Giáo án Sinh học 6

1. Kiến thức:

+ Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng.

+ Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.

+ Hiểu được nhiệm vụ sinh học và thực vật học.

2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và môn học.

 

doc78 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
cây, rau má, cây cỏ, lúp cầm tay
III) Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
2. Mở bài: Giáo viên giới thiệu câu mở đầu sgk
3. Bài mới
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân
+Mục tiêu:Xác định được thân gồm :chồi nách,chồi ngọn 
+Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) xác định được các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn và chồi nách
-GV yêu cầu :
+HV đặt mẫu lên bàn 
+Hoạt động cá nhân
+Quan sát thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi sgk
-GV kiểm tra bằng cánh gọi HV lên bảng trình bày
-GV gọi ý HV đặt 1 cành gần 1 cây để nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau 
-Câu hỏi thứ 5 có thể HV trả lời không đúng -> GV gợi ý : vị trí của chồi ở đâu thì nó phát triển thành bộ phận đó.
-GV dùng tranh 13.1 nhắc lại các bộ phận của thân, hay chỉ ngay trên mẫu để HV ghi nhớ
b)Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá 
-GV nhấn mạnh: chồi nách gồm 2 loại : chồi lá và chồi hoa.
Chồi hoa , chồi lá nằm ở kẽ lá 
-GV yêu cầu : HV hoạt động theo nhóm.
-GV cho HV quan sát chồi lá (bí ngô) chồi hoa (hôa hồng )-> Gv có thể tách nhỏ cho HV quan sát .
-GV hỏi : những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoa , chồi lá?
-GV treo tranh hình 13.2 sgk/43
-GV cho HV nhắc lại các bộ phận của thân cây.
-Đặt cành cây lên bàn quan sát đối chiếu với hình 13.1 sgk/43 trả lời 5 câu hỏi sgk
-HV mang cành của mình đã quan sát lên chỉ trước lớp các bộ phận của thân -> HV khác bổ sung 
-HV tiếp tục trả lời các câu hỏi -> yêu cầu nêu được 
+Thân , cành đều có những bộ phận giống nhau : đó là có chồi, lá
+Chồi ngọn -> đầu thân, chồi nách -> nách lá 
-HV nghiên cứu mục thông tin sgk/43 -> ghi nhớ 2 loại chồi lá và chồi hoa.
-HV quan sát thao tác và mẫu kết hợp hình 13.2 sgk/43 -> ghi nhớ cấu tạo của chồi lá và chồi hoa 
-HV xác định được các vảy nhỏ mà gv đã tách là mầm lá.
-HV trao đổi nhóm ytả lời 2 câu hỏi sgk
-Yêu cầu câu trả lời :
+Giống nhau: có mầm lá bao bọc 
+Khác nhau: mô phân sinh ở nhọn và hoa
-Đại diện các nhóm lên trình bày và chỉ trên tranh -> nhóm khác bổ sung.
* Kết luận : Ngọn, thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại chồi hoa và chồi lá . 
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân cây
+Mục tiêu: Biết cách phân loại thân theo vị trí của thân trên mặt đất theo độ cứng mềm của thân
+Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 HV hoạt động cá nhân.
-GV treo tranh hình 13.3 sgk/44-> yêu cầu HV đặt mẫu tranh lên bàn quan sát -> chia nhóm.
-GV gợi ý 1 số vấn đề khi phân chia :
+ Vị trí của thân cây trên mặt đất
+ Độ cứng mềm của thân 
+ Sự phân cành 
+ Thân tự đứng hay phải leo, bám .
-GV gọi 1 HV lên điền tiếp vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
-GV chữa ở bảng phụ để HV theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình
-GV hỏi: có mấy loại thân?Cho ví dụ?
*GV tiểu kết hoạt động 2 
-HV quan sát tranh mẫu đối chiếu với tranh của GV để chia nhóm cây kết hợp với những gợi ý của GV rồi đọc thông tin sgk /44 để hoàn thành bảng trang 45 sgk.
-1 HV lên điền vào bảng phụ của GV, HV khác theo dõi và bổ sung.
Kết luận : Có 3 loại thân : thân đứng
thân leo, thân bò. 
* Kết luận chung sgk
IV) Kiểm tra đánh giá.
+GV phô tô sẵn bài tập 1 và 2 ở sgv.
+Phát cho HV làm và chữ như ở bài 12 -> cho điểm 3 HS làm đúng.
V) Dặn dò
+Làm bài tập cuối bài 
+Các nhóm đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi lại kết quả ở bài 14
Tuần: 4. Tiết: /. Ngày soạn: 15/07/09
thân dài ra do đâu
I) MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
1. Kiến thức
+Qua quá trình thí nhiệm HV tự phát hiện: Thân dài ra do phần ngọn.
+Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất 
