xao xác, thềm nắng là rơi đầy.
 + Không khí: buồn và tĩnh lặng, thi vị.
 +Con người: đầy quyết tâm , nhưng cũng đầy lưu luyến khi ra đi
 -Mùa thu hiện tại đem đến niềm vui cho con người.Con người làm chủ đất nước:
 +Cảnh vật: dân dã bình dị nhưng khoẻ khoắn, tươi sáng.
 +Không khí: nhộn nhịp tưng bừng.
 +Cảnh vật đất nước: tươi đẹp, trù phú. 
 +Cảm xúc: đầy yêu thươnghồ hởi, đầy tự hào. 
 +Giọng thơ: lúc trầm lắng, lúc tươi vui hồ hởi.
 ->Nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, vui buồn cùng đất nước.
 -Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc, khẳng định nối tiếp.
 b.Đất nước đau thương chiến đấu:
 -Đất nước đau thương, khổ nhục:
 +Ôi những.trời chiều.
 + Bát cơmlột da.
 =>Lời thơ vừa tố cáo tội ác của bọn xâm lược và tay sai vừa thể hiện nỗi đau xót trước cảnh đất nước và nhân dân trong đau thương.
 -Sự thống nhất hòa quyện giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, lí tưởng.
 -Đất nước quật cường bất khuất:
 +Súng đạn 
 +Ôm đất nước
 +Ngày nắng đốt
 +Súng nỗ
 =>Đất nước quật cường của một dân tộc anh hùng.
 -Hình ảnh đất nước được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu, nhiều hình ảnh, giàu tính tượng trưng.
 c.Nghệ thuật: 
 Thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc.
 d.Ý nghĩa văn bản:
 Từ mùa thu của thiên nhiên, tác giả thể hiện niềm vui sướng tự hào của con người khi làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.
III.Tổng kết chung:
 Bài thơ là sự suy nghĩ của tác giả về đất nước trong chiến tranh, về niềm xúc động và tự hào về truyền thống của dân tộc, về những con người trong đau thương căm hờn đã đứng lên chiến đấu kiên làm nên một đất nước anh hùng.
 4. Củng cố:
 -Khám phá mới của bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là gì?
 -Qua hai bài thơ Đất nước của hai nhà thơ cho biết sự khác biệt của hai bài thơ cùng nhan đề.
 +ĐN của Nguyễn Khoa Điềm khám phá đất nước qua nhiều phương diện.
 +ĐN của Nguyễn Đình Thi khám phá đất nước theo chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
 5. Luyện tập
 So sánh cách cảm nhận về đất nước của hai tác phẩm đã học.
 6.Dặn dò:
 HS về học bài và soạn bài:Luật thơ. Đọc kĩ sách giáo khoa và làm các bài tập.

File đính kèm:

  • docVăn 2 tiết đất nước NKĐ.doc
  • pptĐất nước,luân.ppt
  • mp3DatNuoc-TrongTan.mp3