Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Đào Thị Tâm - Tuần 16

 I.MỤC TÊU

Giúp HS: Biết đọc tên các ngày trong tháng.

Bước đầu biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch (tờ lịch tháng).

Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết có tháng có 30 ngày (tháng 11), có tháng có 31 ngày (tháng 12).

Củng cố về các đơn vị: ngày, tuần lễ.

-GDKNS: biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch. Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng trong cuộc sống thực tế.

II. CHUẨN BỊ

GV: Tờ lịch tháng 11.

HS: VBT

 

doc24 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Đào Thị Tâm - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- HS làm cá nhân tự tìm từ trái nghĩa vào phiếu học tập.
- HS thảo luận theo nhóm 5 chọn đáp án đúng nhất ghi vào bảng phụ.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV chốt đưa đáp án đúng.
- Nx + tuyên dương.
Gv giới thiệu thêm– Yêu cầu HS tìm thêm các từ trái nghĩa.
 Nhận xét 
HĐ 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?. 
Bài 2. 
-Hướng dẫn HS đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ?.
 Yêu cầu HS xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì ) thế nào ? 
1 HS làm bảng phụ.
Cả lớp làm VBT
GV chấm 1 số vở + Nhận xét
HĐ 3: Mở rộng vốn từ về vật nuôi .
Bài 3: Trò chơi nhanh tay lẹ mắt
- Gv đưa tranh các con vật theo thứ tự cách nhau.
- HS viết số thứ tự của con vật đó vào ô trống theo nhóm 4.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV đưa đáp án.
- Nhóm nào đánh số thứ tự tên các con vật đúng nhất, đủ nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.
Nhận xét
- Yêu cầu HS chỉ và gọi tên các con vật một lần nữa.
 Kể thêm các con vật nuôi khác mà em biết?
Gv gới thiệu thêm về tên gọi theo từng vùng miền và nơi sống.
Giáo dục Hs chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
GV giới thiệu tranh.Yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
 Xác định bộ phận Ai? Thế nào ? trong câu.
 Nhận xét
Dặn dò : về nhà làm bài vào vở bài tập. 
Chuẩn bị bài : MRVT: Từ ngữ về vật nuôi 
 Câu kiểu Ai thế nào ?
 Đặt câu theo kiểu Ai thế nào ?
 Củng cố từ chỉ đặc điểm.
 HS tìm vào bảng con
- HS thảo luận theo nhóm đôi, HS trình bày lớp nhận xét
- HS hiểu từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược với từ đã cho.
 tốt - xấu
 ngoan - hư ( lì lợm, bướng bỉnh )
 nhanh - chậm
 trắng - đen
 cao - thấp ( lùn )
 khỏe - yếu
- YC HS chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt câu, xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì ) thế nào?
VD: Con thỏ rất nhanh.
 Con rùa rất chậm.
 Bạn Thắng rất cao.
 Bạn Quyên rất thấp.
 Chữ bạn Nhi đẹp.
 Chữ bạn Nhựt còn xấu.
- HS thảo luận điền số vào ô trống. 
- HS trình bày lớp nhận xét. 
- HS chỉ và gọi tên các con vật.
Gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, trâu, bò, thỏ, cừu, dê, heo, chó...
- HS kể thêm các con vật nuôi khác.
( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
VD: Con voi rất to.
 Con thỏ rất nhỏ. 
Ghi nhận sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Chính tả (Tập chép)
Con chó nhà hàng xóm
I.MỤC TIÊU.
 1.Chép chính xác, trình bày đúng một đoạn tóm tắt truyện : “Con chó nhà hàng xóm”
 	Viết đúng và nhớ cách viết một số chữ khó : quấn quýt, bất động, giường.
 2.Làm đúng các bài tập phân biệt ui/uy, ch /tr,dấu hỏi /dấu ngã. 
 II.CHUẨN BỊ
 	GV:Viết sẵn bài chép ,bài 2,3b 
 	HS:VBT, vở trắng 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Viết lại từ sai phổ biến tiết trước.
GV đọc Hs viết: nhấc lên, giải nhất.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn tập chép(18 phút)
MT: Giu1p học sinh viết đúng đẹp đoạn chính tả
 1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn tập chép
 Gv đọc bài chép
 * GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài.
 - Trong đoạn văn nói về tình cảm của Bé và Cún ntn ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
* Hướng dẫn HS nhận xét
