Giáo án Sinh học 11 - Tiết 41 - Bài 38: Vai trò của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Liệt kê được và giải thích cơ chế tác động của hoocmon sinh trưởng (tuyến yên) và tirôxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.

- Liệt kê được các hoocmon và vai trò của chúng trong sự điều hòa biến thái ở sâu bọ, ở ếch nhái; điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh; điều hòa chu kỳ sinh sản.

 - Vẽ được sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin.

- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát).

3. Thái độ: Nâng cao ý thức và hiểu biết các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 41 - Bài 38: Vai trò của hoocmon đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 41: Bài 38: VAI TRÒ CỦA HOOCMON ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Liệt kê được và giải thích cơ chế tác động của hoocmon sinh trưởng (tuyến yên) và tirôxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.
- Liệt kê được các hoocmon và vai trò của chúng trong sự điều hòa biến thái ở sâu bọ, ở ếch nhái; điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh; điều hòa chu kỳ sinh sản.
	- Vẽ được sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt.	
Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. 
- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát).
Thái độ: Nâng cao ý thức và hiểu biết các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 
- Vai trò của các loại hoocmon trong sự điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Tài liệu: SGK, SGV và một số tài liệu khác liên quan.
- ĐDDH: Hình 38 trong SGK
Học sinh:	- Học bài cũ theo câu hỏi cuối bài + Xem trước bài 38
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: 
- Tích cực hoá các hoạt động nhận thức của HS chủ yếu thông qua việc quan sát phân tích kênh hình và thực hiện các lệnh trong SGK.
- Tăng cường sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: Câu 1, 2, 3, 4 trang 132 SGK
Bài mới:
GV vấn đáp:
- Sinh trưởng là gì? Được điều hoà bởi những loại hoocmôn nào?
- Hãy tìm hiểu về hoocmon GH: Nơi sản sinh? Vai trò? Hiệu quả?
- Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn trẻ em nếu thừa GH dẫn đến bệnh khổng lồ, còn thiếu GH thì bị bệnh lùn? Nếu muốn chữa bệnh lùn ở người thì nên tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao?
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi:
- Tiroxin được sinh ra từ đâu? Có vai trò gì?
- Tại sao đối với người lớn nếu thiếu tiroxin thì không bị bệnh đần độn như ở trẻ em?
GV giảng giải thêm bệnh bứu cổ do thiếu Iốt trong nguồn thức ăn khác với bứu giáp do thừa hoặc thiếu Tiroxin.
Phần này đã học ở tiết 39 – 40. Do đó HS tự ôn lại.
GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin trong SGK sau đó vấn đáp:
- Tính trạng sinh dục thứ sinh là gì? Cho VD ở người và ĐV.
- Hoocmon nào tham gia điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh?
GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung sau đây rồi vấn đáp:
- Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt? 
- Những đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt?
- Tuổi dậy thì ở nữ và ở nam là bao nhiêu?
- Trong giai đọan dậy thì, dưới tác động của các hoocmon sinh dục, cơ thể có những biến đổi như thế nào? 
GV cho HS đọc SGK sau đó trả lời câu hỏi:
- Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi những hoocmon nào? 
Dựa vào sơ đồ H.38 SGK phóng lớn hãy chỉ ra:
- Những hoocmôn nào tham gia vào sự điều hoà chu kì kinh nguyệt?
- Những ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt là có thể thụ thai?
- Thế nào là mối liên hệ ngược?
- Nếu trứng không được thụ tinh có những biến đổi nào diễn ra trong dạ con? (Gọi HS lên bảng chỉ hình trả lời)
- Nếu trứng được thụ tinh có những biến đổi nào diễn ra trong dạ con? (Gọi HS lên bảng chỉ hình trả lời)
I. ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG:
1. Hoocmon sinh trưởng:
