Giáo án Sinh học 11 - Tiết 40 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được điểm khác nhau về hiện tượng sinh trưởng và phát triển ở động vật khác nhau ở những điểm nào.

 - Liệt kê được các giai đọan của động vật.

 - Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin.

 - Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát).

3. Thái độ: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

- Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái ở động vật

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 40 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
B - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 40: Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Phân biệt được điểm khác nhau về hiện tượng sinh trưởng và phát triển ở động vật khác nhau ở những điểm nào.
	- Liệt kê được các giai đọan của động vật.
	- Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.	
Kỹ năng: 	
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin.
	- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát).
Thái độ: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
- Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái ở động vật
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Tài liệu: SGK, SGV và một số tài liệu khác liên quan.
- ĐDDH: Hình 37.1 và 37.2 trong SGK.	
Học sinh:	- Học bài cũ theo câu hỏi cuối bài + Xem trước bài 37.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: 
- Tích cực hoá các hoạt động nhận thức của HS chủ yếu thông qua việc quan sát phân tích kênh hình và thực hiện các lệnh trong SGK.
- Tăng cường sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 127 SGK
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV vấn đáp:
- Em hiểu ntn về sự sinh trưởng phát triển không qua biến thái, qua biến thái? Cho VD.
- Sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái gặp ở nhóm ĐV nào?
GV phát phiếu học tập cho HS thực hiện lệnh 1 (2phút).
Hãy QS sự ST và PT của gà bao gồm giai đoạn phát triển phôi (GV cho HS QS qua tranh vẽ phóng lớn) và giai đoạn hậu phôi. Em có nhận xét gì?
- Nêu khái niệm về sự sinh trưởng ở động vật. Cho ví dụ.
- Tốc độ sinh trưởng ở các mô, các cơ quan khác nhau diễn ra ntn?
- Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì tốc độ sinh trưởng có diễn ra đồng đều không? Tại sao? Cho VD.
- Vậy khi nào thì sự sinh trưởng sẽ ngừng lại?
- Nêu em nuôi gà Rii và gà Hồ đã đạt được khối lượng 1,5kg nên nuôi tiếp gà nào? Xuất chuồng gà nào? Tại sao? Vì vậy đối với người chăn nuôi chỉ tiêu nào là quan trọng nhất?
- Nêu khái niệm về sự phát triển ở động vật. Cho ví dụ.
Cho HS QS H.37.2 thảo luận nhóm để trả lời được từng giai đoạn phát triển diễn ra ntn.
GV phát PHT số 2. Cho thảo luận trong 2 phút từ đó rút ra được mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển.
GV cho HSQS H.37.1.b (qua đèn chiếu) và trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết sự phát triển của ếch nhái trải qua những giai đoạn nào?
- Giai đoạn nòng nọc có những đặc điểm gì về hình thái sinh lý khác với ếch trưởng thành?
Cho HS QS H.37.1.a SGK và hình phát triển của tôm (qua đèn chiếu) và cho biết thế nào là sự biến thái hoàn toàn? Sự biến thái không hoàn toàn? Sau đó phát PHT số 3 để HS tìm ra được những điểm giống và khác nhau giữa biến thái
hoàn toàn với biến thái không hoàn toàn.
- Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống. 
I. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI:
- Gặp ở một số động vật không xương sống (bọ cánh cứng, muỗi, tằm...) và đa số động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người).
1. Sự sinh trưởng:
- Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật (cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và tòan bộ cơ thể) theo thời gian.
VD: Gà con lớn hơn hợp tử, gà trưởng thành lớn hơn gà con.
- Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau
VD: Ởû người, thân và chân tay sinh trưởng nhanh hơn so với đầu; đầu của thai nhi 2-3 tháng tuổi dài bằng ½ cơ thể, đến 5-6 tháng bằng 1/3, khi mới sinh ra bằng ¼ và đến 16 -17 tuổi chỉ còn bằng 1/7 cơ thể.
- Tốc độ sinh trưởng cũng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
VD: Ở người sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi đạt 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.
- Sinh trưởng của cơ thể đạt ở tuổi trưởng thành và tùy thuộc vào mỗi lòai động vật.
VD: Thạch sùng dài 10cm, trăn dài tới 10m.
- Tốc độ sinh truởng của động vật là chỉ tiêu quan trọng trong nghề chăn nuôi.
2. Sự phát triển:
- Sự phát triển của động vật là sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lý của các tế bào, mô, cơ quan và cơ thể từ hợp tử thành cơ thể trưởng thành là giai đọan cơ thể phát dục (có khả năng sinh sản).
- Sự phát triển được chia thành hai giai đọan:
a. Giai đoạn phôi: 
Phân cắt trứng phôi nang phôi vị mầm cơ quan. 
b. Giai đoạn hậu phôi: 
Từ con non con trưởng thành cũng bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tuỳ theo sự phát triển được chia ra làm 2 kiểu:
- Phát triển không qua biến thái.
- Phát triển qua biến thái.
3. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển:
- Sinh trưởng và phát triển là quá trình có sự liên quan mật thiết bảo đảm cho duy trì thế hệ của loài thích nghi với điều kiện sống.
- Nếu không có sinh trưởng thì không có phát triển và ngược lại.
- Mỗi giai đoạn phát triển đòi hỏi một tốc độ sinh trưởng khác nhau.
II. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI:
1. Sự phát triển qua biến thái ở ếch nhái: 
Trứng nòng nọc (ấu trùng) nòng nọc biến thái thành ếch ếch trưởng thành.
2. Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp:
- Ở bọ cánh cứng, bướm, ruồi, muỗi...trải qua giai đọan con non hoàn toàn khác con trưởng thành được gọi là sự biến thái hoàn toàn 
- Ở châu chấu, tôm, cua, ve sầu...trải qua giai đọan con non giống con trưởng thành nhưng để trở thành cơ thể trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác được gọi là sự biến thái không hoàn toàn.
- Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp được điều chỉnh bởi hoocmon biến thái (ecđixơn) và hoocmon lột xác (juvenin).
- Sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của lòai đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống. 
VD: Sâu (có bộ hàm thích nghi với ăn lá cây), bướm (có bộ vòi thích nghi với hút nhựa, mật hoa). 
Củng cố: 
- Dùng sơ đồ hình vẽ để tổng kết lại các điểm theo như mục tiêu bài học đã nêu.
- GV tóm tắt nội dung bài giảng.
Dặn dò: 
- Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 132 SGK.
- Xem trước bài 38.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Có câu hỏi ở PHT kèm theo.
RÚT KINH NGHIỆM: Nên cho HS thảo luận nhóm rút ra được kiến thức là chính.

File đính kèm:

  • doctiet 40.doc