-Trong bài chép vì sao từ “Bé” phải viết hoa? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Trong hai từ bé ở câu : “ Bé là một cô bé yêu loài vật .” Từ nào là tên riêng ?
*Viết từ khó.Hướng dẫn HS phân tích, so sánh
 Nhận xét
 3.Chép bài vào vở
Gv cầm nhịp để học sinh viết.
 Theo dõi nhắc nhở HS
4.Chấm, chữa bài
 Yêu cầu HS đổi vở dò bài viết với bài trên bảng, gạch lỗi. 
 Chấm 5- 6 vở
 Lưu ý HS lỗi sai phổ biến
HĐ 2: Làm bài tập chính tả.(12 phút)
Bài 2/SGK/ 131
 - Hướng dẫn Hs phân biệt ui/ uy.
Bài 3b /SGK Hướng dẫn Hs phân biệt 
 Thu 5-6 vở chấm
 Lưu ý HS lỗi sai
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Lưu ý HS lỗi sai phổ biến, phân biệt ui/ay, dấu hỏi /dấu ngã. 
 Dặn dò :về nhà viết lỗi sai .Làm bài tập 3a vào VBT 
Chép luyện viết bài :Trâu ơi.
Biết phân biệt âc/ât. (bảng con)
-Nắm được MĐ-YC của tiết học
 -Nghe –theo dõi- 2HS đọc bài
-Nắm nội dung bài chép: Tình bạn giữa Bé và Cún con thật thắm thiết .
Biết từ “Bé” là tên riêng phải viết hoa.
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
-Biết so sánh, phân tích viết đúng từ :quấn quýt, thắm thiết, bất động, giường.
-Ngồi viết đúng tư thế, viết chính xác, đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp.
-Biết tự nhận ra lỗi sai.
(VBT –bảng nhựa ). Tìm tiếng phân biệt ui/ uy. 
VD:- núi non, túi áo, múi bưởi, .. .
 - lũy tre, suy nghĩ, tùy ý, huy hiệu,
 (VBT- Bảng nhựa) Tìm tiếng phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã .
- nhảy, củ, phải
- gỗ, ngã, những 
 nhận xét
Ghi nhận sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Ngày dạy :Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tập đọc
Thời gian biểu
I.MỤC TIÊU
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
Đọc đúng các số chỉ giờ .
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng.
Đọc chậm, rõ ràng, rành mạch.
 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu.
	 Hiểu các từ ngữ trong bài.Thời gian biểu.
 	 Hiểu tác dụng của thời gian biểu, cách lập thời gian biểu, từ đó biết lâp thời gian biểu cho hoạt động của mình.	
- GDKNS: Qua bài học HS có ý thức lập thời khóa biểu cho mình .
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết sẵn câu hướng dẫn đọc
 HS: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5')
Đọc bài : Con chó nhà hàng xóm - TLCH 1, 4, / SGK/ 129 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 2 : Luyện đọc .(15 phút)
1-Giới thiệu bài
2-Luyện đọc 
Gvđọc mẫu toàn bài
Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu (dòng )
Hướng dẫn đọc các số chỉ giờ. 
b.Đọc từng đoạn trước lớp.( buổi ) 
4 đoạn 
Gv hướng dẫn đọc
Hướng dẫn Hs ngắt nghỉ. 
Giải nghĩa từ( chú giải)
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
d.Thi đua giữa các nhóm
Nhận xét - tuyên dương
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài(10 phút)
Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Đây là lịch làm việc của ai ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Phương Thảo ghi các việc cần làm hàng ngày vào TGB để làm gì ?
- TGB ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác với ngày thường ?
Hoạt động 4: Luyện đọc lại(5 phút)
GV tổ chức cho chơi trò chơi : “ Truyền điện”
HS 1 nói thời gian VD: 15 giờ 30 đến 16 giờ 30 – HS 2 nói công việc tương ứng.
 Nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- TGB có tác dụng gì ?
- Những ai có TGB – đã thực hiện theo TGB ?
 Giáo dục HS: Nên lập TGB để sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, có kế hoạch, làm cho công việc có hiệu quả và làm đầy đủ các công việc.
Dặn dò :Về nhà đọc lại bài
 Đọc trước bài tập đọc Tìm ngọc
Đọc trơn, ngắt nghỉ hợp lí. Biết thể hiện giọng đọc biết phân biệt giọng kể, giọng nhân vật.
 (2HS )
-Nghe theo dõi
( Chú ý rèn phát âm cho HS TB, Y )
-Nối tiếp nhau đọc từng dòng
 Đọc trơn, đọc đúng các số chỉ giờ : 
6 giờ đến 6 giờ 30 ( sáu giờ đến sáu giờ ba mươi ) ( CN – ĐT)
 -Nối tiếp nhau đọc đoạn..( buổi ) 
Nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu câu.đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch. ( HS G,K đọc trước HS TB, Y đọc lại)