2. Kĩ năng: 
+Rèn kĩ tiến hành thí nghiệm quan sát, so sánh. 
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
II) Đồ dùng:
+GV tranh phóng to hình 14.1, 13.1
+HV báo cáo kết quả của thí nghiệm 
III) Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
2. Mở bài: 
+Trong thực tế : khi trồng rau ngót thỉng thoảng người ta thường cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng gì?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân 
+Mục tiêu:Qua TN biết được thân dài ra do phần ngọn
+Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV cho HV báo cáo kết quả thí nghiệm 
-GV ghi nhanh kết quả lên bảng .
-GV cho HV thảo luận nhóm .
-Gọi 1 đến 2 nhóm trả lời câu hỏi các nhóm khác bổ sung
-Đối với câu hỏi*GV gợi ý: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn.Treo tranh 13.1 giải thích thêm :
+Khi bấm ngọn, cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển .
+Chỉ tỉa cành bị sâu, cành bị xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân sợi dài 
=> Cho HV rút ra kết luận 
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm.
-Nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi sgk /46 đưa ra nhận xét : Cây bị cắt ngọn thấp hơn cây không bị ngắt ngọn , thân dài ra do phần ngọn .
-Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung 
-HV đọc thông tin sgk/47 rồi chú ý nghe GV giải thích của bấm ngọn tỉa cành 
 Kết luận 
Thân dài ra do phần ngọn (mô phân sinh ngọn )
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế 
+Mục tiêu:Giải thích được tại sao đối với 1 số cây người ta thường bấm ngọn tỉa cành.
+Tiến hành :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu HV hoạt động theo nhóm .
-GV nghe phần trả lời bôe sung của các nhóm -> GV hỏi : những loại cây nào người ta thường hay bấm ngọn , những cây nào người ta thường hay tỉa cành ? Sau khi HV trả lời xong GV hỏi lại hiện tượng cắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nhằm mục đích gì?
-GV nhận xét giờ học giải đáp thắc mắccủa HV (nếu có)
-Nhóm thảo luận 2 câu hỏi sgk/47 dựa trên phần giải thích của GV ở mục 1
-GV yêu cầu đua ra nhận xét :Cây đậu, bông, cà phê là cây lấy quả -> cần nhiều cành nên người ta ngắt ngọn 
-Đại diện 1-> 2 nhóm trả lời nhóm khác bổ sung 
 Kết luận :
Bấm ngọn những loại cây lấy quả , hạt thân để ăn, tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi 
* Kết luận chung sgk
IV) Kiểm tra đánh giá.
-GV phô tô 2 bài tập 
+Bài tập 1; Hãy đánh dấu nhân vào những cây sử dụng biện pháp bấm ngọn 
a.rau muống c.đu đủ
b.rau cải d.ổi
e.hoa hồng g.mướp
Đáp án: a, e, g
+Bài tập 2: Hãy đánh dấu nhân vào những cây sử dụng biện pháp ngắt ngọn
a.mây b.xà cừ
c.mồng tơi d.bằng lăng
e.bí ngô g.mía
Đáp án: a, b, d, g.
V) Dặn dò
+Làm bài tập trang 47, giải ô chữ , đọc mục “em có biết ”
+Ôn lại bài : “cấu tạo miền hút của rễ ” chú ý cấu tạo .
Tuần: 4. Tiết: 11. Ngày soạn: 16/07/09
 Cấu tạo trong của thân non 
I) MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
1. Kiến thức
+HV nắm bắt được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút )
+Nêu cấu tạo của vỏ ,trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng .
2. Kĩ năng:
+Rèn kĩ năng quan sát , so sánh 
3.Thái độ:
+Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây.
3. Đồ dùng:
+GV: Phóng to tranh hình 15.1, 10.1 sgk
 Bảng phụ “cấu tạo trong thân non ”
+HV: Ôn lại bài cấu tạo miền hút rễ , kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở bài tập. 
III) Hoạt động dạy và học.
+mở bài :GV giới thiệu :Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở ngoài thân và ngọn cành .Thân non thường có màu xanh lục 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Mở bài: Giáo viên giới thiệu câu mở đầu sgk
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non.
+ Mục tiêu: Thấy được thân non gồm 2 phần : vỏ và trụ giữa.
+ Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non.
-GV cho HV quan sát hình 15.1 sgk, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1)
-GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2
