Giáo án Sinh học 11 - Tiết 44 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sự hình thành cây mới không có sự tham gia của tính đực và tính cái, là hình thức sinh sản của từ 1 bộ phận của cơ quan sinh dưỡng nên gọi là sinh sản sinh dưỡng.

- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo.

- Hiểu được cơ sở khoa học của nuôi cấy mô từ một tế bào hay mô tế bào có thể phát triển thành cơ thể mới mang đầy đủ các tính chất của cây mẹ.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh suy luận, óc quan sát thực tế.

3. Thái độ: Biết ứng dụng các biện pháp nhân giống vô tính vào đời sống sản xuất.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần II sinh sản dinh dưỡng ở thực vật bậc cao.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Tài liệu: SGK, SGV.

- ĐDDH: Các doạn thân cành thể hiện sự chiết ghép, Sơ đồ nuôi cấy mô.

2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài mới.

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Dùng phương pháp minh họa bằng mẫu vật và giảng giải, phiếu học tập.

E. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

1. Ổn định:

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 44 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHƯƠNG IV: SINH SẢN
(Từ tiết 44 đến tiết 50)
A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Tiết 44: Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Hiểu được sự hình thành cây mới không có sự tham gia của tính đực và tính cái, là hình thức sinh sản của từ 1 bộ phận của cơ quan sinh dưỡng nên gọi là sinh sản sinh dưỡng.
- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo.
- Hiểu được cơ sở khoa học của nuôi cấy mô từ một tế bào hay mô tế bào có thể phát triển thành cơ thể mới mang đầy đủ các tính chất của cây mẹ.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh suy luận, óc quan sát thực tế.
Thái độ: Biết ứng dụng các biện pháp nhân giống vô tính vào đời sống sản xuất.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần II sinh sản dinh dưỡng ở thực vật bậc cao.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Tài liệu: SGK, SGV.
- ĐDDH: Các doạn thân cành thể hiện sự chiết ghép, Sơ đồ nuôi cấy mô.	
Học sinh:	- Học bài cũ, soạn bài mới.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Dùng phương pháp minh họa bằng mẫu vật và giảng giải, phiếu học tập.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC:
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho ví dụ về sinh sản vô tính?
- Có gì khác với sinh sản hữu tính?
- Đặc tính sinh sản vô tính?
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên có những dạng nào?
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo có những dạng nào?
nêu cách giâm cành, hom ?mục đích ?
nêu cách chiết cành ?
mục đích ?
ghép cành nhằm mục đích gì ?
kể các kiểu ghép cành ?
cơ sở khoa học của nuôi cấy mô ?
quan sát sơ đồ 42.1 sgk
cách tiến hành nuôi cấy mô ?
thành tựu nuôi cấy mô ?
nêu những thành tựu về sinh sản vô tính trong nông nghiệp ?
I. KHÁI NIỆM:
- Sinh sản vô tính là sự hình thành cây mới có đặc tính giống cây mẹ, từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ nên gọi là sinh sản sinh dưỡng.
- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
II. SINH SẢN SINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT BẬC CAO:
1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Sinh sản bằng thân bò, bằng thân củ, bằng thân rễ, bằng rễ củ, bằng lá
2. Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
a. Giâm:
Giâm cành lá rễ, có thể dùng chất kích thích ra rễ.
b. Chiết:
Nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng thu hoạch sớm. Duy trì các đặc tính tốt của cây mẹ.
Cách chiết (SGK)
c. Ghép:
- Hai cây cùng ghép có thể cùng loài hoặc khác loài từ đó kết hợp được các đặc tính tốt của 2 cây khác nhau.
- Nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng thu hoạch sớm. Duy trì các đặc tính tốt của cây mẹ.
- Có nhiều kiểu ghép (SGK)
d. Nuôi cấy mô:
- Dựa trên nguyên lí mọi tế bào sinh dưỡng thực vật đều có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.
- Cách nuôi cấy mô (sơ đồ 42.1 SGK)
- Nuôi cây mô góp phần tạo nhanh giống mới sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao.
3. Ứng dụng trong nông nhiệp:
Nhân giống vô tính kết hợp với thuốc kích thích sinh trưởng đã tạo ra nhiều cây mới năng suất cao phẩm chất tốt. Trong đó nghành nuôi cấy mô giữ vị trí quan trọng với nhiều thành tựu trên các đối tượng như: chuối, dứa, phong lan, cây ngập mặn, đậu cà phêâ, hoa hồng.....
Củng cố: Cho học sinh củng cố theo khung trong SGK.
Dặn dò: Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 trang 148 + Xem bài mới/149 + Đọc bài đọc thêm/149
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 44.doc
Bài giảng liên quan