- Đọc đúng câu (CN )
- 6 giờ đến 6 giờ 3.// Ngủ dậy,/ tập thể dục,/ vệ sinh cá nhân.// 
-Hiểu nghĩa từ( chú giải) ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
-Luân phiên nhau đọc
- Nối tiếp nhau đọc
Hiểu tác dụng của TGB: nhớ việc và làm các công việc một cách thong thả, đều đặn, đúng lúc và hợp lí. Biết cách lập TGB.
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
Ghi nhận sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đạo đức
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
I.MỤC TIÊU
Giúp HS hiểu :
 1. Vì sao cần giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng
 Cần làm gì và trách những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng .
 2. Học sinh biết giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng .
 3. Có thái độ tôn trọng những qui định về trật tự vệ sinh nơi công cộng .
- GDKNS:Giác dục HS kĩ năng ra quyết định, tư duy phê phán,hợp tác và có ý thức giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II.CHUẨN BỊ
 Gv : Tranh BT 1 , 2 / VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Phân tích tranh 10`
-MT: HS biết vì sao cần giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng
GV yêu cầu HS quan sát hình Bài tập 1 / VBT 
Tìm hiểu nội dung tranh.
- Đoán xem việc chen lấn, xô đẩy như vậy có tác hại gì ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Qua sự việc này các em rút ra điều gì ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
 Nhận xét- chốt ý
Kết luận : Một số HS chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho buổi biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng .
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống 10` 
-MT: HS biết cần làm gì và trách những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
GV treo tranh – Yêu cầu HS nêu nội dung tranh. 
Yêu cầu HS nêu phán đoán.
Kết luận : Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường xá có khi còn gây nguy hiểm cho người xung quanh . Vì vậy cần gom rác lại bỏ vào bịch để khi xe dừng bỏ vào nơi quy định. Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng.
Hoạt động 3: Đàm thoại 15`
- MT: Biết những nơi công cộng : bệnh viện, trường học, UBND, chợ. 
- Các em biết những nơi công cộng nào ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Nơi đó để làm gì ?
- Để giữ vệ sinh nơi công cộng các em cần làm những gì, tránh những việc gì ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Giữ vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì ? 
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)( nhóm đôi )
Gọi HS báo cáo 
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Kết luận chung : Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người... Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng giúp cho quang cảnh đẹp, mát, có lợi ích cho sưc khỏe.
Dặn dò :Thực hành giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Chuẩn bị bài Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. 
Quan sát, hiểu nội dung tranh: Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ, có một số HS xô đẩy nhau. Có tác hại : té ngã, gây ồn ào, ảnh hưởng đến người khác.
Cần giữ trật tự nơi công cộng.
Quan sát và biết : Trên xe một bạn nhỏ tay cầm lá bánh và nghĩ: “ Bỏ rác vào đâu bây giờ ?”
HS nêu phán đoán : 
VD: Bỏ rác vào túi quần.
 Bỏ rác xuống đường.
 Bỏ vào bịch xuống xe bỏ vào nơi bỏ rác.
 Bỏ rác xuống sàn xe.
- HS nêu những nơi công cộng : bệnh viện, trường học, UBND, chợ. 
Bệnh viện : là nơi khám bệnh, chữa bệnh.
Trường học : là nơi học tập 
Chợ : là nơi để mọi người mua , bán.
Đến nơi công cộng cần giữ trật tự , không nói lớn gây ồn ào, bỏ rác đúng nơi quy định, không bỏ rác bừa bãi, đại tiểu tiện đúng nơi quy định...
Làm cho quang cảnh đẹp hơn, thoáng mát. Công việc của mọi người thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi ích cho sức khỏe.
Ghi nhận sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Thủ công