+Vấn đề 2 :Tìm hiểu cấu tạo phù hợp vơi chức năng của thân non.
-GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HV thực hiện theo nhóm , hoàn thành bảng 
-GV đưa ra đáp án đúng :
+Biểu bì -> Bảo vệ bộ phận bên trong.
+Thịt vỏ -> Dư trữ và tham gia quang hợp.
+ Bó mạch :
-Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ 
-Mạch gỗ: Vận chuyển muối khoáng và nước.
+Ruột : chứa chất dự chữ 
-HV quan sát hình 15.1 dọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non .
-Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn -> nhận xét và bổ sung .
-Yêu cầu nêu được thân 2 phần :vỏ biểu bì, thịt vỏ –Trụ giữa mạch và ruột non
- KL: Nội dung trong bảng đã hoàn thành.
Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ GV: treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to. Lần lượt gọi 2 HV lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.
+ Yêu cầu học viên làm bài tập SGK/51
+ GV gợi ý: Thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch?...
+ GV cho học viên xem bảng so sánh kẻ sẵn để đối chiếu phần vừa trình bày bổ xung kiến thức 
- Nhóm thảo luận 2 nội dung
+ Tìm đặc điểm giống nhau đề có các bộ phận
+ Tìm đặc điểm khác nhau: Vị trí bó mạch
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- KL chung: Học viên đọc kết luận SGK
* Kết luận chung sgk
IV) Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên cho học viên làm bài tập trắc nghiệm: em hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
	1. Cấu tạo trong vỏ của thân non
	A/ Vỏ gồm thịt vỏ và mạch rây.
	B/ Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột
	C/ Gồm biểu bì, thịt vỏ 
	D/ Gồm biểu bì và ruột.
	2. Chức năng của thân non.
	A/ Vỏ chứa chất dự trữ
	B/ Vỏ vận chuyển chất hữu cơ.
	C/ Vỏ vận chuyển nước và muối khoáng
	D/ Vở bảo vệc các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp.
	3. Cấu tạo trong trụ giữa của thân non.
	A/ Gồm thịt vỏ, mạch rây
	B/ Thịt vỏ và ruột
	C/ Mạch rây, mạch gỗ và ruột
	D/ Vỏ và mạch gỗ.	 
V) Dặn dò
- Học bài và đọc mục em có biết. 
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 thước gỗ
Tuần: 4. Tiết: /. Ngày soạn: 17/07/09
Thân to ra do đâu
I) MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
1. Kiến thức: Học viên trả lời các câu hỏi: thân to ra do đâu?
Phân biệt được dác và ròng, tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
II) Đồ dùng:
Đoạn thân gỗ già cưa ngang, tranh phó to hình 15.1, 16.1 16.2.
Học viên: chuẩn bị thớt, dao nhỏ, giấy lau.
III) Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:
	+ Trình bày cấu tạo trong của thân non?
2. Mở bài: Giáo viên giới thiệu câu mở đầu sgk
3. Bài mới
Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên treo tranh hình 15.1. 16.1
+ Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân non ntn?
+ Hướng dẫn HV xác định vị trí 2 tầng phát sinh như sgv
+ Yêu cầu HV đọc sgk và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi
+ Gọi đại diện nhóm lên chữa bài.
- Giáo viên nhận xét phần trao đổi của học viên các nhóm, yêu cầu rút ra kết luận.
- Quan sát tranh và trao đổi nhóm. Ghi vào giấy nhận xét.
+ Chỉ trên tranh vẽ các tầng phát sinh
+ Đọc thông tin trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ xung, rút ra kết luận
- Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và sinh trụ.
Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV cho học viên đọc sgk, quan sát hình --> Tập đếm vòng gỗ thảo luận:
+ Vòng gỗ hàng năm là gì? Tại sao có vòng sẫm màu và sáng màu.
+ Làm thế nào để đếm được tuổi của cây?
- GV goị đại diện nhóm mang miếng gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây.
- GV nhận xét và cho điểm nếu trả lời đúng.
- Nghiên cứu thông tin sgk trang 51, . Quan sát hình 16.3 trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Một học viên lên đếm số vòng gỗ trước lớp. Lớp nhận xét, bổ xung.
- Kết luận: hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ đếm số vòng gõ --> Xác định được tuổi cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu học viên hoạt động độc lập trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là dác, ròng?
+ Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
GV hỏi thêm. Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, các đồ dùng.... người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?
--> Giáo viên chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng.
- Đọc thông tin, quan sát hình 16.2, trả lời câu hỏi
- 1 -> 2 học viên trả lời -> Lớp nhận xét bổ xung.
- Kết luận: thân cây gỗ già có dác và ròng.
* Kết luận chung sgk
IV) Kiểm tra đánh giá.
Gọi học viên lên bảng chỉ trên tranh vẽ các tầng phát sinh và cho biết cây to ra do đâu?
Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Cho ví dụ minh hoạ?
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Thân cây gỗ to ra do sự . các tế bào mô phân sinh ở và 
V) Dặn dò
- Học bài cũ, đọc mục em có biết, trả lời các câu hỏi sgk, 
- Chuẩn bị các thí nhiệm bài 17 như hướng dẫn sgk
Tuần: 4. Tiết: 12. Ngày soạn: 18/07/09
 Vận chuyển các chất trong thân
I) MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
1. Kiến thức: Biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong thân được vận chuyển nhờ mạch rây.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thao tác thực hành
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
II) Đồ dùng:
GV: Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng, cúc, huệ, hoa loa kèn trắng; kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, một cành triết ổi
HV: Làm thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả, quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có)
III) Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
_ HV1: Trả lời câu hỏi số 1
_ HV2: Trả lời câu hỏi số 2
2. Mở bài: Giáo viên giới thiệu câu mở đầu sgk, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tiến hành: yêu cầu các nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà
- Quan sát kết quả của các nhóm, thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt.
- Giáo viên cho học viên cả lớp xem thí nghiệm của mình trên cành mang hoa (hoa huệ), cành mang lá (cành dâu) để chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá.
- Giáo viên hướng dẫn hs cắt lát mỏng cành của nhóm --> quan sát bằng kính hiển vi.
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm những nhóm làm tốt.
- Đại diện nhóm:
+ Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
+ Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát ghi lại kết quả.
- Các nhóm thảo luận: chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân? Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?
- Đại diện 1 đến 2 nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.
Hoạt động 2: Tìn hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên yêu cầu hs hoạt động cá nhân sau đó thảo luận nhóm.
_ Lưu ý khi bóc vỏ --> bóc luôn cả mạch nào?
- Giáo viên nhận xét và giải thích nhân dân lợi dụng hiện tượng này để nhân giống cây trồng (chiết cành)
- Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? tại sao?
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây, trách tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây.
- Học viên đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 trang 55.
- Thảo luận nhóm 3 câu hỏi sgk/55
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung rút ra kiến thức.
- KL: chắt hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây. 
* Kết luận chung sgk/72
IV) Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên cho học viên trả lời câu hỏi 1.2 sgk, làm bài tập cuối bài tại lớp.
V) Dặn dò
- Học bài cũ, đọc mục em có biết, bài biến dạng của thân
- Chuẩn bị: của khoai tây có mầm, của xu hào, gừng, củ dong ta, một đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.
Tuần: 4. Tiết: /. Ngày soạn: 19/07/09
Biến dạng của thân
I) MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
1. Kiến thức: Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng: Quan sát mẫu thật, nhận biết kiến thức qua quan sát so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
II) Đồ dùng:
GV: Tranh vẽ hình 18.1, 18.2 sgk, một số mẫu thật