- Được sinh ra từ thùy trước tuyến yên và có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô và cơ quan, do đó tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể, nhưng hiệu quả sinh trưởng còn tùy thuộc vào lọai mô và giai đoạn phát triển của chúng.
VD: GH làm cho xương trẻ em dài ra nhưng với xương của người lớn nó không có tác dụng. Đối với người lớn nếu tăng tiết GH sẽ sinh ra bệnh to đầu xương chi.
2. Hoocmon tiroxin: 
- Được sinh ra từ tuyến giáp, có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng.
- Ở trẻ em nếu thiếu tiroxin sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường và do đó có thể gây ra bệnh đần độn. Đối với người lớn tirôxin không có tác dụng như vậy. 
- Nếu sản sinh tirôxin bị rối loạn có thể gây ra bệnh nhược giáp (thiếu tirôxin: chuyển hóa cơ bản thấp dẫn đến nhịp tim chậm, huyết áp cao kèm theo phù viêm) và bệnh cường giáp (thừa tiroxin chuyển hóa cơ bản tăng cao dẫn đến nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, gầy sút cân kèm theo là mắt lồi, bướu tuyến giáp).
II. ĐIỀU HÒA SỰ PHÁT TRIỂN:
1. Điều hòa sự biến thái:
 - Nhờ hoocmon ecđixơn và juvenin được tiết ra từ tuyến ngực
2. Điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh:
- Tính trạng sinh dục thứ sinh là khi người, ĐV bước vào tuổi dậy thì. Nó có sự khác nhau về đặc điểm hình thái, sinh lý giữa giới đực, giới cái.
VD: Sừng ở hươu đực, bờm ở sư tử đực, râu ở đàn ông... 
- Được điều hòa bởi hai loại hoocmon sinh dục oestrogen do buồng trứng tiết ra và testosteron do tinh hoàn tiết ra.
3. Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt:
- Đối với động vật bậc cao và người, chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện ở tuổi trưởng thành sinh dục. Độ dài của chu kỳ thay đổi tùy loài.
a. Tuổi dậy thì: ở nữ: 13-14 tuổi, ở nam: 14-15 tuổi. Trong giai đoạn này dưới tác động của các hoocmon sinh dục, cơ thể có nhiều biến đổi trong cơ quan sinh dục cũng như xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh.
b. Chu kỳ kinh nguyệt và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt:
- Chu kỳ kinh nguyệt nằm trong khoảng 21-31 ngày, trung bình 28 ngày và kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có kinh và lượng máu xuất ra tùy thuộc từng người nhưng thường gây ra các biến đổi về tâm sinh lý như cáu gắt, mệt mỏi....Chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, lối sống ...có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh dó đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng sinh sản.
- Hoocmon FSH và LH do tuyến yên tiết ra phối hợp với hoocmon oestrogen có tác động kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng trong 14 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Trứng được giải phóng khỏi nang trứng vào ngày thứ 14, nang trứng biến thành thể vàng, thể vàng tiết ra progesteron, progesteron phối hợp với hoocmon oestrogen có tác động ức chế tiết FSH và LH (liên hệ ngược).
* Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng teo đi, chu kỳ kinh nguyệt được lặp lại. Đồng thời với sự biến đổi trong buồng trứng thì trong dạ con, dưới tác dụng của Progesteron và Oestrogen niêm mạc dạ con dày, phồng lên tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi. Khi trứng không được thụ tinh thì niêm mạc dạ con bong đi, máu được bài xuất ra ngoài gây nên hiện tượng có kinh. 
* Nếu trứng được thụ tinh, phôi làm tổ trong dạ con, nhau thai được hình thành và tiết ra HCG có tác dụng duy trì thể vàng tiết ra Prôgestêron, do đó trong thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng trứng.
Củng cố: 
- Dùng sơ đồ hình vẽ, bảng có ô trống để tổng kết lại vai trò của các lọai hoocmon điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như hình thành các tính trạng sinh dục thứ sinh, chu kỳ kinh nguyệt như mục tiêu bài học đã nêu.
Dặn dò: 
- Vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 136 SGK.
- Xem trước bài 39
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Tại sao người phụ nữ khi đã mang thai thì không có hiện tượng rụng trứng tiếp theo?
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 41.doc
Bài giảng liên quan