Gấp, cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều (tiết 2)
I.MỤC TIÊU 
 	Giúp HS biết cách gấp , cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
HS gấp, cắt dán được biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
 	Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông .
 II.CHUẨN BỊ
 	GV:Mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
 	 HS: Giấy, kéo ….
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
GV yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
Hoạt động 2: Thực hành (25 phút)
Chia 4 nhóm 
GV yêu cầu HS gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
Trình bày sản phẩm.
 Nhận xét- tuyên dương (cá nhân, nhóm).
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tham gia giao thông” 
2 HS đeo biển báo giao thông - 2 HS lái ô tô, xe đạp
 Nhận xét bạn nào đi đúng luật giao thông. 
GV nhắc nhở HS không đi xe vào đoạn đường có biển báo cấm xe đi ngược chiều.
 Dặn dò: Chuẩn bị giấy tiết sau học gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi..
 Nhớ các bước gấp, cắt.
 Bước 1: Gấp, cắt biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều.( biển báo cấm xe đi ngược chiều )
- Cắt hình tròn màu xanh ( đỏ )
- Cắt chân (HCN dài 14 ô, rộng 1 ô)
- Cắt hình chữ nhật màu trắng dài 4 ô, rộng 1 ô ).
 Bước 2: Dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều ( biển báo cấm xe đi ngược chiều)
Bước 3: Dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều ( biển báo cấm xe đi ngược chiều) 
Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều .
 Dán phẳng không nhăn.
Nhận xét
 Ghi nhận sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Toán
Ngày tháng
 I.MỤC TÊU
Giúp HS: Biết đọc tên các ngày trong tháng.
Bước đầu biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch (tờ lịch tháng).
Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Biết có tháng có 30 ngày (tháng 11), có tháng có 31 ngày (tháng 12).
Củng cố về các đơn vị: ngày, tuần lễ.
-GDKNS: biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch. Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng trong cuộc sống thực tế.
II. CHUẨN BỊ 
GV: Tờ lịch tháng 11.
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gv đọc giờ : 2 giờ, 6 giờ, 18 giờ, 23 giờ - HS quay kim đồmg và đọc giờ.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 2: Giới thiệu các ngày trong tháng (12 phút)
v Treo tờ lịch tháng 11 năm 2011.
- Đây là lịch tháng mấy ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
- Lịch tháng cho ta biết điều gì ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
* Yêu cầu HS đọc tên các cột.
- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Ngày 01 tháng 11 vào thứ mấy ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
* Yêu cầu HS lên chỉ vào ô ngày 01 tháng 11.
* Yêu cầu HS lần lượt tìm các ngày khác trong tháng,xác đình ngày đó là thứ mấy ?
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
Yêu cầu HS đọc các ngày
Yêu cầu HS quan sát các tháng trong năm – Nhận xét số ngày ( nhóm đôi )
Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
Bài 1/SGK /79
-MT: -Biết đọc, viết ngày, tháng
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp làm SGK
Bài2 / SGK /79
-MT: Điền được các ngày còn thiếu trong tháng. Biết ngày, thứ trong tháng 
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, sau đó nêu miệng ý b
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
- Tổ chức trò chơi ?
GV treo tờ lịch tháng 11 – yêu cầu HS chơi tiếp sức- truyện điện
VD: HS 1 nói : Ngày 5 tháng 11 là thứ mấy ? HS 2 trả lời : Là thứ Hai 
Dặn dò : Về nhà thực hành xem lịch, mỗi em chuẩn bị tờ lịch tháng .
Chuẩn bị bài Tực hành xem lịch
Củng cố cách xem giờ đúng và đọc tên giờ.
-Biết tờ lịch cho ta biết các thứ, ngày trong tháng.
-Biết xem lịch: xem ngày, thứ trong tháng. 
-Biết đọc các thứ, ngày, trong tháng.
-Biết có tháng có 30 ngày, có tháng có 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày.
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Vài Hs nêu miệng nối tiếp