HV: chuẩn bị như hướng dẫn tiết trước.
III) Hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học viên.
2. Mở bài: Giáo viên giới thiệu câu mở đầu sgk
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tiến hành: 
a/ Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
- Giáo viên yêu cầu học viên quan sát các củ xem chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân.
- Lưu ý tìm củ su hào có chồi nách và gừng đã có chồi để học viên quan sát thêm.
- Giáo viên cho HV phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng. Tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này. Giáo viên lưu ý học viên bóc vỏ củ rong --> tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ --> lá
- Giáo viên cho học viên trình bày và tự bổ sung cho nhau.
- Cho học viên nghiên cứu sgk trả lời 4 câu hỏi sgk/58
- GV nhận xét và tổng kết: Một số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi ra hoa, kết quả.
b/ Quan sát thân cây xương rồng
- GV cho HV quan sát thân cây xương rồng, thảo luận câu hỏi.
+ Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
+ Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai?
+ Cây xương rồng thường sống ở đâu? Kể tên một số cây mọng nước?
- Giáo viên cho học viên nghiên cứu sgk và rút ra kết luận chung cho hđ1
- Đặt vật mẫu lên bàn quan sát, tìm xem có chồi, lá không?
- Quan sát + với tranh ảnh và gợi ý của giáo viên để chia củ thành nhiều nhóm. 
+ Đặc điểm giống nhau: 
+ Đặc điểm khác nhau:
Đại diện nhóm lên trình bày đáp án. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đọc thông tin sgk/58, trao đổi nhóm theo 4 câu hỏi sgk
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn trọc vào thân --> quan sát hiện tượng --> thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận: Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay dự trữ nước cho cây.
Hoạt động 2: Đặc điểm. Chức năng của một số loại thân biến dạng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV: cho HV hoạt động độc lập theo yêu câu sgk/59
- GV: treo bảng đã hoàn thành kiến thức để học viên theo dõi và sửa bài cho nhau.
- GV tìm hiểu số bài đúng và chưa đúng bằng cách gọi học viên giơ tay --> giáo viên sẽ biết được tỉ lệ học viên nắm được bài tại lớp.
- Hoàn thành bảng ở mục bài tập.
Đổi vở bài tập cho bạn cùng bàn, theo dõi bảng của giáo viên --> chữa chéo cho nhau.
- một học viên đọc to nội dung trong bảng của giáo viên. Lớp nghe và ghi nhớ kiến thức.
* Kết luận chung sgk
IV) Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên cho học viên làm bài tập tại lớp --> Thu 15 bài chấm ngay
V) Dặn dò
- Học bài và đọc mục em có biết
- Chuẩn bị một số lá như sgk /61/62. Một số cành dau đay, hoa hồng, dâm bụt, ổi, trúc đào, hoa sữa.
Tuần: 5. Tiết: 13. Ngày soạn: 20/07/09
kiểm tra 45 phút
I) MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
1. Kiến thức
+HV củng cố lại các kiến thức cơ bản đã học qua các chương: Tế bào thực vật, rễ, thân.
2. Kĩ năng:
 +Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm,phân tích tổng hợp.
II) nội dung kiểm tra
A/Đề bài:
Phần I/ Trắc nghiệm khách quan:
Câu1.Lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu:
1.Các nhóm sinh vật trong tự nhiên gồm:
A/ Động vật và thực vật. 	 B/ Động vật,thực vật và vi khuẩn
C/ Động vật, thực vật và nấm. 	 	 D/ Động vật, thực vật,vi khuẩn và nấm.
2.Thân dài ra là do:
A/ Sự lớn lên và phân chia tế bào. B/ Mô phân sinh ngọn.
C/ Chồi ngọn. 	 	 	 D/ Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
3.Thân to ra nhờ:
A/ Sự lớn lên và phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ. 
B/ Sự lớn lên và phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh trụ.
C/ Sự lớn lên, phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.	 D/ Sự sắp xếp các bó mạch gỗ và mạch rây trong thân.
Câu2.Cho các từ sau: Xen kẽ, mạch gỗ, mạch rây, xếp thành từng bó.
Em hãy lựa chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ(1)Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ (2)Trong rễ mạch gỗ, mạch rây 

File đính kèm:

  • docsinh 6HKI TRIEU.doc