Ngày bảy tháng mười một: ngày 7 tháng 11
- HS làm vào SGK
a)-Điền được các ngày còn thiếu trong tháng.
- HS trao đổi theo cặp , vài cặp nêu lớp nhận xét
b)Biết ngày, thứ trong tháng.
Ghi nhận sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày dạy :Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013
Chính tả (Nghe –viết)
Trâu ơi
I.MỤC TIÊU.
 	 Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát . Từ đoạn viết củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
 Làm đúng bài tập phân biệt ao/au,dấu hỏi / dấu ngã.
 II.CHUẨN BỊ
 	 GV: Bảng phụ ghi bài tập. 
 	 HS: VBT, vở trắng 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
 GV yêu cầu HS viết từ sai phổ biến của bài trước.
Viết từ : tàu thủy, đen thui
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 2: Hướng dẫn nghe viết.(18 phút)
1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn nghe viết.
 Gv đọc bài viết
 - Bài ca dao là lời nói của ai với ai ? ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
 - Bài ca dao cho thấy tình cảm của người nông dân với con trâu ntn ? ( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
- Bài ca dao có mấy dòng ? 
- Chữ đầu của mỗi dòng viết như thế nào ? 
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào ? 
- Nên trình bày ntn? 
- Viết từ khó :h/d phân tích, so sánh. 
( Chú ý rèn viết từ khó cho HS TB, Y)
 3.Viết bài vào vở
 GV đọc HS viết
4.Chấm, chữa bài
 GV đọc lại bài, đánh vần các chữ khó.Yêu cầu HS đổi vở dò lỗi. 
 Chấm 5- 6 vở
 Lưu ý HS lỗi sai phổ biến
HĐ 2:Làm bài tập chính tả.(12 phút)
Bài 2/SGK. Chia 4 nhóm 
 Hướng dẫn HS phân biệt ao /au
Bài 3b / SGK 
Hướng dẫn Hs phân biệt dấu hỏi / dấu ngã. 
 Thu 5-6 vở chấm
 Lưu ý HS lỗi sai
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
. Lưu ý HS lỗi sai phổ biến
 Lưu ý phân biệt ao/ au, dấu hỏi / dấu ngã, viết đúng chính tả . 
 Dặn dò :về nhà viết lỗi sai – làm thêm bài tập 3a vào vở bài tập
 Chuẩn bị bài Tìm ngọc.
Phân biệt ui/ uy. Viết đúng từ
 (bảng con)
-Nắm được MĐ-YC của tiết học
-Nghe –theo dõi- 2HS đọc bài
 Nắm nội dung bài : Bài ca dao là lời nói của người nông dân với con trâu. Người nông dân rất yêu quý con trâu, nói chuyện với con trâu như với một người bạn.
Biết bài thơ có 6 dòng . Viết theo thể thơ lục bát. Chữ đầu dòng viết hoa
( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
( HS G,K nêu HS TB, Y Nhắc lại)
-Biết so sánh, phân tích viết đúng từ : ngoài ruộng, nghiệp nông gia, quản công .
 Ngồi viết đúng tư thế, viết chính xác, đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp. Câu 6 chữ lùi vào 2 ô, câu 8 chữ lùi vào1 ô.
-Học sinh dò bài viết với SGK soát lỗi, tự nhận ra lỗi sai .
Thi tìm tiếng chỉ khác nhau vần ao/ au. 
VD: báo - báu đao - đau
 cao - cau mào - màu
 cháo - cháu sao - sau 
 nhao - nhau lao - lau
VBT- bảng nhựa
ngả mũ ngã ba 
nghỉ ngơi suy nghĩ 
đổ rác đỗ xanh
vẩy cá vẫy tay
Ghi nhận sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tâp viết
Chữ hoa: O
I.MỤC TIÊU 
 Rèn kĩ năng viết chữ .
 	Viết chữ hoa O theo cỡ vừa và nhỏ đúng mẫu.
Viết câu ứng dụng: Ong bay bướm lượn, đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. II.CHUẨN BỊ
 	GV:Chữ mẫu O –Bảng phụ viết câu ứng dụng 
 	 HS: vở tập viết
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Yêu cầu HS viết N (hoa) 
 Nhắc lại câu ứng dụng: viết Nghĩ 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa(8 phút)
1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn viết chữ hoa.
 GV gt chữ O (hoa).Yêu cầu hs quan sát nhận xét.
 -Nhận xét về độ cao, cấu tạo?
 GV đồ trên chữ mẫu miêu tả cấu tạo, cách viết.
 GV viết mẫu O hoa - vừa viết vừa nêu cách viết. 
 H/D viết bảng con 
 Nhận xét-sửa sai
HĐ 2:Viết câu ứng dụng (7 phút)
 Yêu cầu hs quan sát và nhận xét, độ cao khoảng cách các con chữ .
GV viết mẫu : Ong
 Lưu ý hs điểm nối nét 
 H/D viết bảng con 
 Nhận xét- sửa sai
Hoạt động 4:Viết vào vở (13 phút) 
Nêu yêu cầu viết

File đính kèm:

  • doctuần 16.doc